Trong chuyến công du đến Lào mới đây, Chủ tịch nước Tô Lâm mang theo 20 xe điện VinFast tặng cho Chính phủ Lào. Điều đáng nói là, đích thân ông Tô Lâm đă cầm lái một chiếc xe, chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Sisoulith.
Việt Nam từng đón nhiều nguyên thủ của các cường quốc ô tô trên thế giới, nhưng chẳng ai lại làm Marketing cho một hăng ô tô quê nhà như ông Tô Lâm. Có thể, trong đoàn tháp tùng những nguyên thủ này có đại diện của các hăng xe. Tuy nhiên, việc kết nối với đối tác là công việc của các doanh nghiệp, nguyên thủ quốc gia chỉ là “người kết nối” thôi.
Ở Việt Nam, nếu doanh nghiệp lớn mà không có chỗ dựa chính trị, th́ hoặc doanh nghiệp đó bị làm thịt, hoặc không có cơ hội lớn mạnh. Những doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển tốt, chẳng qua, thế lực đỡ đầu cho họ chưa bị lộ, chứ không phải họ sạch sẽ giỏi giang.
VinGroup ở Việt Nam là vua trong giới doanh nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp từng được các “Tứ trụ” đỡ đầu, như Phúc Sơn của Hậu “Pháo”, hay Thuận An của Nguyễn Duy Hưng, th́ cũng không được chính quyền công khai ưu ái như VinGroup của Phạm Nhật Vượng. VinGroup được Ban Tuyên giáo chỉ đạo cho hàng trăm tờ báo tung hô, được Bộ Công an bịt miệng những tiếng nói phê phán, chỉ trích. Giờ đây, VinFast lại được ông Chủ tịch nước đầy quyền lực làm truyền thông. Nh́n vào, cứ như cả Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có ông Chủ tịch nước, đều đang làm thuê cho Phạm Nhật Vượng vậy.
Cho tới nay, vẫn chưa lộ mặt những nhân vật nào là thế lực đỡ đầu cho VinGroup, nhưng chắc chắn, thế lực đỡ đầu cho VinGroup lớn hơn Phúc Sơn và Thuận An nhiều lần. Một doanh nghiệp mà có thể khiến cho Chủ tịch nước phải làm Marketing cho nó, th́ có thể, trong doanh nghiệp đó có cổ phần của ông Chủ tịch nước.
VinGroup có thể nói là doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam, và cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc đầu tư ngành ô tô ra nước ngoài. Tuy nhiên, càng ra nước ngoài th́ lại càng thảm bại.
Tại sao như vậy?
Nguyên nhân là v́ VinGroup lớn lên trong một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Cho đến nay, Mỹ và các nước EU vẫn chưa thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, mặc dù, các nhân vật “Tứ trụ”, hết năm này đến năm khác, vẫn năn nỉ các nước trên thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Bởi Việt Nam không chịu cởi trói cho nền kinh tế, nên không thể là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Nếu cởi trói th́ Đảng và các quan chức mất đi miếng ăn quá lớn.
Mà đă là nền kinh tế phi thị trường, th́ chẳng có doanh nghiệp nào đủ tầm để bơi ra biển lớn. Doanh nghiệp trong nước, dù có vẻ lớn mạnh, nhưng chẳng thể tự đứng, v́ thói quen dựa dẫm, v́ văn hoá sát phạt hơn thua. Chỗ dựa của doanh nghiệp chính là quyền lực chính trị, nhờ đó, doanh nghiệp t́m cách móc túi toàn dân, bằng chính sách hoặc bằng sự bảo kê. Và đó chính là miếng bánh ngon dành cho các quan chức, trong đó có Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tô Lâm làm Marketing cho Vin, Phạm Minh Chính, Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông .v.v…, cũng làm Marketing cho Vin. Và chắc chắn, họ không làm không công. Nếu không có được miếng ăn ngon trong chiếc bánh lớn của doanh nghiệp, th́ có thể, chính quyền đă thịt luôn cả doanh nghiệp để đánh chén, chứ không che chở và nhiệt t́nh làm Marketing cho doanh nghiệp, như cách họ đă và đang làm cho Vin.
Hiện nay, VinFast vẫn đang lỗ và tiếp tục lỗ. Không có bất kỳ triển vọng nào để phát triển. VinFast đă bị thị trường Mỹ từ chối, và cũng chẳng giành được cảm t́nh của khách hàng ở Thái Lan. Nếu chỉ là một doanh nghiệp tự thân, không dựa vào chính trị, th́ Vin đă kiệt sức từ lâu. Tuy nhiên, miếng bánh trong túi 100 triệu dân c̣n lớn lắm, Vượng và thế lực chính trị cung đ́nh c̣n nhiều dư địa để khai thác. Chỉ có dân là khốn khổ v́ bị móc túi, bị thu hồi đất với giá bèo bọt.
Thái Hà