Trong khi đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề nan giải suốt thời gian qua, Boeing tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ hơn 32.000 công nhân dừng làm việc.
Bất đồng lớn
Theo hăng tin CNN, hợp đồng lao động giữa Boeing và Hiệp hội Thợ máy Quốc tế dự kiến sớm hết hạn vào lúc 23h59 ngày 12/9 (theo giờ Thái B́nh Dương).
Tuy nhiên đến nay, viễn cảnh cho một thỏa thuận lao động mới không mấy khả quan, dẫn đến khả năng những công nhân chế tạo máy bay của Boeing tại Washington sẽ khởi động cuộc đ́nh công đầu tiên sau 16 năm.
"Chúng tôi vẫn c̣n bất đồng quá lớn về mọi vấn đề quan trọng như tiền lương, chăm sóc sức khỏe, ngày nghỉ và thời hạn nghỉ hưu. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục giải quyết các vấn đề, nhưng chắc chắn sẽ hết sức khó khăn", ông Jon Holden, Chủ tịch Công đoàn IAM District 751, nói với hăng tin CNN.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu thương lượng của công đoàn là đưa một đại diện công đoàn vào ban giám đốc của Boeing.
"Thực chất chúng tôi không muốn điều hành công ty. Nhưng chúng tôi muốn đảm bảo tiếng nói của ḿnh được lắng nghe, nhất là khi đưa ra quyết sách. Chúng tôi yêu Boeing ngoại trừ những người trong hội đồng quản trị. Họ đă hy sinh sự chính trực của công ty", ông Holden tuyên bố.
Hăng tin CNN cho biết, hiện hai bên đều muốn đạt được thỏa thuận mà không cần phải đ́nh công. Tuy nhiên, các thành viên công đoàn ngày càng bức xúc trước những yêu cầu nhượng bộ trong hai thỏa thuận trước đó, cùng với những khó khăn lớn Boeing đang trải qua khiến khả năng đi đến thỏa thuận trong thời gian ngắn càng trở nên khó khăn.
Giám đốc điều hành (CEO) mới của Boeing đă trực tiếp làm việc với công đoàn, tuyên bố muốn thiết lập lại mối quan hệ giữa công ty và công đoàn sau khi gặp ông Holden và lănh đạo các tổ chức công nhân khác hồi đầu tháng 8.
Thế nhưng, ông Holden cho rằng không cảm thấy Boeing có lập trường khác biệt tại bàn đàm phán.
Ông Holden khăng khăng để được các thành viên cấp cơ sở của công đoàn ủng hộ, bất cứ thỏa thuận nào cũng phải có một số điều khoản công đoàn đă nhượng bộ trong hai thỏa thuận lao động trước đó.
Cả hai thỏa thuận nêu trên về bản chất chỉ là gia hạn hợp đồng, chứ không phải đàm phán điều khoản mới. Dù vậy ở cả hai lần, công đoàn đều buộc phải đồng ư nhượng bộ một số vấn đề như tăng khoản thanh toán bảo hiểm y tế, bỏ các kế hoạch lương hưu truyền thống,..., nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ mất hàng ngh́n việc làm về tay các nhà máy không có tổ chức công đoàn.
Trong quá tŕnh đàm phán 2 lần trước đó, Boeing đă đe dọa sẽ xây dựng các cơ sở sản xuất không liên quan đến Hiệp hội Thợ máy Quốc tế để duy tŕ sản xuất ḍng máy bay 737 Max và 777X.
Cuối cùng, Boeing đă hủy bỏ kế hoạch xây dựng trên theo thỏa thuận với công đoàn.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Hăng tin CNN cho biết đây chỉ là vấn đề mới nhất trong hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng Boeing phải đối mặt trong suốt thời gian qua: từ những sự cố nghiêm trọng, các vụ tai nạn chết người do lỗi thiết kế của ḍng máy bay phản lực bán chạy nhất, đến những cáo buộc công ty ưu tiên lợi nhuận và tốc độ sản xuất thay v́ đảm bảo an toàn, chất lượng.
Boeing cũng phải đối mặt với doanh số bán máy bay sụt giảm mạnh, trong khi phải đồng ư thỏa thuận nhận tội h́nh sự với hành vi lừa dối cơ quan chức năng.
Các vấn đề của Boeing đă gây ra khoản lỗ lên đến 33,3 tỷ USD trong 5 năm qua, đẩy công ty lún sâu vào t́nh trạng nợ nần.
Khủng hoảng của Boeing c̣n có nguy cơ tác động tới nhiều lĩnh vực, nhất là nếu cuộc đ́nh công của 32.000 thành viên công đoàn diễn ra, bởi đây vẫn là thế lực lớn trong nền kinh tế nước Mỹ.
Boeing ước tính ảnh hưởng kinh tế của riêng tập đoàn lên tới 79 tỷ USD.
Đặc biệt, Boeing cũng là một trong hai nhà sản xuất máy bay phản lực thương mại duy nhất của ngành hàng không.
Trong khi đó, ngành hàng không đang phải đối phó với t́nh trạng chậm trễ giao máy bay của Boeing gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động vận tải. T́nh trạng này sẽ không thể cải thiện cho đến khi Boeing giải quyết được các nghi vấn về tính an toàn và chất lượng máy bay.
VietBF@ sưu tập
|