Một số học giả phương Tây đă tiến hành nghiên cứu về ‘đội quân 50 xu’ (dư luận viên) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhận thấy rằng, đội quân 50 xu đă đăng khoảng 448 triệu bài viết mỗi năm, một con số gây sốc cho dư luận thế giới.
‘Đội quân 50 xu’ của Trung Quốc mỗi năm tạo ra 450 triệu tin tức giả. (Ảnh: Antivirus.codes)
Gần đây, đội quân 50 xu của ĐCSTQ ở trong nước đă phát động một cuộc chiến trên mạng để “ném đá” nhà văn Phương Phương ở Vũ Hán. Ngoài ra, trên các phương tiện truyền thông xă hội ở nước ngoài, đối với phong trào phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông vào năm ngoái, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hay dịch viêm phổi Vũ Hán gần đây ở Trung Quốc, đội quân 50 xu đều đưa ra rất nhiều tin tức giả mạo, thay ĐCSTQ phát động những cuộc công kích dư luận, làm dấy lên sự lo ngại của quốc tế.
‘Đội quân 50 xu’ của Trung Quốc mỗi năm tạo ra 450 triệu tin tức giả. (Ảnh: Antivirus.codes)
Ṛ rỉ email của Ban Tuyên truyền trực tuyến của ĐCSTQ
Vào tháng 12/2014, blogger ẩn danh “Xiaolan” đă tiết lộ hơn 2.300 email được gửi và nhận bởi Ban Tuyên truyền trực tuyến của quận Chương Cống, thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây từ năm 2013 đến năm 2014, trong đó hầu hết là thư từ qua lại giữa Ban Tuyên truyền và đội quân 50 xu, bao gồm cả báo cáo công việc của đội quân 50 xu và các phân công nhiệm vụ.
Sau khi nhận được những email này, Gary King – giáo sư đại học Harvard, Jennifer Pan – Phó giáo sư Đại học Stanford và Margaret E. Roberts – Phó giáo sư Đại học California, San Diego, đă tiến hành nghiên cứu và phân tích quy mô lớn, và vào ngày 9/4/2017 đă xuất bản một bài báo có tựa đề “Phương thức chính phủ Trung Quốc tạo ra các bài đăng trên phương tiện truyền thông xă hội cũng như việc lập nên chiến lược chia rẽ chứ không phải tranh luận thông thường” trên tạp chí học thuật “American Political Science Review”.
Mối quan hệ giữa thời gian và số lượng bài đăng của đội quân 50 xu. (Ảnh chụp màn h́nh của bài báo)
Nghiên cứu này cho thấy, các b́nh luận của đội quân 50 xu đều được đăng bởi tài khoản của các cơ quan chính thức của ĐCSTQ như Cục Thương mại, Ṭa án, Cục Thuế địa phương, Cục Bảo hiểm Nhân dân, văn pḥng cộng đồng và văn pḥng huyện (Đảng) v.v. Ngoài ra chỉ có 20% các bài viết được đăng bởi bộ phận tuyên truyền.
Mối quan hệ giữa thời gian và số lượng bài đăng của đội quân 50 xu. (Ảnh chụp màn h́nh của bài báo)
Điều này cho thấy các cán bộ và công chức của các cơ quan đảng và chính phủ khác nhau có thể đóng vai tṛ thành viên của đội quân 50 xu, khác với những suy đoán trong quá khứ là thành viên đội quân 50 xu chỉ là người dân b́nh thường.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng, nội dung của các b́nh luận của đội quân 50 xu có thể được chia thành năm loại, bao gồm châm biếm nước ngoài, tranh luận với cư dân mạng về các vấn đề thời sự, bày tỏ sự hài ḷng với chính quyền ĐCSTQ, hoàn toàn biểu dương ĐCSTQ trong công tác chính trị và khen ngợi Đảng Cộng sản, tuyên truyền yêu Đảng yêu nước. Trong đó, danh mục nội dung cuối cùng chiếm hơn 60%, trong khi bốn loại nội dung khác đều dưới 20%.
Tỷ lệ phần trăm về năm loại bài viết của đội quân 50 xu. (Ảnh chụp màn h́nh của bài báo)
Nghiên cứu cũng cho thấy đội quân 50 xu không đăng bài một cách ngẫu nhiên. Theo thống kê về mối quan hệ giữa thời gian và số lượng bài đăng, mỗi cơ quan và đơn vị sẽ chỉ được “điều động” để đăng tải bài viết khi có sự kiện gây tranh căi lớn hoặc trong thời điểm cụ thể. Nếu một số sự kiện nhất định gây ra sự phản đối công khai của quần chúng, số lượng bài viết liên quan sẽ đặc biệt nhiều.
Nghiên cứu ước tính rằng, ĐCSTQ yêu cầu đội quân 50 xu đăng khoảng 448 triệu bài viết mỗi năm. Đội quân 50 xu không muốn thay đổi suy nghĩ của người khác thông qua tranh luận, họ chủ yếu muốn chuyển hướng chú ư của mọi người khi có các sự kiện cụ thể, tạo ra sự chia rẽ thay v́ tiến hành tranh luận như thông thường với mọi người.
Đội quân 50 xu của ĐCSTQ đă can thiệp vào dư luận quốc tế
Trong những năm gần đây, những lời b́nh luận khiêu khích của đội quân 50 xu ở nước ngoài đă xuất hiện không ngừng, t́nh h́nh ngày càng trở lên tồi tệ, điều này đă làm dấy lên mối lo ngại của cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc bầu cử tháng 11/2018 tại Đài Loan, “Làn sóng ủng hộ Hàn” trỗi dậy trên cộng đồng mạng Đài Loan. Tỷ lệ ủng hộ ông Hàn Quốc Du ở mức cao, sau đó ông được bầu làm Thị trưởng Cao Hùng.
Vào tháng 1/2019, tạp chí “Thiên hạ” nổi tiếng của Đài Loan thông qua việc phân tích số lượng lớn dữ liệu đă phát hiện rằng, trên hệ thống cổng thông tin điện tử nổi tiếng nhất Đài Loan “PTT”, nghi ngờ rằng có nhiều tài khoản đặc biệt của đội quân 50 xu, trong giai đoạn bầu cử đă tăng cường b́nh luận ủng hộ Hàn Quốc Du, để định hướng dư luận trực tuyến.
Vào tháng 1/2019, tạp chí “Thiên hạ” nổi tiếng của Đài Loan thông qua việc phân tích số lượng lớn dữ liệu đă phát hiện rằng các nhà điều hành mạng Trung Quốc đă tăng cường cho “Làn sóng ủng hộ Hàn” thông qua nhiều tài khoản đặc biệt của đội quân 50 xu. (Ảnh: Foreign Policy)
Vào tháng 1/2019, tạp chí “Thiên hạ” nổi tiếng của Đài Loan thông qua việc phân tích số lượng lớn dữ liệu đă phát hiện rằng các nhà điều hành mạng Trung Quốc đă tăng cường cho “Làn sóng ủng hộ Hàn” thông qua nhiều tài khoản đặc biệt của đội quân 50 xu. (Ảnh: Foreign Policy)
Vào tháng 6 cùng năm, Tạp chí “Foreign Policy” của Hoa Kỳ cũng đă xuất bản một bài báo tiết lộ rằng, một làn sóng cư dân mạng bị nghi ngờ đến từ Trung Quốc đă thông qua nhiều tài khoản mạng xă hội giúp Hàn Quốc Du tạo thanh thế, bịa đặt tin tức giả để tấn công các đối thủ chính trị, và công kích những người chỉ trích Hàn Quốc Du.
Vào tháng 11/2018, khi được hỏi trong buổi chất vấn của Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc, rằng liệu ĐCSTQ có can dự vào việc định hướng dư luận của Đài Loan hay không, Trần Văn Phạm, phó Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Đài Loan đă trả lời rằng, “điều này không cần phải nghi ngờ”.
Trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông năm 2019, để che giấu thông tin thực sự của phong trào, ĐCSTQ đă cử một số lượng lớn đội quân 50 xu đăng tin trên mạng truyền thông xă hội như Twitter và Facebook để bôi nhọ phong trào biểu t́nh này.