Mẹ tôi biết điều bố vừa làm th́ giận lắm nhưng mọi người xung quanh th́ ai cũng mỉm cười khi nh́n thấy ngón tay bị cụt của bố tôi.
Bố tôi là một người đàn ông kỳ lạ. Không chỉ mẹ con tôi biết điều đó, mà cả khu phố nơi tôi sống ai cũng công nhận điều này.
Bố tôi hay lang thang quanh phố mỗi ngày để làm những việc chẳng ai quan tâm. Kiểu như “vác tù và hàng tổng” ấy. Ban ngày ông mặc sơ mi cổ cồn lên chốn công sở, chiều về ông bắt đầu cuộc sống của riêng ḿnh.
Thói quen của bố trên đường tan sở về nhà là cho một đám mèo hoang ở công viên ăn. Lương hàng tháng bố vẫn đưa cho mẹ, ông chỉ giữ lại một phần để tiêu vặt và mẹ tôi không bao giờ phàn nàn về chuyện đó. Tôi chả biết bố giữ lại bao nhiêu nhưng chắc quá nửa số tiền ấy dành để mua cá với cơm rau cho đàn mèo hơn chục con trong công viên. Nhiều người bảo bố tôi “dở hơi”, con cái ở nhà không nuôi lại đi chăm mấy con “giời đánh” vô tích sự. Nhưng chỉ có bố tôi biết nhờ đàn mèo ấy mà khu phố nhà tôi gần như chả có con chuột nào.
Trời nắng cũng như trời mưa, bố luôn để thức ăn ở cái lán xi măng góc công viên nơi lũ mèo trú ngụ. Bác bảo vệ công viên quen mặt bố nên cũng giúp đỡ cho chúng ăn, c̣n làm một cái nhà gỗ xinh xinh cho chúng trốn mưa trốn rét. Cuối tuần hay ngày nghỉ bố đều chạy ra đó, vừa tập thể dục vừa đi chợ mua cơm cho mèo. Có lần bố được chúng “trả ơn” bằng 2 con chuột chết. Bố hí hửng gọi tôi ra để khoe, vừa tới nơi tôi đă chạy mất dép!
Một thói quen khác của bố là mua thịt xiên cho chú D. “tâm thần” ở ngă 3 đầu chợ. Khu tập thể nhà tôi gần đó nên luôn phải đi qua chỗ ngă 3. Bố sẽ quẹo vào hàng quà chiều thơm phức của bà K. béo, mua đúng 2 xiên thịt nướng sả và đưa cho chú D. ngồi đợi sẵn bên cạnh. Mẹ chú D. bán tạp hóa ở đầu chợ, lần nào thấy bố tôi mua thịt là bà ấy gào lên:“Thằng C. kia tao đă bảo đừng cho nó ăn nữa mà, để nó ngày nào cũng đ̣i ra cửa ngồi hóng!”.
Quát th́ quát chứ tôi thấy mẹ chú D. cười rất tươi, bà nh́n người con khuyết tật tận hưởng niềm vui 2 tay 2 xiên một cách đầy hạnh phúc. Tôi toàn phụng phịu ăn vạ bố:“Tại sao chú D. lớn đùng vậy c̣n được ăn quà, c̣n con th́ cả tháng bố mới mua cho mấy gói bim bim?”. Bố xoa đầu bảo tôi rằng con đủ đầy hơn chú D. rất nhiều đó.
Buổi tối cơm nước xong xuôi bố tôi hay xuống nhà đi dạo. Nếu không phụ bán quán nước chè của bà cụ dưới chân cầu thang th́ bố sẽ mang bao tải đi nhặt “đồng nát”. Ông gom những thứ mọi người trong khu vứt đi không dùng nữa. Nhiều người chê bố tôi rỗi hơi, song họ không biết ông nhặt quần áo đồ đạc vẫn c̣n tốt để mang cho những người nghèo sống ở khu nhà tạm ven sông chứ không phải nhặt về tích trữ.
Mẹ tôi không thích tính bao đồng của bố. Nhưng biết việc bố tôi làm đều là chuyện tốt nên mẹ kệ. Thi thoảng mẹ cũng gói ít thức ăn ngon bảo bố đem cho bọn trẻ con khu thuyền chài. Quần áo sách vở chị em tôi bỏ đi cũng được mẹ giặt sạch sẽ, bao gói gọn gàng rồi bảo bố mang tặng cho chúng.
Cuối tuần khi tôi ngủ nướng th́ bố xách hộp dụng cụ đi một ṿng quanh khu tập thể. Ông ghé qua nhà mấy cụ già neo đơn, giúp họ sửa đồ đạc cũ hỏng hoặc đóng mới. Có người từng mắng chửi bố tôi v́ đục đẽo ồn ào, c̣n chê bố tôi “hâm” v́ bỏ tiền túi ra làm miễn phí. Bố tôi không nói ǵ cả bởi đă có mấy cụ già đứng ra mắng lại hộ.
Các cụ quư bố tôi lắm, v́ nhờ bố tôi quan tâm nên các cụ cũng bớt quạnh hiu. Thi thoảng các cụ lại đem cái nọ cái kia sang cho nhà tôi. Tôi đi học đi làm về chào các cụ xong được cho đủ món ăn vặt với hoa quả. Mẹ tôi có lần c̣n được một cụ cho hẳn cái túi xách xịn do con cháu ở nước ngoài gửi về.
3 tháng trước trong một lần cưa gỗ đóng lại cái ghế cho bà cụ bán nước ở chân cầu thang, bố tôi chẳng may bị máy cưa cắt cụt mất 1 đốt ngón trỏ. Tất cả mọi người chứng kiến đều sợ hăi, mấy đứa trẻ chơi ở sân cũng khóc ầm ĩ lên khi thấy bố tôi chảy máu ṛng ṛng. Bà cụ bán nước th́ hoảng đến độ tụt huyết áp, ngày nào cũng rơm rớm xin lỗi khi thấy người nhà tôi đi qua. Không ai trách ǵ bà cụ cả, chỉ là cụ thấy có lỗi khi nhờ vả bố tôi khiến bố gặp tai nạn.
Giờ th́ ngón tay của bố đă lành sẹo rồi. Ông bảo với mẹ con tôi rằng thật may mắn khi đứt có 1 đốt. Tôi toàn cười khi thấy bố x̣e tay ra ngắm đi ngắm lại cái ngón bị cụt. Đến khu phố bên cạnh giờ cũng biết chuyện của bố tôi, họ gọi ông bằng biệt danh mới “C. 9 ngón”. Bố tôi tỏ ra rất thích thú v́ cái biệt danh siêu ngầu này. Nhưng mẹ tôi th́ lắc đầu chê tên ǵ mà ấu trĩ như giang hồ chợ búa.
Cả tuần nay tôi để ư thấy bố lén gọi điện cho ai đó. Nghe lỏm th́ h́nh như chuyện liên quan đến ngón tay cụt của ông. Tôi chưa kịp điều tra xem đấy là việc ǵ th́ đùng cái sáng nay bố gửi cho tôi một bức ảnh.
Mở ảnh ra xem xong tôi suưt đánh rơi cốc cà phê. Một chú trưởng pḥng đạo mạo như bố tôi lại dám đi xăm, đă thế lại c̣n xăm h́nh nụ hoa hồng nhỏ nhỏ màu nâu ở ngay đầu ngón tay cụt!
Quá ngạc nhiên nên tôi phải gọi điện cho bố ngay, hỏi xem có phải ông lấy ảnh mạng để trêu con gái không. Bố cười tươi như hoa bảo tay thật của bố đấy. Nghĩ đến cảnh xăm lên đầu ngón sẹo mà tôi sởn da gà, hỏi ông không sợ đau hay sao. Bố đáp chẳng sao cả, chỉ tê tê nhột nhột tí thôi.
Tôi dọa bố là xăm trổ thế này khéo về nhà mẹ đuổi ra đường không cho ăn cơm. Bố cười phá lên kêu nếu bị đuổi th́ bố ra bờ sông ngủ với đám nhóc. Lư do khiến bố xăm bông hồng bé tí teo kia cũng là v́ chúng nó. Hôm trước bố mang sách truyện qua chơi có mấy đứa hoảng sợ chạy mất khi ông ch́a bàn tay cụt ngón ra chào. Thế nên ông nghĩ xăm như vậy th́ lũ trẻ sẽ không sợ hăi khi nh́n thấy ông nữa. Bố cũng có thể dùng ngón tay này để kể chuyện cổ tích cho chúng nghe và chơi tṛ múa rối với chúng.
Tôi ṭ ṃ hỏi bố lấy ư tưởng ở đâu. Bố ch́a cho tôi xem mấy bài báo trên mạng, về những người cha xăm h́nh động viên tinh thần con cái bị ung thư, bị khuyết tật. Bố cũng muốn mang niềm vui cho lũ trẻ nghèo khó mồ côi, nên ông đă biến ngón tay cụt thành niềm vui nho nhỏ. Ai nói xăm trổ là xấu chứ bố tôi không thấy vậy. Với bố th́ chỉ cần trái tim mọi người nở hoa, ông luôn sẵn sàng làm tất cả mọi thứ không cần đền đáp ǵ cả.
Đang xúc động th́ bố gửi tin nhắn tiếp. Lần này là một h́nh xăm đôi dành cho cha con, với biểu tượng mầm cây nảy thành lá xanh rất đẹp. Có phải xăm một lần là bố tôi “nghiện” luôn không nhỉ?
VietBF@ sưu tập
|