Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến khả năng xử lư thông tin, gây rối loạn tiêu hóa, tăng cân, dễ găy xương, huyết áp cao.
Mất ngủ là t́nh trạng thường gặp ở nhiều người nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố trong quá tŕnh mang thai... Viện Y học Giấc ngủ Mỹ và Hội Nghiên cứu Giấc ngủ khuyến nghị người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để tăng cường sức khỏe tối ưu. Trẻ sơ sinh và trẻ em cần ngủ nhiều hơn.
Áp lực công việc, sinh hoạt không điều độ, bệnh lư là nguyên nhân khiến nhiều người không đảm bảo thời lượng ngủ tối thiểu mỗi ngày. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Ảnh hưởng xấu đến năo
Trong khi ngủ, năo xử lư thông tin đă thu thập được trong ngày, h́nh thành kư ức mới. Nếu không nghỉ ngơi hợp lư, năo bị quá tải khiến khó xử lư thông tin, khả năng tập trung giảm sau một đêm mất ngủ. Thiếu ngủ c̣n gây mất khả năng kiểm soát cảm xúc, tăng nguy cơ căng thẳng, trầm cảm.
Co giật mắt
Thiếu ngủ gây ra t́nh trạng co thắt và giật mắt. Người bị thiếu ngủ c̣n dễ bị đỏ mắt, mắt sưng và quầng thâm dưới mắt đậm hơn. Mất ngủ kéo dài làm xáo trộn hoạt động, mắt không được nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây tăng nhăn áp và bệnh thần kinh thị giác có thể dẫn đến mù ḷa.
Tăng cân
Hormone leptin có vai tṛ ức chế cơn đói, c̣n hormone ghrelin kích thích sự thèm ăn. Mất ngủ làm giảm leptin trong cơ thể và tăng hormone ghrelin. Điều này có thể thúc đẩy tăng cân nhanh, dẫn đến thừa cân, béo ph́.
Chảy nước mũi
Ngủ quá ít có thể là thủ phạm gây sổ mũi do hoạt động miễn dịch của các tế bào và protein chống nhiễm trùng (cảm lạnh, cúm) bị gián đoạn hoặc không thực hiện tốt chức năng. Người đang mắc cảm lạnh, viêm xoang, viêm đường hô hấp bị mất ngủ khiến chảy nước mũi khó cải thiện hơn.
Tăng huyết áp
Huyết áp thường giảm trong khi ngủ. Nhưng người không ngủ đủ giấc, huyết áp dễ tăng cao trong thời gian. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp mạn tính - yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim và đột quỵ. T́nh trạng thiếu ngủ c̣n làm cho người bệnh cao huyết áp nặng hơn.
Hệ tiêu hóa bị xáo trộn
Giấc ngủ bị xáo trộn gây căng thẳng cho cơ thể, khiến máu và chất dinh dưỡng đến ruột và các bộ phận khác gián đoạn. Dạ dày, mật, không thể tiết axit và dịch mật như b́nh thường, làm giảm quá tŕnh hấp thụ thức ăn, tăng các cơn co thắt.
Xương và cơ suy yếu
Hormone tăng trưởng của con người được giải phóng trong khi ngủ sâu, giúp xây dựng, sửa chữa và duy tŕ cơ và xương. Ngủ quá ít khiến quá tŕnh sửa chữa và chữa lành cơ suy yếu. Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến mật độ xương thấp, găy và giảm khối lượng cơ xương.
|