(Nguoiduatin.vn) - "Làm hoa hậu khó lắm", nhà thơ Dương Kỳ Anh mở đầu câu chuyện với tôi bằng một lời nói lo âu như thế. "Cha đẻ" của hoa hậu Việt Nam" nhắc đến nhiều cái tên khác nhau như Ngọc Khánh, Hà Kiều Anh, Phan Thu Ngân, Thuỳ Dung. Họ đều rất đẹp nhưng chẳng ai có thể khẳng định những hào quang trên vương miện của họ sẽ măi măi toả sáng.
"Khán giả nh́n khác giám khảo"
Chuyện không may của Ngoc Khánh, Hà Kiều Anh, Phan Thu Ngân một thời mà báo chí đă nói đến đều là những câu chuyện rất đời. Thế mới biết, cái đẹp thật mong manh nên ta phải giữ ǵn, trân trọng. Ông cũng dành nhiều lời tiếc nuối cho Thuỳ Dung, một gương mặt hoa hậu ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. "Dung có chỉ số h́nh thể chuẩn, những đường nét trên gương mặt rất hợp với tiêu chí ở các cuộc thi hoa hậu quốc tế. Tôi vẫn khẳng định, nếu được đi thi, Dung sẽ lọt vào top 5, điều này tôi nói cách đây 2 năm rồi và bây giờ vẫn thế".
Chân dung nhà thơ Dương Kỳ Anh và một số người đẹp đă từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam.
Dĩ nhiên, với những ǵ đă qua luôn là sự tiếc nuối, c̣n điều tôi muốn trao đổi với ông hôm nay là câu chuyện về đương kim hoa hậu Đặng Thu Thảo, cô gái miệt vườn Bạc Liêu vừa đăng quang. Nhà thơ Dương Kỳ Anh cho biết, trong cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2012, ông tham gia với tư cách chỉ đơn thuần là trưởng ban giám khảo, bởi ông đă thôi giữ chức Tổng biên tập báo Tiền Phong. "V́ thế mà tôi thảnh thơi hơn, chẳng lo ǵ đến khâu tổ chức, có thể toàn tâm, toàn ư cho công việc của một ban giám khảo".
Bày tỏ quan ngại trước cái nh́n phiến diện của số đông khán giả, ông chia sẻ: "Khán giả chỉ quan sát một buổi tŕnh diễn trên sân khấu rồi đợi hoa hậu xuất hiện nhưng ban giám khảo th́ phải làm việc nhiều ngày, xem xét đủ mọi khía cạnh mới t́m thấy hoa hậu trong số hàng chục, hàng trăm những nhan sắc khác. Việc đó không hề đơn giản cũng giống như hành tŕnh đến với cái đẹp không bao giờ dễ dàng. Hoa hậu Đặng Thu Thảo ngoài đời đẹp hơn khi lên h́nh. Cô gái này có khuôn mặt dịu dàng, trong sáng, rạng rỡ. Người Việt ḿnh vốn vẫn thích vẻ đẹp như thế cho nên chuyện Thu Thảo lên ngôi không có ǵ bất ngờ. Tuy nhiên, đó không phải là lợi thế để đến với sân khấu thế giới, để thành công ở đấu trường này, cô ấy cần phải cố gắng nhiều nếu có cơ hội".
Khi tôi nhắc tới cái tên Vương Thu Phương, cô gái "gây băo" trong cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2012, nhà thơ Dương Kỳ Anh không ngần ngại đánh giá: "Thu Phương là một trong những gương mặt được chú ư ngay từ những ngày đầu tiên của ṿng chung kết HHVN 2012. Đó là ấn tượng về một thể h́nh chuẩn, một nhan sắc rực rỡ và toả sáng trên sân khấu. Nhưng hoa hậu cần nhiều hơn như thế. Xét đến cùng, vẻ đẹp bất tử chỉ có thể là vẻ đẹp của tâm hồn, cốt cách. Phương thiếu đi điều đó, thiếu đi sự trung thực. Khi tiếp nhận hồ sơ của Phương, dù trước đó đă biết chuyện Phương chụp ảnh cưới nhưng ban tổ chức vẫn cho cô ấy cơ hội v́ chúng tôi đều tha thiết tôn vinh cái đẹp. Chỉ tiếc là khi sự cố xảy ra, giá như Phương thành thật ngay từ đầu th́ có lẽ sự việc đă không trở nên rắc rối và tai tiếng như thế. Ở vị trí của một giám khảo, tôi hoàn toàn tôn trọng kết luận cuối cùng của Ban tổ chức".
Cái đẹp mong manh
"Không rung động làm sao chấm thi hoa hậu được", nhà thơ Dương Kỳ Anh dí dỏm thổ lộ. Trong cuốn sách về các kỷ lục Guiness Viêt Nam, tôi thấy h́nh ảnh của ông được in trang trọng ở những ḍng trên cùng: "Người Việt Nam đầu tiên được mời làm giám khảo hoa hậu quốc tế". Với một người yêu cái đẹp như ông, niềm vui ấy thật khó có thể giấu giếm. Tôi thấy gương mặt ông hồng hào hơn.
Năm 2005, nhà thơ Dương Kỳ Anh nhận được lời mời làm giám khảo Hoa hậu quốc tế Asean. Lần đầu tiên đảm nhiệm vai tṛ cầm cân nảy mực trên đấu trường sắc đẹp quốc tế, ông đă có những trải nghiệm thực sự thú vị. Năm đó cô gái Philippin đă đăng quang với sự thuyết phục cao nhất. Khác với nhiều cô gái châu Á khác, Miss Philippin có sự tự tin và khả năng giao tiếp tốt. Năm đó, chính vị giám khảo đến từ Việt Nam là người đưa ra câu hỏi cho cô gái này trong phần thi ứng xử. Tôi c̣n nhớ câu hỏi của năm đó: "Thời gian là bạn hay là thù của sắc đẹp?". Rất nhanh nhẹn, cô ấy trả lời rằng, thời gian vừa là bạn nhưng cũng vừa là thù của sắc đẹp. Mọi vẻ đẹp h́nh thể đều bị tàn phai theo thời gian nhưng vẻ đẹp tâm hồn th́ ngược lại. Nó luôn được tôn vinh và khẳng định qua năm tháng.
"Sau này có dịp đến với những cuộc thi quốc tế lớn hơn, tôi thấy rằng có sự khác biệt giữa vẻ đẹp Á Đông và vẻ đẹp Tây Âu. Người phương Tây rất coi trọng số đo của ba ṿng và họ xem vẻ đẹp của h́nh thể mới là vẻ đẹp chuẩn mực. Phụ nữ của xứ sở này có đặc trưng ṿng 1 rất đẹp, không hay bị lép như phụ nữ châu Á. V́ thế trang phục của phương Tây thường được thiết kế để tôn vinh vẻ đẹp của bầu ngực người phụ nữ. Người phương Tây cho rằng, một đôi chân hoàn hảo phải có 5 điểm chạm nhau. Sự hoàn hảo này đă từng được t́m thấy trong một số ḱ thi hoa hậu thế giới. Đôi chân đẹp ở Việt Nam thường cũng chỉ có 4 điểm chạm nhau. Năm điểm chạm nhau là cực hiếm. Lại nhớ đến câu nói "thời gian là ǵ của sắc đẹp".
Trong chuyến công tác đến với hoa hậu quốc tế Asean, trong số những mỹ nhân mới, tôi gặp lại hai cựu mỹ nhân khác. Một người đăng quang hoa hậu cách đó 2 năm. Sau 2 năm, nàng trở thành thượng nghị sĩ và tham gia làm ban giám khảo cuôc thi này. Vẻ đẹp của nàng vẫn nguyên vẹn như lúc đăng quang khiến ai nấy cũng đều phải trầm trồ khen ngợi. Tôi ngồi ngay cạnh nàng trên hàng ghế giám khảo, và nói thực là trong đầu không thể tập trung hoàn toàn bởi nụ cười và đôi mắt của nàng quá đẹp. Người phụ nữ thứ hai tham gia làm giám khảo cũng là một hoa hậu nhưng vương miện cô ấy đội cách đây đă 24 năm.
Bây giờ nàng đă là một người nổi tiếng, một doanh nhân giàu có. Thoạt nh́n, chẳng ai nghĩ đó từng là cô gái xinh đẹp nhất được lựa chọn trong một cuộc thi nhan sắc. Thế nhưng càng tiếp xúc tôi càng bị cuốn hút bởi sự hiểu biết uyên thâm, cách ứng xử thông minh của người phụ nữ thứ hai này. Từ chỗ không hề ấn tượng tôi lại trở thành người bạn đồng hành và luôn muốn tṛ chuyện cùng cô ấy trong tất cả mọi lĩnh vực. Và lẽ dĩ nhiên, tôi không c̣n bị phân tâm bởi nụ cười và đôi mắt của mỹ nhân kia nữa. Sự kỳ diệu của vẻ đẹp tâm hồn là thế. Nó luôn nằm ngoài những quy luật băng hoại của thời gian.
Có nhiều cô gái 10 năm gặp lại đă thấy họ quá khác xưa, thấy rơ sự nghiệt ngă của năm tháng. Nhưng cũng có những người th́ hoàn toàn ngược lại. Càng sống họ càng đẹp hơn bởi họ biết cách làm giàu cho trí tuệ và tâm hồn. Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang là một người như thế. Càng ngày, vẻ đẹp tâm hồn của chị càng toả sáng".
Nhà thơ Dương Kỳ Anh dành một buổi chiều để tiếp tôi ở ngôi nhà của gia đ́nh ông trong con ngơ nhỏ trên phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội. Ông chú thích với vị khách mới rằng, cứ thấy có dàn hoa phía trước, đó là nhà tôi. Giữa những nhà nhà chật chội, khô khan của phố xá Hà Nội, tôi dễ dàng t́m ra dàn hoa đỏ rực đẹp mắt ấy. Những cánh hoa ti gôn như làm sáng bừng cả một góc phố, mời gọi và níu chân bất ḱ ai có dịp đi qua.
Đào Bích