03/01/20
America-first-means-america-alone-and-in-a-postpandemic-world that would be disastrous
https://www.theglobeandmail.com/opin...andemic-world/
By: DAVID FRUM | The Globe and Mail | May 30th 2020.
Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue đeo mặt nạ cờ Mỹ sau khi ông Trump nói về nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 5. Ảnh: Brendan Smialowski/AFP Via Getty Images
Bản dịch:
Trà Mi DVC online
Nạn thất nghiệp giống như trong thời Đại Khủng hoảng có thể là dấu chấm hết cho thương hiệu chủ nghĩa dân tộc kinh tế của Trump, nhưng điều đó chưa đủ để đưa chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng sắp tới. Chúng ta cần sự lănh đạo mạnh, đáng tin cậy của Hoa Kỳ một lần nữa.
Khi tôi bắt đầu viết cuốn Trumpocalypse, ngày tận thế, tôi nghĩ, phần lớn chỉ là một ẩn dụ.
Nhưng một sự kiện rất không ẩn dụ chút nào đă đến: đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu – ở Hoa Kỳ tất cả đều tệ hơn hơn bất kỳ quốc gia ngang hàng nào. Khi tôi viết những ḍng này, Hoa Kỳ đă có đến 100.000 người chết được xác nhận do coronavirus mới. Con số người chết thực sự chắc chắn là cao hơn nhiều.
Đại dịch này đă đẩy nước Mỹ vào t́nh trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất mà lịch sử đă ghi nhận: mất hơn 40 triệu việc làm từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt mục tiêu kích hoạt sự phục hồi kinh tế sớm và nhanh bằng cách hối thúc tất cả các tiểu bang chấm dứt lệnh ở-tại-nhà ngay lập tức. Các nước tiên tiến khác nghiền nát virus trước khi tính toán mở cửa trở lại. Thời biểu bầu cử khẩn cấp của ông Trump, (chỉ có năm báo cáo công việc trước ngày 3 tháng 11!) Không cho phép ông hành động một cách thận trọng như vậy.
Các tổng thống đương nhiệm có thể chịu nổi mức thất nghiệp cao một cách đáng ngạc nhiên. Barack Obama đă tái đắc cử mặc dù tỷ lệ thất nghiệp là 7,7%; Ronald Reagan thắng cử long trời trận lở đất vào năm 1984 mặc dù tỷ lệ thất nghiệp là 7,2%.
Nhưng cả ông Obama và ông Reagan đều đă lănh đạo đưa đến sự cải thiện đáng kể trong năm trước khi tái đắc cử. Số người Mỹ đang làm việc đă tăng thêm hai triệu trong năm trước cuộc bầu cử năm 2012 và hơn bốn triệu trong năm trước cuộc bầu cử năm 1984.
Ngược lại, với sáu tháng trước cuộc bầu cử năm 2020, t́nh trạng thất nghiệp tiếp tục xấu đi. Trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 5, 2,4 triệu người Mỹ đă nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Con số đó ít tệ hơn nhiều so với số liệu hàng tuần vào cuối tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, 2,4 triệu việc làm mất đi trong một tuần vẫn tồi tệ hơn gấp ba lần so với tuần mất việc tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09. Có lẽ thị trường việc làm của Hoa Kỳ sẽ chạm đáy vào tháng Sáu hoặc tháng Bảy. Nó có thể phục hồi bao nhiêu phần trong thời gian c̣n lại trước ngày bỏ phiếu?
Chính trị của sự bất b́nh, oán giận và định kiến của Trump vẫn c̣n tiềm năng – nhưng không đủ mạnh để vượt qua t́nh trạng thất nghiệp giống như thời Đại khủng hoảng. Thời kỳ hậu Trump đang đến. Chúng ta thấy ǵ?
Một trong những di sản nguy hiểm nhất của ông Trump dường như có thể nằm trong số những di sản lâu dài nhất của ông: chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Trong nhiều chục năm trong mắt công chúng, ông Trump đă đứng ở hầu hết mọi vị trí của hầu hết mọi vấn đề. Ông đă được ủng hộ cuộc sống (pro-Life) và ủng hộ sự lựa chọn (pro-Choice). Ông ủng hộ Chiến tranh Iraq trước khi ông phản đối. Ông ủng hộ nhập cư trước khi ông lên án nó. Ông là một đảng viên Dân chủ, một đảng viên Cộng ḥa, một người độc lập. Tuy nhiên, về một vấn đề, ông đă thể hiện sự nhất quán hoàn hảo kể từ những năm 1980: niềm tin của ông rằng thương mại quốc tế là một cuộc ăn cướp làm hại cho Hoa Kỳ.
Trong những tháng đại dịch này, sự mất ḷng tin vào thương mại quốc tế đó vẫn là thông điệp quyết liệt của ông.
Tại Ṭa Bạch Ốc vào ngày 15 tháng 5, ông Trump tuyên bố:
“Những loại vaccine này mà chúng ta sẽ tập trung vào và sản xuất, tất cả chúng sẽ được sản xuất ngay tại Hoa Kỳ.”
Donald Trump
Vaccine chưa có. Nhưng bước sang chủ nghĩa dân tộc kinh tế nhân danh an ninh y tế? Đó là sự thật. Nó truyền nhiễm và độc địa.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 2020, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đă lấy cớ coronavirus đang bùng phát để gây áp lực cho các công ty Hoa Kỳ rút đầu tư ra khỏi Trung Hoa.
“Tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp đẩy nhanh việc làm quay trở lại Bắc Mỹ.”
Wilbur Ross
Vào thời điểm đó, ông ta có thể nghĩ rằng virus là một nguy cơ sẽ giới hạn ở Trung Hoa. Khi virus này xâm nhập vào Hoa Kỳ – và gây ra nhiều thiệt hại hơn so với ở Trung Hoa – chính quyền Trump bắt đầu lấy nó như một lư do để nâng các rào cản thương mại mà nó đă áp đặt trong ba năm trước đây lên cao hơn nữa.
Trước khi đại dịch xảy ra, thị trường thuốc toàn cầu trông giống như nhiều thị trường toàn cầu khác. Các mặt hàng kỹ thuật thấp như găng tay giải phẫu bằng latex thường được sản xuất với giá rẻ ở Trung Hoa và các nước có mức lương thấp hơn, sau đó được xuất cảng sang Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các nước có nền kinh tế giàu có khác. Trong khi đó, các mặt hàng kiến thức cao như dược phẩm di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng quốc tế phức tạp có thể lên đến đỉnh điểm trong một nhà máy ở New Jersey hoặc Quebec hoặc Ireland. (Năm 2019, Ireland đă xuất cảng gần 50 tỷ euro dược phẩm và các vật dụng y tế khác, nhiều hơn cả Trung Hoa và Ấn Độ cộng lại.)
Và trước khi đại dịch xảy ra, ông Trump đă nhắm đến và muốn phá vỡ các thị trường toàn cầu này. Trong năm 2018 và 2019, ông đă áp đặt một loạt các mức thuế trừng phạt leo thang đối với các vật dụng bảo vệ cá nhân do Trung Hoa sản xuất. Ṿng thuế nhập cảng áp dụng vào ngày 1 tháng 9 năm ngoái đặc biệt khắc nghiệt – một lư do khiến Hoa Kỳ bị hụt chân vào mùa xuân này. Ông Trump cũng đă nhiều lần nói về việc gây áp lực cho các công ty Hoa Kỳ phải dời các hoạt động sản xuất máy tính bảng ra khỏi Ireland.
Đại dịch đă đem lại sự kiêng nể chính trị mới đối với các xung lực bảo hộ của ông Trump. Quyết định của Tổng thống chuyển sang cấm vận xuất cảng vật dụng y tế của Hoa Kỳ sang các nước đồng minh đối tác – gồm cả Canada – đă chẳng gây ra sự bất đồng chính trị nhỏ đáng ngạc nhiên nào ở Hoa Kỳ. Rốt cuộc, vào thời điểm đó, các quốc gia khác cũng đang làm những điều tương tự. Đài Loan đă cấm xuất cảng mặt nạ vào cuối tháng 1. Anh cấm xuất cảng 80 loại thuốc. Đức và Pháp cấm vận ngay cả các quốc gia thành viên EU.
Sau những hạn chế của họ đối với xuất cảng y tế, những chính phủ đó hiện đang thảo luận về các hạn chế đối với nhập cảng y tế. Một phó chủ tịch của Ủy ban châu Âu nói trên truyền h́nh Czech vào tháng Tư
“Cuộc khủng hoảng này đă cho thấy sự phụ thuộc bệnh hoạn của chúng ta vào Trung Hoa và Ấn Độ về mặt dược phẩm. Đây là điều khiến chúng ta dễ bị tổn thương và chúng tai phải thay đổi triệt để ở điểm này.”
Trở lại năm 2018, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đề nghị chính phủ Hoa Kỳ thực sự đi vào hoạt động sản xuất thuốc, trực tiếp hoặc bằng cách cấp phép cho các nhà sản xuất đă chọn. Ư tưởng đó có vẻ lạc lơng sau đó, nhưng Ṭa Bạch Ốc của Trump hiện đang tranh luận về một lệnh hành pháp sẽ yêu cầu tất cả việc mua sắm y tế liên bang phải hội đủ mội điều khoản “Làm tại Mỹ”.
Chủ nghĩa dân tộc y tế mới được thúc đẩy như một biện pháp khẩn cấp, bảo vệ sức khỏe và an toàn quan trọng.
Nhưng chủ nghĩa dân tộc y tế mới có vẻ sẽ tồ lại sau t́nh trạng khẩn trương. Thương mại thế giới đă nao núng cả chục năm qua. Từ năm 1990 đến 2008, thương mại thế giới tăng nhanh hơn tổng sản lượng thế giới. Kể từ năm 2008, thương mại thế giới đă thua xa sản lượng thế giới. Như một chuyện đùa, toàn cầu hóa đă mang lại sự toàn cầu chậm lại.
Thay v́ các thỏa thuận để mở rộng thương mại, các nước lớn đă có khuynh hướng hướng nội. Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đă chia tách thị trường lớn nhất thế giới. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Mexico-Canada do ông Trump thúc đẩy khác với hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ trước đây đáng chú ư nhất là trong các rào cản mà nó đưa ra cho các thành phần từ xa hơn. Ông Trump từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, phá vỡ bản lề của dự án đầy tham vọng để mở rộng thương mại đó. Một kế hoạch cho một hiệp định thương mại lớn liên kết Hoa Kỳ với EU – Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương – đă bị hủy bỏ.
Các rào cản thương mại sắp tới dưới danh nghĩa an ninh y tế sẽ không dễ bị giới hạn. Rốt cuộc, cái ǵ chính xác được coi là có “liên quan đến sức khỏe” và “y khoa”
Như chuyên gia kinh tế Henry George đă cảnh cáo trong cuốn sách kinh điển năm 1886 của ông “Bảo vệ hoặc Thương mại Tự do”, chủ nghĩa bảo hộ lây lan:
“Đưa một dự luật thuế nhập cảng ra trước một quốc hội giống như ném một quả chuối vào chuồng khỉ. Ngay khi nó được đề nghị để bảo vệ một ngành kỹ nghệ hơn tất cả các ngành có khả năng bảo vệ bắt đầu rít lên và giành lấy nó. Trên thực tế, họ bị buộc phải làm như vậy, để bị loại ra khỏi ṿng khuyến khích nhất thiết phải không được khuyến khích. Kết quả là, như chúng ta thấy ở Hoa Kỳ, tất cả chúng đều được bảo vệ, một số nhiều hơn và một số ít hơn, theo số tiền họ có thể chi và ảnh hưởng chính trị mà họ có thể tạo được.”
Henry George
ờ Thời báo Tài chính đă có bài nghị luận vào ngày 4 tháng 4 về thế giới sau đại dịch:
“Cải cách cấp tiến – đảo ngược định hướng chính sách thịnh hành trong bốn thập kỷ qua – sẽ cần phải được đưa lên bàn đàm phán. Chính phủ sẽ phải chấp nhận một vai tṛ tích cực hơn trong nền kinh tế.”
The Financial Times
Tác giả ẩn danh của ư kiến đó đă thấy dự đoán này trở thành sự thật. Thế giới thực sự đang đảo ngược đường đi. Chúng ta đang sống trong thời đại dỡ bỏ những kết nối toàn cầu: ít chuyến bay chở khách hơn, ít container hơn, trên ít tàu hơn, xuất cảng ít hơn và nhập khẩu ít hơn. Khi niềm tin vào sự lănh đạo của Hoa Kỳ sụp đổ, những người đứng đầu chính phủ giao tiếp ít hơn và hợp tác ít hơn. Nét đặc trưng của Đại dịch này là những phản ứng hẹp ḥi, đơn sắc và thường ích kỷ của từng quốc gia. Chứng bí mật điên cuồng của Trung Hoa đă cản trở công việc ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới. Chính phủ EU đă đóng cửa biên giới của họ với dân chúng châu Âu mà không cần cảnh cáo hay tham khảo ư kiến. Lănh đạo Hoa Kỳ đă hoàn toàn mất dạng.
Nếu chúng ta không cẩn thận, đại dịch có thể trở thành một bước ngoặt quyết định đi ra khỏi con đường hướng tới thương mại, thịnh vượng và ḥa b́nh – và đi tới một tương lai của một nền kinh tế đ́nh trệ và làm xấu đi những xung đột quốc tế.
Trong phố Shaw của Washington, một người đàn ông đi ngang qua tấm áp phích chế nhạo sự háo hức của Tổng thống Donald Trump để mở lại nền kinh tế Hoa Kỳ. Ảnh: Andrew Harnik/The Associated Press
Để lựa chọn sáng suốt, giới lănh đạo nên học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ gần đây. Điều quan trọng nhất trong những lỗi đó là kết hợp mọi loại kết nối toàn cầu thành một thứ duy nhất có nhăn là “toàn cầu hóa”.
NAFTA là toàn cầu hóa, và di cư hàng loạt từ Trung Đông và Bắc Phi vào châu Âu, cũng vậy. Truy cập internet tốc độ cao là toàn cầu hóa, và do đó giá nhà đất ở London, Miami và Vancouver cũng tăng vọt. Cướp biển Somalia tấn công tàu chở dầu ở ngoài khơi Sừng châu Phi? Toàn cầu hóa. Tập trung ngày càng nhiều sản xuất của thế giới trên bờ biển phía đông nam Trung Hoa cũng chính v́ “toàn cầu hóa”.
Tất cả những điều khác nhau có khuynh hướng được nói đến không chỉ là một điều, mà là một điều không thể tránh khỏi và không thể cưỡng lại. Các cử tri không thể ngăn chặn toàn cầu hóa, cũng như không thể xoay chuyển thủy triều hoặc ngăn chặn sự dịch chuyển của các mảng lục địa. Sự lựa chọn duy nhất là thích nghi. Câu hỏi duy nhất: Làm thế nào?
Giới cử tri dân chủ không thích bị nói rằng họ bất lực. Họ đặc biệt không thích nó khi tuyên bố đó sai. Luôn có những lựa chọn, và nếu cử tri không thấy có những lựa chọn tốt, họ có thể chọn đại loại tồi. Trong hàng chục nắm vừa qua, các cử tri trên khắp thế giới tiên tiến đă chọn nhiều hơn bao giờ hết những chính đảng theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa sắc tộc. Đại dịch có thể điều chỉnh khuynh hướng đó – hoặc đẩy nhanh nó.
Những ai muốn sửa nó nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ lại về “toàn cầu hóa”, không phải là một điều mà là nhiều thứ – một số có giá trị, một số ít có giá trị. Mỗi thứ đó, thậm chí là thứ có giá trị nhất, đều có cái giá phải trả. V́ vậy, mỗi thứ đó cần có một chiến lược để quản lư và ngăn chận phí tổn vượt quá tầm tay.
Quay trở lại những năm 1990 lạc quan, những người ủng hộ toàn cầu hóa đă ca ngợi những lợi ích sẽ đến từ ḍng thông tin tự do qua internet tức th́ vượt qua mọi biên giới quốc gia. Kiểm duyệt sẽ bị áp đảo. Sự thật sẽ hiện trên màn h́nh máy tính của chúng ta – và sự thật sẽ giải phóng chúng ta.
Ai có thể tưởng tượng rằng một hậu quả của sự ra đời của Internet sẽ là sự trở lại của bệnh sởi và các bệnh có thể pḥng ngừa khác do sự phát tán thông tin sai để chống tiêm chủng?
Nền kinh tế thông tin mới bị các công ty không tin rằng họ chịu trách nhiệm về thông tin họ cung cấp chi phối – như thể vào năm 1970 hăng McDonald’s đă nói,
“Xin lỗi, việc kiểm soát thịt tốt đẹp trong thời của những quán đầu ngơ. Nhưng chúng tôi đă bán hàng chục triệu hamburger mỗi ngày! Mô h́nh kinh doanh của chúng tôi đơn giản là không cho phép chúng tôi kiểm soát từng chiếc burger để t́m sán.”
McDonald’s
Ai có thể tưởng tượng rằng cùng một sự mở cửa cho vốn đầu tư mang lại sự tăng trưởng và phát triển cho các quốc gia Vành đai Thái B́nh Dương trong những năm 1980 sẽ đem đến cho các quốc gia phát triển nhất của phương Tây tới hàng trăm tỷ vốn đên ng̣m và bẩn thỉu từ Nga và Trung Hoa?
Để cứu hệ thống thương mại thế giới – giữ cho biên giới mở cho đầu tư quốc tế lương thiện – chúng ta phải học cách suy nghĩ và nói cụ thể hơn về các vấn đề và giải pháp.
Chúng ta sẽ phải suy nghĩ và nói về sự di chuyển của con người như một điều khác biệt với sự di chuyển của hàng hóa và vốn.
Trong 25 năm sau năm 1990, khoảng 44 triệu người rời bỏ nhà cửa ở miền Nam bán cầu để đến Hoa Kỳ, Châu Âu, Canada, Úc và các quốc gia giàu có khác.
Chưa bao giờ người ta di chuyển trên một quy mô như vậy – và nó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà việc nhập cư gần như ở khắp mọi nơi đă đẩy chính trị ở các nước tiếp nhận theo chủ nghĩa cực đoan.
Nếu chúng ta t́m cách duy tŕ sự ổn định dân chủ – nếu chúng ta hy vọng giữ cho biên giới mở cho thương mại và du lịch – th́ tốc độ di cư quốc tế sẽ phải chậm lại trong 25 năm tới.
Chúng ta sẽ phải nhận ra rằng phần lớn vốn di chuyển trong thế giới hiện đại bắt nguồn từ các quốc gia như Nga, Trung Hoa, Nigeria và các quốc gia khác không chịu sự chi phối của luật pháp – và nếu nguồn vốn này không được kiểm soát cẩn thận trên đường đi vào châu Âu và Bắc Mỹ, nó cũng sẽ làm hỏng quốc gia nhận nguồn vốn đó.
Các chính phủ phải khẳng định muốn biết ai đang làm chủ những ǵ trong biên giới của họ – và những người ra tranh cử tại các quốc gia dân chủ không được phép ḷn lách, che giấu như ông Trump đă thực hiện.
Chúng ta sẽ phải biết rằng đó là một thách thức khó khăn hơn nhiều để áp đặt các quy tắc thương mại đối với một quốc gia phi dân chủ khổng lồ như Trung Hoa vào những năm 2020 so với các quốc gia đang dân chủ hóa nhỏ như Nam Hàn hay Đài Loan trong những năm 1980. Và chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng Hoa Kỳ hành động một ḿnh không c̣n đủ mạnh để thực thi các luật pháp đối với Trung Hoa – rằng Hoa Kỳ chỉ có thể hạn chế Trung Hoa bằng cách hợp tác với tất cả các nền dân chủ v́ thị trường khác.
Tương tự như vậy, chúng ta nên rút kinh nghiệm từ đại dịch này rằng trong khi Tổ chức Y tế Thế giới có thể làm công việc tốt khi một căn bệnh bắt nguồn từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ như Guinea hoặc Liberia (như đă xảy ra với dịch Ebola năm 2014), cơ quan y tế của LHQ này chỉ thiếu sự độc lập và ảnh hưởng để buộc Trung Hoa phải minh bạch.
Khi bạn đọc lướt qua danh sách việc cần làm, nó nhanh chóng trở nên rơ ràng rằng tất cả các mục này yêu cầu hợp tác quốc tế nhiều hơn chứ không phải ít hơn. America First – Anh Quốc First hoặc Japan First hoặc Canada First – có nghĩa là Mỹ một ḿnh, Anh một ḿnh, Nhật Bản một ḿnh, Canada một ḿnh. Và một ḿnh, không một quốc gia nào trong số những nước này – ngay cả Hoa Kỳ – có sức mạnh định h́nh thế giới như trước đây.
Nhận thức đằng sau Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương – thỏa thuận thương mại do chính quyền Obama đàm phán – là Mỹ cộng với Nhật Bản cộng với Úc cộng với Canada cộng với các nước thương mại mới nổi như Malaysia, Mexico và Việt Nam, được củng cố bởi các cường quốc ngoài Thái B́nh Dương như Ấn Độ và có thể là Liên minh châu Âu, có thể cùng nhau tạo ra lực hấp dẫn đủ để thay đổi ứng xử của Trung Hoa.
Nếu họ có thể làm điều đó để giao thương, họ có thể làm điều đó để đầu tư. Nếu họ có thể làm điều đó để đầu tư, họ có thể làm điều đó để chuẩn bị cho đại dịch và bảo vệ môi trường.
Nhưng tất cả những kết quả tốt đẹp phụ thuộc vào sự lựa chọn chính trị. Nếu chúng ta muốn cứu một thế giới thương mại ḥa b́nh và đầu tư mở, chúng ta phải chọn đúng.
Chúng ta có thể viết các thỏa thuận thương mại mới bảo vệ môi trường tốt hơn trước – sau đó mời hoặc không mời Trung Hoa tham gia.
Chúng ta có thể thịnh vượng thông qua thương mại mở trong khi bảo vệ được sự ổn định chính trị bằng cách hạn chế nhập cư.
Chúng ta có thể có được hầu hết các lợi ích của đầu tư mở trong khi kiểm soát tốt hơn các ḍng tiền quốc tế có gốc tham nhũng và trốn thuế.
Chúng ta có thể bảo vệ các giá trị dân chủ phương Tây chỉ khi chúng ta thực tế về sức mạnh kinh tế tương đối của các nước dân chủ phương Tây.
Để khôi phục lại điều tốt nhất của thế giới sẽ đ̣i hỏi không chỉ đổi mới lănh đạo Hoa Kỳ mà c̣n một loại lănh đạo mới của Hoa Kỳ – lănh đạo rơ ràng hơn nhiều dựa trên sự đồng ư và đồng thuận.
Thí nghiệm “Mỹ trước nhất” đă kết thúc trong thảm họa. Các khẩu hiệu khác c̣n sót lại từ năm 2016, “Đoàn kết là sức mạnh”, vẫn c̣n có thể thí nghiệm.
David Frum là biên tập viên cao cấp của tạp chí The Atlantic, từng là người viết diễn văn tổng thống George W. Bush và là tác giả của một số sách, kể cả Trumpocracy: The Corruption of the American Republic and Trumpocalypse: Restoring American Democracy, vừa xuất bản trong tháng này.
Trà Mi
© 2020 DCVOnline