Hàng trăm tỷ đồng đổ vào mua thuốc chống dịch nhưng dịch... không xuất hiện. Câu chuyện là bài học nhăn tiền trước đề xuất gây sốc mới đây của Bộ Y tế chống cúm H7N9 cần 115 triệu USD.
Tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam hầu như đều có máy đo thân nhiệt từ xa.
Tạm đủ thiết bị
Bệnh nhiệt đới trung ương là bệnh viện tuyến đầu điều trị bệnh nhân cúm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Theo ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện, sau mỗi vụ dịch (kể từ dịch SARS năm 2003), bệnh viện đều được trang bị thêm máy móc và các trang thiết bị tương đối đầy đủ. Đến nay, đơn vị đă có 26 máy thở, ba máy lọc máu có thể đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy nhiên, để ứng phó với dịch H7N9 (nếu có), bệnh viện này dự kiến cần thêm 10 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị.
Không chỉ Bệnh nhiệt đới trung ương tạm đủ các thiết bị y tế phục vụ chống dịch như máy thở, máy lọc máu. Trao đổi với báo chí ngày 7/5, một quan chức nhiều năm phụ trách công tác pḥng chống dịch của Bộ Y tế cho biết, sau đại dịch cúm H1N1 năm 2009, từ kinh phí của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, đă có thêm 15 máy đo thân nhiệt hồng ngoại loại tốt, thuận tiện để sử dụng được lắp ráp tại các cửa khẩu. Đến nay, hầu hết cửa khẩu quốc tế của Việt Nam đều được trang bị máy đo thân nhiệt từ xa với số lượng ít nhất một máy/cửa khẩu.
Về số lượng máy thở (cần thiết cho chống dịch cúm v́ bệnh nhân nặng đều bị suy hô hấp), các tỉnh thành trọng điểm đều đă có đủ. “Chúng tôi khảo sát thấy mỗi bệnh viện tỉnh thành trọng điểm đă có 10 - 15 máy thở, như thế là tạm đủ v́ có phải bệnh nhân nào cũng cần phải thở máy đâu”, quan chức này phân tích.
Dịch qua, máy mới về
Có thể do tài chính eo hẹp nên việc mua sắm thiết bị y tế chống dịch ở Việt Nam thường gặp cảnh “nước đến chân mới nhảy”. Hai vụ dịch H5N1 năm 2005 và H1N1 năm 2009, thường th́ dịch qua thiết bị y tế chống dịch mới về.
Tháng 12/2009, khi tỷ lệ bệnh nhân cúm H1N1 chỉ c̣n 4%/tổng số bệnh nhân cúm th́ nhiều ô tô, máy đo thân nhiệt mua phục vụ chống dịch phải sau tết 2010 mới lắp đặt xong. Trước đó, tháng 6/2009, Bộ Y tế khảo sát thiết bị y tế chống dịch th́ 14 máy đo thân nhiệt từ xa mua, hoặc được tặng sau dịch SARS 2003 hầu hết đều bị hỏng. Một phần đáng kể trong số 1.000 máy thở mua chống dịch H5N1 năm 2005 gặp phải t́nh trạng “đắp chiếu” do máy cấp cho bệnh viện huyện nhưng cán bộ... không biết dùng.
Sau này, khi đầu tư máy thở chống dịch H1N1 năm 2009, đă có ư kiến đề xuất chỉ nên cấp cho bệnh viện tuyến trung ương, nơi thành thạo cách dùng và đang thiếu loại thiết bị này.
Tại hội nghị huy động nguồn lực cho pḥng chống cúm H7N9 vừa được tổ chức ở Hà Nội, nhiều ư kiến lo ngại tính nguy hiểm của dịch bởi đây là lần đầu tiên virút này xuất hiện và gây bệnh nặng trên người, với tỉ lệ tử vong trên 20%, gấp đôi so với căn bệnh cũng rất nguy hiểm khác là SARS.
Tuy nhiên, tính chính xác của dự báo dịch cũng rất cần phải bàn. Năm 2005, Việt Nam đă chi khoảng 540 tỷ đồng mua thuốc Tamiflu dự trữ chống dịch H5N,1 nhưng cuối cùng dịch không xuất hiện.
Năm 2009, ngoài gần 1.000 tỷ đồng mua sắm đủ thứ th́ suưt nữa Việt Nam quyết định sử dụng văcxin ngừa cúm H1N1 cho nhóm nguy cơ cao, nhưng dịch cũng không xảy ra.
Và năm nay là dịch H7N9. Hơn một tháng nay nhiều lần cụm từ “nguy cơ đại dịch” xuất hiện, nhưng khảo sát trên gia cầm cho thấy cúm H7N9 chưa xuất hiện tại Việt Nam.
Không sử dụng hết kinh phí chống dịch
Tại TP.HCM, sau các đợt dịch cúm H5N1, H1N1 (năm 2005 và 2009), nhiều bệnh viện đă được trang cấp các loại thiết bị y tế pḥng chống cúm. Kinh phí rót mua sắm từ nguồn ngân sách của UBND TP.HCM hoặc Bộ Y tế, tuy nhiên có nơi sử dụng không hết.
Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM là nơi “đứng mũi chịu sào” khi có dịch cúm H5N1, H1N1 xuất hiện. Qua hai đợt dịch, bệnh viện được trang cấp hơn 10 máy giúp thở, máy lọc máu, hóa chất, thuốc đặc trị Tamiflu, xe cấp cứu... Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh nhiệt đới TP.HCM, tất cả thiết bị này vẫn đang được sử dụng hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân bị các bệnh nặng như tay chân miệng độ 4, viêm phổi, nhiễm trùng máu...
Năm 2009, Sở Y tế TP giao bổ sung dự toán ngân sách nhà nước cho bệnh viện 16 tỷ đồng để mua 8 xe cấp cứu chuyên dụng phục vụ công tác pḥng chống dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên, số tiền này không sử dụng đến nên tháng 5/2011 Sở Y tế xin UBND TP cho sử dụng số tiền này vào việc mua 30 máy giúp thở để chống dịch tay chân miệng và được UBND chấp thuận.
Theo Tuổi Trẻ