Thanh long được coi là một loại 'siêu thực phẩm', được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm tiềm năng. Tuy nhiên, một số người không nên ăn nhiều.
Quả thanh long có vỏ màu đỏ tươi, hồng hoặc vàng với nhiều vảy mọng nước màu xanh lá cây. Tùy thuộc vào giống, phần cùi hoặc thịt của quả có màu trắng hoặc hồng, chứa những hạt đen nhỏ ăn được. Quả thanh long có kết cấu mềm và hương vị ngọt ngào giống như quả lê hoặc kiwi và thường được sử dụng làm nguyên liệu trong sinh tố hoặc salad trái cây.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn loại quả này có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và thậm chí các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong thanh long c̣n giúp ngăn ngừa ung thư.
1. Một số lợi ích sức khỏe của quả thanh long
Kim Shapira, chuyên gia dinh dưỡng đă đăng kư tại Los Angeles (Hoa Kỳ) cho biết: Thanh long chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường chức năng miễn dịch, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chất chống oxy hóa trong thanh long hạn chế tác hại của các gốc tự do, giảm thiểu quá tŕnh lăo hóa.
1.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch
Thanh long chứa các hợp chất hoạt tính sinh học, là các chất dinh dưỡng và không dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe vượt xa giá trị dinh dưỡng cơ bản. Đặc biệt, thanh long chứa vitamin C và A chống oxy hóa, cũng như kali. Các hợp chất này góp phần ngăn ngừa các bệnh liên quan đến quá tŕnh viêm và oxy hóa, bao gồm:
Bệnh đái tháo đường
Bệnh tim mạch
Bệnh ung thư
Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao)
Hội chứng chuyển hóa (sự kết hợp của các t́nh trạng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, đột quỵ và bệnh tim)
1.2. Thanh long hỗ trợ tiêu hóa tối ưu
Melanie Marcus, chuyên gia dinh dưỡng đă đăng kư tại Charlotte, Bắc Carolina - Giám đốc truyền thông và sức khỏe tại Dole Food Company, cho biết, thanh long là nguồn cung cấp prebiotic dồi dào, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tối đa.
Marcus giải thích: Oligosaccharides (chuỗi carbohydrate chứa từ 3-10 đơn vị đường) trong thanh long không được tiêu hóa trong dạ dày mà thay vào đó hoạt động như nhiên liệu cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Bằng cách thúc đẩy sự phát triển của lactobacilli và bifidobacteria, hai chủng vi khuẩn đường ruột quan trọng, thanh long có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
1.3. Cung cấp nhiều chất xơ
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một khẩu phần thanh long khoảng 100g chứa hơn 3g chất xơ. Theo Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lượng chất xơ khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày là 28g dựa trên chế độ ăn 2.000 calo và tùy thuộc vào giới tính.
1.4. Tăng cường độ ẩm
Ngoài việc chứa chất xơ, thanh long c̣n là nguồn cung cấp nước, cả hai đều giúp tiêu hóa và chống táo bón. Thanh long không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà c̣n là một nguồn cung cấp nước tuyệt vời cho cơ thể. Chất xơ trong thanh long giúp tăng cường cảm giác no, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp cơ thể hấp thụ nước hiệu quả hơn.
Thanh long là loại trái cây ít calo, rất phù hợp cho những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
2. Một số rủi ro sức khỏe khi ăn thanh long
Tuy thanh long mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Tiến sĩ Martin Smith, bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn dịch học được chứng nhận kép cho biết hạt thanh long chứa một số loại dầu và protein có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Chất gây dị ứng trong thanh long được cho là một loại protein chuyển lipid, một loại protein cụ thể có trong một số loại trái cây, rau, hạt và một số loại phấn hoa. Tiến sĩ Smith khuyên bất kỳ ai bị dị ứng thực phẩm nên tham khảo ư kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng trước khi ăn thanh long. Tuy nhiên, ông lưu ư rằng phản ứng dị ứng với thanh long cực kỳ hiếm.
Chuyên gia Kim Shapira lưu ư rằng phản ứng của từng cá nhân đối với thanh long và các loại trái cây khác có thể khác nhau. Do đó nên ăn một nửa khẩu phần thanh long và đợi ít nhất 15 phút trước khi ăn phần c̣n lại.
Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng thanh long có thể làm giảm lượng đường trong máu, nhưng ăn thanh long không gây ra tương tác đáng kể với thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, theo Laura Purdy, bác sĩ y khoa gia đ́nh được cấp phép hành nghề tại Miami Beach, Florida. Tuy nhiên, v́ thanh long có chứa fructose, một loại đường có trong trái cây, nên người mắc đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường nên tham khảo ư kiến bác sĩ về cách thêm thanh long vào chế độ ăn uống của ḿnh.
3. Lưu ư khi ăn thanh long để đảm bảo an toàn
3.1. Những người nào nên hạn chế ăn thanh long?
Người bị tiêu chảy: Thanh long chứa một lượng đường trái cây cao, có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Do đó những người bị tiêu chảy nên hạn chế ăn thanh long để tránh làm t́nh trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị hội chứng ruột kích thích: Chất xơ trong thanh long có thể làm tăng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Người đang sử dụng thuốc: Một số thành phần trong thanh long có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. V́ vậy, người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi ăn thanh long.
Người bệnh đái tháo đường: Mặc dù thanh long là loại quả có chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức trung b́nh thấp, ít có nguy cơ làm đường huyết tăng cao đột biến khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải, an toàn để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nhưng nếu ăn quá nhiều thanh long có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó nên kiểm soát lượng thanh long ăn vào để tránh làm tăng đường huyết.
Người có tiền sử sỏi thận: Oxalate trong thanh long có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận ở những người có nguy cơ cao. Người có tiền sử sỏi thận nên ăn thanh long với lượng vừa phải và không nên ăn thường xuyên.
Thanh long giàu chất xơ, giúp duy tŕ lượng đường trong máu ổn định tuy nhiên người bệnh đái tháo đường cũng không nên ăn nhiều thanh long.
3.2. Để tránh những rủi ro, khi ăn thanh long cần chú ư
Thanh long là một loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cần lựa chọn, ăn uống điều độ và hợp lư để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn quả chín: Nên chọn những quả thanh long chín đều, vỏ căng bóng, không bị dập nát.
Ăn với lượng vừa phải: Không nên ăn quá nhiều thanh long một lúc.
Không ăn cùng sữa ḅ: Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa ḅ.
Kết hợp với các loại thực phẩm khác: Nên kết hợp thanh long với các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn uống cân bằng.