Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, trong đó có đến 600.000 đến 800.000 người lớn tuổi. Hơn 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị "Gánh nặng bệnh tật của phế cầu trên người trưởng thành - vai tṛ của vắc-xin phế cầu cộng hợp" do Hội Y học Dự pḥng Việt Nam vừa phối hợp tổ chức.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh viêm phổi, viêm màng năo, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết trên toàn thế giới. Người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim mạn tính, có nguy cơ cao mắc thêm bệnh phế cầu khuẩn. Không những là nguyên nhân khiến tỉ lệ nhiễm trùng cao, phế cầu khuẩn c̣n gây tử vong do mắc các bệnh liên quan, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người cao tuổi.
Theo PGS. Đỗ Văn Dũng, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh phế cầu ở người trưởng thành bao gồm tuổi tác, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, và t́nh trạng miễn dịch suy yếu như những người mắc bệnh HIV, ung thư huyết học, suy thận mạn hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch; bệnh phổi, gan mạn tính; đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong khi đó, theo thống kê riêng tại Việt Nam, chi phí điều trị trung b́nh cho mỗi bệnh nhân viêm phổi dao động trung b́nh từ 15-23 triệu đồng và thời gian nằm viện trung b́nh là từ 6-13 ngày. V́ vậy, dự pḥng kịp thời đóng vai tṛ quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tác hại của bệnh do phế cầu mang lại.
Cũng theo PGS Đỗ Văn Dũng, bên cạnh các biện pháp pḥng bệnh như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người, hạn chế các đường lây truyền th́ dự pḥng chủ động bằng vaccine là một trong những giải pháp quan trọng nhất.