Có một chi tiết 'phong thủy' của D.C. mang yếu tố chính trị và lịch sử được đồn đoán rất vui.
[…] Tôi rất sợ phong thủy, nhất là đưa kiến thức mê tín đó vào xây dựng đất nước hay thủ đô. Thời đại khoa học tiên tiến của thế kỷ 21 không thể để vận mệnh, điểm huyệt quốc gia, tâm linh hay trục tụ khí cho vài “thầy bỏ học” phán đại. […]
Thủ đô D.C. vuông
Ai đến Washington D.C. đều cảm thấy thủ đô nước Mỹ bé tư, không xứng tầm với cường quốc số 1 thế giới. So với Hà Nội chúng ta mở rộng đến Ḥa B́nh, Hà Tây th́ D.C. chỉ bé bằng cụ rùa đang bơi so với hồ Hoàn Kiếm. Số dân Hà Nội “mới” gấp 15 lần dân số D.C.
Thủ đô Mỹ không có nhà cao tầng chót vót, nằm giữa hai bang Maryland và Virginia, với nửa triệu người. Vào ngày làm việc, “cán bộ nhà nước” ở hai bang lân cận đổ vào làm việc, dân số D.C. “thành” hơn một triệu, nhưng chiều tối lại yên tĩnh, không sôi động như bờ Hồ Hà Nội, xe máy phóng như bay, c̣i inh ỏi.
T́m hiểu kỹ mới biết, Washington D.C. có những quy định rất ngặt nghèo. Điều 1 trong Hiến pháp Mỹ đă ghi rơ từ năm 1790 rằng thủ đô phải là… h́nh vuông, mỗi cạnh 10 miles (khoảng 16 km), diện tích là 260 km2.
Các nhà quản lư thành phố từ thời đó đă đặt những cột bê tông, mỗi mile (1,6 km) một cái, để đánh dấu thủ đô giới, hiện nay một số cột mốc vẫn c̣n. D.C. giờ hơi méo do họ trả một mẩu về bên Virginia để bên đây sông Potomac theo luật của D.C., bên kia theo luật Virginia có quyền xây cao.
Washington D.C. Nguồn: washington.org.
Nhà trong D.C. cao bao nhiêu?
Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước D.C. là “Paris của người Mỹ”, nhà phải xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. Quốc hội Mỹ quy định từ năm 1889, trong thủ đô D.C. không có ṭa nhà nào được phép cao vượt nhà Quốc hội (cao 88 m), đại loại “No one above the law” (Không ai được ngồi lên luật pháp).
Mỗi chuyện chiều cao mà Quốc hội Mỹ phải họp rất nhiều lần. Năm 1899, họ đă quy định chiều cao các ṭa nhà không quá 34 m. Nhưng năm 1910, các ông nghị thay đổi, cho phép xây nhà cao bằng chiều rộng của mặt phố. Khi khách sạn Cairo xây lên với độ cao 54 m do bên đầu tư khôn lỏi theo luật “chiều rộng mặt phố” nhưng mặt phố là công viên Dupon Cirle rộng mênh mông vẫn hợp hiến th́ Capitol Hill “giật nẩy ḿnh”.
Quốc hội lại họp, căi nhau ầm ĩ và họ lại quy định rơ hơn, nhà dành cho văn pḥng, thương mại không cao quá 34 m, nhà ở có chiều cao không vượt 27 m, hoặc chỉ có thể cao bằng chiều rộng của phố trước mặt, độ dài nào nhỏ hơn th́ lấy đó làm chuẩn.
Sau vài lần chỉnh sửa Hiến pháp, kể từ năm 1910, tức là hơn 100 năm trước đây, chiều cao các ṭa nhà không vượt quá chiều rộng của đường phố cộng thêm 6 m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28 m có thể xây nhà cao tối đa 34 m (28+6). V́ thế, những ṭa nhà trong DC cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Có vài nơi liên quan đến thương mại th́ được phép cao tới 50 m. Đó là luật bất di bất dịch trong kiến trúc thủ đô.
Nhà sửa hoặc đập đi xây mới phải có bề ngoài hài ḥa với những nhà bên cạnh đă xây cách đây vài thế kỷ, từ mầu gạch, cửa sổ trang trí đến hoa văn trên tường. Nhà mới xây và nhà cũ cạnh nhau khó mà phân biệt, bên trong th́ mặc xác cho chủ nhà.
Kiến trúc thủ đô, nền chính trị và phong thủy kiểu Mỹ
Kiến trúc đi theo chính trị với thông điệp rất rơ, không ṭa nhà nào cao hơn ṭa Quốc hội. Hành pháp và lập pháp cần được giám sát chặt chẽ. Quốc hội có quyền cao nhất quốc gia. Hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ chỉ là đám Voi và Lừa làm trang trí.
Nói chuyện mê tín hay phong thủy với người Mỹ giống như dân Iraq đạo Hồi hiểu về dân chủ và nhân quyền. Nói chung, họ không biết mê tín là ǵ, chỉ dựa trên số liệu khoa học. Không hiểu dân kiến trúc xứ Cờ hoa có mang sách sang học thầy Tầu, nhưng có một chi tiết “phong thủy” của D.C. mang yếu tố chính trị và lịch sử được đồn đoán rất vui.
Một khu đất trống được dành cho Quảng trường Quốc gia (National Mall) dài vài kilomet và rộng nửa cây số. Xung quanh là hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng niệm, tượng đài khá hoành tráng. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nh́n ra hồ Tidal Basin.
Theo trí tưởng tượng của dân D.C., mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nh́n thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 3 km. C̣n tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Mỹ. Nơi giao ánh mắt của hai cụ chính là ṭa tháp Washington bằng đá cẩm thạch cao vút mà dân D.C. vẫn gọi là cái bút ch́ - biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.
Tuy ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dơi Chính phủ và Quốc hội làm ǵ để báo cáo với cụ Tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc bút ch́. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dơi mấy nhánh quyền lực “v́ nước v́ dân” hoạt động như thế nào.
Thủ đô D.C. không to nhất thế giới, không rộng nhất thế giới, không đông người nhất thế giới, nên không mang tiếng là nhốn nháo, kẹt xe, ô nhiễm nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính và đầu năo quân sự, không phải là trung tâm “của tất cả” như nhiều nước khác.
Quyền lực quốc gia nằm trong một thủ đô h́nh vuông 16 km x 16 km lại ảnh hưởng đến toàn cầu. Sức mạnh nằm ở khái niệm tam quyền phân lập và thêm báo chí là quyền lực thứ 4 để giám sát 3 nhánh quyền lực trên. Thủ đô to hay nhỏ chẳng nói lên điều ǵ về khả năng của quốc gia đó. Người Mỹ coi trọng tự do dân chủ, tam quyền phân lập nên kiến trúc D.C. được thiết kế, xây dựng và giám sát đúng như Hiến pháp Mỹ đă đề ra.
[…]