Đồng hồ trên Trái đất sẽ không c̣n 24 giờ và thay đổi hoàn toàn thành 25 giờ do tốc độ quay quanh trục của hành tinh ngày càng chậm hơn.
Một ngày sẽ càng dài thêm
Mặt Trăng đang ngày càng rời xa Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đă khám phá ra rằng, Mặt Trăng đang ngày càng rời xa Trái Đất, và điều này sẽ khiến hành tinh của chúng ta quay chậm hơn, làm một ngày dài hơn.
Nghiên cứu được công bố cho thấy vào khoảng 1,4 tỷ năm trước, một ngày trên Trái Đất mới chỉ dài 18 tiếng. Điều này có nguyên nhân phần nào do mặt trăng ở gần hơn và ảnh hưởng đến cách Trái Đất tự quay quanh trục.
Theo Telegraph, hiện tại mặt trăng đang di chuyển ra xa Trái Đất với tỷ lệ khoảng 3,82 cm một năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng 200 triệu năm tới, chúng ta sẽ tiến tới thời điểm mà mỗi ngày trên Trái Đất dài 25 tiếng.
Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất Đại học Wisconsin-Madison cũng là đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: “Khi Mặt Trăng di chuyển ra xa, Trái Đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật sẽ quay chậm lại khi vươn cánh tay ra ngoài".
Đó là bởi v́ chuyển động của Trái Đất phần nào được quyết định bởi các thực thể xung quanh nó, như các hành tinh khác và Mặt Trăng, những thực thể tác động lực lên nó.
Sự thay đổi của lực này có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Trái Đất cũng như quỹ đạo nó tự quay quanh ḿnh. Những biến đổi này gọi là ṿng tṛn Milankovich, quyết định cách ánh sáng mặt trời được phân phối trên Trái Đất, từ đó quyết định nhịp độ quay và khí hậu của Trái Đất.
Trải qua hàng tỷ năm, thời gian trên Trái Đất đă thay đổi đáng kể do hệ Mặt trời có nhiều thành phần di chuyển, bao gồm các hành tinh khác xoay xung quanh Mặt trời.
Khi nào một ngày có 25 giờ?
Nhưng khi nào sẽ xảy ra ngày 25 giờ? Các nhà khoa học cho biết khoảng 200 triệu năm nữa. Đó là điều không làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên v́ điều này đă từng xảy ra trước đây. Trên thực tế, 1,4 tỷ năm trước, một ngày dài 18 giờ 41 phút, và trong thời đại khủng long, một ngày dài 23 giờ.
Nghiên cứu liên quan đến sự dịch chuyển của Mặt trăng do nhóm giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) thực hiện. Họ nhận thấy hiện Mặt trăng đang dần dần dịch chuyển ra xa Trái đất với tốc độ 3,81cm/năm.
Khi Mặt trăng di chuyển ra xa hơn, tác động lực hấp dẫn thay đổi của Mặt trăng lên Trái đất sẽ làm chậm chuyển động quay của Trái đất, từ đó khiến thời gian một ngày trên Trái đất càng dài hơn.
Nhà địa chất học Stephen Meyers - giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison, trưởng nhóm nghiên cứu - giải thích: "Khi Mặt trăng di chuyển ra xa, Trái đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang quay chậm lại khi họ dang tay ra".
Tuy nhiên theo giáo sư Stephen Meyers, tốc độ 3,81cm/năm là rất chậm. Nếu duy tŕ tốc độ này, ước tính mất đến khoảng 200 triệu năm, thời gian một ngày của Trái đất mới kéo dài đến 25 giờ.
Đến một thời điểm, Mặt trăng sẽ đạt đến một khoảng cách ổn định và chỉ có thể nh́n thấy được một phía từ Trái đất.