Mỗi khi khách ghé vào mua nhăn, vợ chồng chị bán hàng lại nhanh nhảu kể câu chuyện sự tích cây nhăn... Miền và người trồng nó qua đời v́ bạo bệnh.
Chưa năm nào nhăn tại miền Bắc lại được mùa như năm nay. Nhưng trái với niềm vui bội thu, người trồng nhăn lại buồn thê thảm v́ rớt giá, có nơi giá nhăn chỉ bằng ¼ năm ngoái. Tiếc nhăn, người trồng phải gồng gánh nhăn lên phố bán lẻ từng cân.
Nhăn rớt giá, người trồng không buồn trẩy
Gia đ́nh bà Nguyễn Thị Lệ (Bảo Hà, Lào Cai) có 11 gốc nhăn. Mùa nhăn năm ngoái, bà Lệ cho biết thu cả vườn chưa nổi 1 tạ nhăn nhưng giá nhăn cao nên bà cũng đỡ xót ruột phần nào. Năm nay, 11 gốc nhăn nhà bà cho thu hoạch hơn một tấn quả nhưng "chưa bao giờ, nhăn lại rẻ đến thế", bà Lệ buồn rười rượi.
Tại vườn nhà bà, mỗi cân nhăn người đến mua chỉ được giá 2.000 đến 3.000 đồng, trong khi đó bán lẻ ngoài chợ cũng chỉ cao hơn vài trăm lẻ. Bà Lệ than thở: “Nhăn sai lắm, giá rẻ mà trẩy măi không hết quả nên người trẩy cũng chán, không muốn thu hoạch mà người mua cũng không mấy mặn mà v́ giá thấp nên khó có thể bán vênh cao hơn".
Tiếc vườn nhăn, bà Lệ mang nhăn xuống tá túc nhà người quen ở Hà Nội để bán rong kiến tiền. Giá nhăn loại b́nh thường tại đây khoảng 18 đến 23 ngh́n đồng/kg. Mỗi ngày bà Lệ bán ra được khoảng gần 1 tạ nhăn, thu về được khoản tiền kha khá.
Người dân mang nhăn ra đường bán lẻ ở Hà Nội. Ảnh TTX
“Xuống dưới này bán cực lắm nhưng cũng c̣n dư được đồng tiền, ở trên kia mang cả tải nhăn ra chợ bán cũng chỉ được vài chục ngh́n đồng là cùng”, bà Lệ tính toán.
Cùng cảnh ngộ với gia đ́nh bà Lệ, gia đ́nh nhà chị Hoa (Khoái Châu, Hưng Yên) cũng rơi vào cảnh "cơng" nhăn đi bán lẻ từng cân.
Theo chị Hoa, mọi năm lái buôn vào tận vườn nhăn nhà chị thu mua nhưng năm nay họ đến trả từ 6 đến 8 ngh́n đồng/kg nhăn ghép, nhăn cùi. Tiếc công chăm, trồng... chị Hoa và chồng chở nhăn bằng xe máy lên tận Hà Nội bán lẻ.
Tuy nhiên, lên đến Hà Nội, vợ chồng chị Hoa vấp phải không ít khó khăn v́ không quen đường xá, khó cạnh tranh với lái buôn cũng như có rất nhiều người giống hoàn cảnh của chị mang nhăn từ quê lên bán.
Theo ghi nhận của phóng viên, 1 kg nhăn lồng Hưng Yên "xin" bán tại thị trường Hà Nội có giá 50 ngh́n đồng/kg, nhăn hương 25 ngh́n đồng/kg, các loại nhăn ghép Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam có giá từ 12 đến 20 ngh́n đồng/kg.
Tiếp thị bằng “sự tích cây nhăn”
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại nhăn quả to, nh́n bề ngoài rất giống với nhăn lồng Hưng Yên nhưng giá bán lại chỉ bằng phân nửa nhăn lồng. Người bán gọi đây là giống nhăn Miền.
Người bán hàng tại đường Cầu Giấy, Hà Nội rôm rả giới thiệu: “Mua nhăn Miền đi các bác ơi, người ghép cây nhăn này đă mất rồi nên người ta nhớ đến và đặt tên cho loại nhăn này là nhăn Miền. Nhăn ngon, ít cành và hàng tươi ngon vừa trẩy”.
Mỗi khi có khách ghé vào mua nhăn, vợ chồng chị bán hàng lại thao thao bất tuyệt kể về sự tích cây nhăn Miền và người trồng nhăn ở Hưng Yên.
Theo lời kể của người bán hàng: “Một thanh niên tên Miền, sau khi nghiên cứu ghép loại nhăn này thành công anh ta đă bị máu trắng và qua đời, tạo nên một thương hiệu nhăn mới”. Sự tích này c̣n xa lắm với người Hà Nội nhưng có lẽ thương người ghép cây nên nhiều người dừng chân mua loại nhăn Miền. Xét cho cùng, đây cũng là một cách quảng bá h́nh ảnh nhăn quê hương của những người nông dân chân chất.
Người thanh niên này chở nhăn bằng xe máy từ Hưng Yên lên Hà Nội bán lẻ
Trong khi phải "cơng" từng cân nhăn dưới quê lên phố bán, người bán hàng c̣n gặp phải sự cạnh tranh từ các loại nhăn nhập ngoại khác như nhăn Thái Lan, nhăn Trung Quốc.
Chị Bích (Tiên Lữ, Hưng Yên), bán lẻ nhăn hương chi trên đường Hoàng Văn Thụ than thở: Khách họ hỏi nhăn ta hay nhăn Thái, chị trả lời nhăn ta nhưng nhiều khách không mặn mà, bỏ đi luôn. “Ḿnh cứ nghĩ nói nhăn ta họ thích, không ngờ lại thế”, chị Bích cho biết.
Hiện tại, nhăn được gắn mác Thái Lan được bán với giá 30 đến 35 ngh́n đồng/kg, thấp hơn giá nhăn lồng Hưng Yên khoảng 40% nên được nhiều người ưa chuộng v́ "biết chắc là nhăn Thái, không phải nhăn lồng giả mà chất lượng cũng không thua kém là bao".
Lan Chi
(theo GDVN)