Cuộc trao đổi tù nhân Đông-Tây mang tính lịch sử diễn ra ngày 1/8 do Ankara làm trung gian đă đánh dấu sự trở lại đầy thắng lợi của nền ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới, bất chấp những bất đồng với các đồng minh NATO.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă cố gắng duy tŕ mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh AFP
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ v́ đă tham gia vào cuộc trao đổi Đông-Tây lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh với sự tham gia của hai chục tù nhân, bao gồm một đại tá t́nh báo cấp cao và một sát thủ người Nga, tất cả đều có mặt tại đường băng của sân bay Ankara.
Sinan Ulgen, một nhà nghiên cứu cộng tác tại tổ chức tư vấn Carnegie Europe, cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ đă thực hiện một canh bạc ngoại giao".
Người phát ngôn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Altun tiết lộ rằng "các cơ quan t́nh báo Thổ Nhĩ Kỳ đă thiết lập các kênh liên lạc và ḥa giải", cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ "có khả năng đàm phán với các bên khác nhau như một đối tác đáng tin cậy".
Ulgen nói thêm rằng nhiều tháng đàm phán bí mật dẫn đến thỏa thuận này "cho thấy tầm quan trọng của ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ", khi Ankara "vào cuộc với tư cách là bên tạo điều kiện hoặc trung gian trong các cuộc xung đột giữa các nước láng giềng, đặc biệt là giữa Nga và phương Tây".
"Sáng kiến này mang lại uy tín ngoại giao cho Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói, v́ Ankara thường khác biệt với các đồng minh truyền thống phương Tây về vấn đề Trung Đông và Israel, "do nước này ủng hộ mạnh mẽ Hamas".
Người hùng thầm lặng
Thổ Nhĩ Kỳ thường tự coi ḿnh là bên ḥa giải trong cuộc chiến ở Ukraine ở bên kia Biển Đen, c̣n ở Gaza, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của ḿnh như một cường quốc Hồi giáo và là người ủng hộ nhiệt thành cho sự nghiệp của người Palestine.
Trong khi lời lẽ gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Israel làm ảnh hưởng đến sự tham gia của nước này vào các cuộc đàm phán ḥa b́nh ở Gaza - với việc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu là "Đức Quốc xă" - th́ Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một bên trung gian quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Ankara vẫn duy tŕ quan hệ với cả Moscow và Kiev kể từ khi chiến tranh bắt đầu - và vẫn là chính phủ duy nhất tiếp đón các nhà ngoại giao hàng đầu của các đối thủ, Sergey Lavrov và Dmytro Kuleba, vào tháng 3/2022. Ông Erdogan vẫn giữ liên lạc trực tiếp với các tổng thống Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đă làm trung gian cho một thỏa thuận do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm dỡ bỏ lệnh cấm vận của Nga đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vào năm 2022 và cho phép chúng di chuyển an toàn qua Biển Đen.
Ông Erdogan trước đó đă làm trung gian cho cuộc trao đổi tù nhân vào tháng 9/2022 giữa Ukraine và Nga, dẫn đến việc thả 215 tù nhân Ukraine và trả tự do cho các chỉ huy Lữ đoàn Azov Ukraine bị bao vây khỏi Mariupol.
Nhưng Điện Kremlin hôm 2/8 đă chỉ ra rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về Ukraine cũng sẽ "hoàn toàn khác" so với cuộc hoán đổi tù nhân hôm 1/8.
Soner Cagaptay thuộc Viện Chính sách Cận Đông Washington cho biết: "Bằng cách công khai vai tṛ chủ chốt của ḿnh, Thổ Nhĩ Kỳ về cơ bản đang báo hiệu rằng, đúng là một số đồng minh NATO của nước này, bao gồm cả Mỹ, có thể không cùng quan điểm với Ankara trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng ở những lĩnh vực chủ chốt khác, Thổ Nhĩ Kỳ lại đóng vai tṛ quan trọng".
Điệp viên
Lucian Kim, một nhà phân tích về Ukraine của Crisis Group, cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ là người hùng thầm lặng trong cuộc trao đổi tù nhân vào ngày 1/8".
"Ankara tạo điều kiện cho việc trao đổi này nhờ mối quan hệ chặt chẽ mà ông Erdogan duy tŕ với Điện Kremlin mặc dù ông là thành viên NATO và âm thầm ủng hộ Ukraine", Kim cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan ca ngợi vai tṛ của cơ quan t́nh báo MIT -- nơi ông từng đứng đầu -- trong cuộc trao đổi. Và cựu điệp viên này hứa rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "tiếp tục là trung tâm của ngoại giao ḥa b́nh, phù hợp với tầm nh́n của tổng thống chúng ta".
Tham vọng trở thành một bên tham gia ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ c̣n vượt xa các nước láng giềng lân cận. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cố gắng hành động như một bên môi giới trong các cuộc xung đột ở châu Phi.
VietBF@ sưu tập
|