Nếu mà xuống sân bay không có ai đón th́ bẽ bàng lắm, những cánh tay giơ lên mà thiếu ai đó th́ bị giận.
****Bài viết sau đây là ư kiến riêng của độc giả Nguyễn Tấn Thi*****
Tôi có bà cô ruột thứ năm và ông anh con cô ruột thứ tư (ba tôi thứ Sáu) ở thành phố Phoenix, Arizona (Mỹ), họ đi từ đầu những năm 1990. Khi mới sang th́ cô làm ở xưởng may, c̣n ông anh họ th́ làm công nhân cho một xưởng sản xuất linh kiện máy bay, do vậy đời sống không mấy khó khăn.
Mười mấy năm trước cô cứ kêu tôi làm hồ sơ để sang Mỹ định cư. Cô sẽ bỏ tiền ra lo theo diện kết hôn, nghe đâu tốn 30 – 40 chục ngh́n đôla Mỹ thời những năm 2002 – 2004. Tôi không chịu đi (có lẽ v́ đă có mối tơ duyên rồi), thế là cô kêu làm hồ sơ cho hai em trai tôi. Các cậu ấy cũng không chịu đi, nên đến nay th́ cũng không có ai c̣n có ư định đó nữa. Cô giận anh em tôi một thời gian dài v́ chuyện này.
Từ năm 2006, cô và anh họ tôi bắt đầu về Việt Nam chơi thường xuyên hơn, trung b́nh hai năm một lần vào những dịp Tết hoặc dịp đám giỗ ông nội cuối tháng bảy âm lịch.
Ḍng họ bên nội tôi th́ phân nửa ở Sài G̣n, phân nửa ở dưới quê. Mỗi lần cô và anh họ về mọi người rất vui mừng, nên lần nào cũng bao xe lên sân bay đón. Mọi người rất là trông chờ, nóng ḷng được gặp người thân. Cảm giác chờ đợi người thân từ Mỹ về ở cửa sân bay nó rất hồi hộp, nôn nóng lắm. Khi thoáng thấy bóng bà con ḿnh là mọi người chạy rào rào, gọi tên í ới. Đó là cảm xúc rất khó tả!
Phần vui không kém là nhận quà Mỹ, nào là dầu nước xanh con ó, socola, quần áo đă qua sử dụng, thuốc tây… Những món đồ ấy không phải tốn nhiều tiền để mua bên đó, nhưng thời kỳ đó những thứ như vậy ở dưới quê là rất lạ.
Dần về những lần sau là cho tiền, người 20-50-100 USD, số tiền người nhận không nhiều nhưng với người cho th́ nhiều, v́ anh chị em, con cháu đông. Dần dần trở thành gánh nặng mỗi khi về nước, từ đó xuất hiện tâm lư ngại ngùng, ngại cho người về, cũng ngại cho người đón.
Bởi theo thói quen trước đây, khi về nước mà không có quà ngoại hoặc cho tiền đô th́ sợ họ hàng chê bên Mỹ về mà không “sộp”. Phía bà con ở đây th́ có người cũng mong có quà, có người th́ không mong. Người không mong khi từ chối nhận th́ vướng thị phi là chê ít hay ỉ giàu không nhận. Phía nào cũng phiền hết, dần dần làm mất ư nghĩa của ngày về thăm quê hương.
Thường th́ tôi cũng nhận quà, nhưng là những món quà c̣n lại, hoặc cô chừa riêng cho. Dù không muốn nhận cũng phải nhận cho cô vui, để đừng bị họ hàng nói là sĩ diện, làm chảnh. Nhớ có lần cô mang về một rổ điện thoại phát cho mọi người, tôi cũng phải nhận dù nhận cũng không sử dụng tới v́ đă có smartphone hết cả rồi. Nhận mà thấy thương và rất trân quư.
Ông anh họ tôi về th́ kêu cả họ mua bia về chất chồng trong nhà nhậu la liệt, nhưng khi tôi mời đi nhà hàng th́ lại không thích đi. Không thích đi v́ hai lư do, một là sợ bị chặt chém v́ nghĩ ḿnh Việt kiều, mặc dù tôi nói rơ là ḿnh mời, hai là Việt kiều có sĩ diện của Việt kiều.
Nếu mà xuống sân bay không có ai đón th́ bẽ bàng lắm, những cánh tay giơ lên mà thiếu ai đó th́ bị giận. Tôi bị bà cô và ông anh họ trách nhiều lần v́ không thấy đi đón. Tôi nói rằng để bà con ở quê lên đón là được rồi, bởi chỗ ngồi trên xe là có hạn. Ngoài ra cũng để né cảnh chia quà khi về tới nhà.
Đấy, mọi chuyện do hai chữ “sĩ diện” mà ra cả. Người ở đây cũng vướng sĩ diện, cũng vướng dĩ diện. V́ đều là người Việt cả mà.
VietBF@sưu tập