Chỉ số Nikkei trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo chốt phiên 5/8/2024 với mức giảm 12,4%, đánh dấu mức giảm điểm lớn nhất trong lịch sử. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Politico, t́nh trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán lan rộng khắp thế giới, bắt đầu từ Nhật Bản, nơi chỉ số Nikkei sụt giảm hơn 12%. Đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ khi thị trường toàn cầu sụp đổ năm 1987. Sau đó, xu hướng giảm đă lan từ Nhật Bản sang châu Âu và Mỹ, nơi các chỉ số chứng khoán lớn giảm hơn 2%.
Sự thay đổi này là đáng ngạc nhiên. Chỉ vài tuần trước, các nhà kinh tế và nhà dự báo đă lạc quan khi lạm phát giảm dần và tăng trưởng bền vững ở Mỹ. Đây là hai yếu tố kết hợp có thể mang lại cho Phó Tổng thống Kamala Harris sức thuyết phục mạnh mẽ trước cử tri. Tuy nhiên, thị trường việc làm suy yếu đă làm dấy lên lo ngại rằng “tuần trăng mật” của bà Harris sẽ không kéo dài, ngay cả khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần như tuyên bố chiến thắng trước lạm phát và có kế hoạch sớm bắt đầu nới lỏng chính sách.
Ông John Lynch, Giám đốc đầu tư của Comerica Wealth Management, nhận định trong một bản cập nhật thị trường: “Chỉ chưa đầy hai tuần kể từ khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, khi thị trường chứng khoán tăng điểm ở mức gần như kỷ lục, nhưng ngày càng có nhiều người có tâm lư cho rằng Fed đă chờ đợi quá lâu mà chưa cắt giảm lăi suất… Mặc dù chúng tôi không hoàn toàn tin vào cách giải thích mới, nhưng có một điều có vẻ chắc chắn là sẽ có nhiều biến động hơn ở phía trước”.
Tại sao thị trường chứng khoán lại chao đảo?
Bốn câu hỏi lớn ở Mỹ sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh- Ảnh 2.
Chốt phiên 5/8/2024 trên sàn giao dịch New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.033,99 điểm (2,6%) xuống 38.703,27 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 160,23 điểm (3%), c̣n 5.186,33 điểm, trong khi đó chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 576,08 điểm (3,43%) xuống c̣n 16.200,08 điểm. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường luôn hướng tới tương lai nên luôn theo dơi chặt chẽ các chỉ số kinh tế để biết Mỹ có thể hướng tới đâu. Ngày 2/8, Bộ Lao động Mỹ thông báo tỷ lệ thất nghiệp đă tăng cao hơn dự kiến, báo hiệu nền kinh tế đang chậm lại và làm dấy lên lo ngại rằng Mỹ có thể không tránh khỏi suy thoái. Một trong những điều mà giá cổ phiếu phản ứng là lợi nhuận dự kiến trong tương lai của các công ty mà họ đang đầu tư. Do đó, tốc độ tăng trưởng chậm hơn đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn.
Xu hướng bán tháo đặc biệt tập trung vào các cổ phiếu công nghệ vốn từng đẩy chỉ số thị trường lên cao một cách không cân xứng, ví dụ như cổ phiếu của nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo Nvidia.
Ông Kevin Gordon, Giám đốc nghiên cứu đầu tư cấp cao tại Charles Schwab, cho biết: “Tôi thực sự nghĩ rằng phần lớn câu chuyện chỉ là xóa bỏ tất cả những cổ phiếu đă tăng giá quá cao trong năm nay”.
Ngoài ra c̣n có nhiều yếu tố góp phần gây ra đợt bán tháo này. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đă tăng lăi suất và nói rằng chi phí vay có thể tăng thêm. Ngược lại, Fed báo hiệu có thể sẽ cắt giảm lăi suất ngay khi lạm phát giảm bớt. Báo cáo cho thấy t́nh h́nh việc làm ở Mỹ không khả quan đă củng cố dự báo rằng Fed có thể giảm chi phí vay nhanh hơn dự kiến.
Do đó, đồng tiền của Nhật Bản đă mạnh lên rất nhiều so với đồng USD, gây sức ép lên các nhà đầu tư như các quỹ pḥng hộ vốn đă vay đồng yên giá rẻ để đầu tư vào tài sản Mỹ nhưng giờ đồng yên lại đắt hơn. Điều này khiến họ phải vật lộn để huy động tiền, khiến thị trường hỗn loạn.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ư là nhiều nhà giao dịch chỉ lợi dụng những thời điểm biến động như thế này để mua vào bán ra, do đó làm tăng thêm biến động.
Có phải Mỹ đang hướng tới một cuộc suy thoái?
Không ai biết chắc chắn, nhưng t́nh h́nh hiện nay có vẻ chưa giống một cuộc suy thoái.
Tâm lư sợ hăi đă tăng lên kể từ ngày 2/8 v́ tỷ lệ thất nghiệp đă tăng đủ trong năm qua để kích hoạt một ngưỡng thống kê, được gọi là quy tắc Sahm. Đây vốn là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang ở giai đoạn đầu của suy thoái.
Nhưng nền kinh tế Mỹ thực tế vẫn có vẻ ổn: Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,3%, chỉ cao hơn khi so sánh với mức 3,4% vào đầu năm 2023. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chính được tuyển dụng cao nhất kể từ năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp tăng phần lớn chỉ là do có nhiều người đang t́m việc làm hơn, bao gồm cả người nhập cư.
GDP của Mỹ tăng trưởng với tốc độ 2,8% trong quư 2 năm nay, nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là khi lăi suất đang ở mức cao.
Bà Claudia Sahm, người tạo ra quy tắc Sahm, nói rằng bà nghĩ kinh tế Mỹ không suy thoái và lần này quy tắc của bà có thể không đúng.
Nhưng có một điều có vẻ rơ ràng: Nền kinh tế Mỹ đang chậm lại. Câu hỏi là chậm lại ở mức nào và với tốc độ như thế nào.
Có phải Fed đă đợi quá lâu để cắt giảm lăi suất?
Đó là một lời chỉ trích mà Fed đang đối mặt. Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren nói rằng Fed đă sai lầm nghiêm trọng khi không quyết định hạ lăi suất.
Nhưng nếu tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên hoặc thậm chí giảm trong tháng 8, điều đó có thể làm dịu đi nỗi lo sợ rằng các điều kiện kinh tế ở Mỹ đang xấu đi nhanh chóng. Fed dự kiến cắt giảm lăi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 và các quan chức Fed có thể quyết định giảm lăi suất với mức lớn hơn 1/4 điểm phần trăm tại cuộc họp đó.
Tuy nhiên, hiện tại, Fed dường như không hoảng sợ. Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago là ông Austan Goolsbee đă nhận định với kênh CNBC rằng có vẻ như nền kinh tế không đang suy thoái và nói rằng Fed nên thận trọng khi đưa ra quá nhiều kết luận từ một điểm dữ liệu.
Nhưng ông cũng đưa ra lời đảm bảo rằng Fed đang chú ư: “Tôi thực sự nghĩ rằng các bạn muốn hướng tới tương lai xem nền kinh tế sẽ hướng tới đâu để đưa ra quyết định”.
Tác động ra sao với bầu cử Tổng thống Mỹ?
Đảng Cộng ḥa đă nắm bắt ngay tin tức về thị trường chứng khoán và gọi đây là là #KamalaCrash (tạm dịch: Sụp đổ do Kamala). Nhưng thị trường luôn thay đổi và có thể sẽ tăng trở lại trong những tuần trước cuộc bầu cử, điều này sẽ khiến việc đưa ra thông điệp chính trị liên quan Phố Wall trở nên khó khăn hơn.
Hầu hết các nhà đầu tư cho rằng t́nh trạng suy giảm vừa xảy ra trên thị trường chứng khoán không liên quan đến chiến dịch bầu cử, mặc dù bất ổn chính trị chắc chắn là một điều mà thị trường đang xem xét.
Trong khi đó, nhà thăm ḍ dư luận của đảng Cộng ḥa Frank Luntz cảnh báo về sức mạnh chính trị của thị trường chứng khoán. Ông Luntz cho biết trong một bài đăng trên X: “Tôi đă nghiên cứu các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến kết quả chính trị trong nhiều năm nay. Tôi có thể khẳng định rơ ràng rằng thị trường chứng khoán không quan trọng, không giúp ích ǵ cho ông Trump khi thị trường đi lên và sẽ không gây tổn hại cho bà Harris khi thị trường đi xuống”.
Tuy nhiên, nếu chứng khoán tiếp tục giảm, điều đó có thể trùng hợp với những tin xấu về nền kinh tế và bản thân điều này sẽ là một thách thức đối với bà Harris.
Giá cổ phiếu Nhật Bản phục hồi mạnh trong phiên giao dịch ngày 6/8 sau khi chỉ số Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước đó. Các thị trường khác ở châu Á - Thái B́nh Dương cũng mở cửa với sắc xanh. Trong phiên giao dịch ngày 6/8, chỉ số Nikkei 225 tăng 11% trong khi chỉ số Kospi (Hàn Quốc) tăng 4,2%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) tăng 1%.
VietBF@sưu tập