Bàn thờ TBT Nguyễn Phú Trọng bày trí theo Phật giáo Mật Tông của Tây Tạng (Mật tông, hay Kim Cang thừa)
Ông Phú Trọng sử dụng Kim Cang Ấn tại Lễ Tang Trần Đại Quang
Ấn (theo thủ hiệu OK) c̣n gọi là "Kim Cang một tay" đó là ngón tay trỏ đụng ngón tay cái tạo thành một ṿng tṛn và các ngón tay kia thư giăn theo kiểu vừa phải.
Hộ thân là một xảo thuật (lấy "Huyễn Trị Huyễn") trong Mật Tông. Nó có tác dụng là bảo vệ cái hào quang và khép lại những trung tâm năng lực của ḿnh. Nó c̣n có tác dụng là kêu gọi những vị Hộ Pháp Kim Cang đến để bảo vệ ḿnh khi ḿnh tu hành.
Kim Cang Ấn xuất phát từ Đại Lực Kim Cang. Tại Tây Tạng vốn cũng có Đại Lực Kim Cang nhưng không được truyền rộng răi, ít người biết, ít người tu. Đại Lực Kim Cang là vị Kim Cang Thần từ tự tâm Liên Hoa Đồng Tử xoay chuyển mà xuất hiện. Trên bàn tay của Lư Sư Tôn, ở ngón cái tay phải, có dấu vân tay của Đại Lực Quỷ Vương rất thật và rơ ràng. Đại Lực Kim Cang (Tiếu Diện Quỷ Vương) cũng là một trong sáu đại thị giả của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài có thể hàng phục Tứ ma (bệnh ma, phiền năo ma, ngũ uẩn ma, tử ma)
(ngũ uẩn ma là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức)
(tử ma bị hàng phục, có thể trường thọ)
có thể hàng phục thiên ma của Đại Tự Tại Thiên. Thiên ma của Đại Tự Tại Thiên là lợi hại nhất.
Mật giáo cũng có một quy luật: Đối với người phạm giới, đi cùng với họ, sẽ biến thành người phạm giới. Cho nên phải giữ khoảng cách, bởi v́ phạm giới rồi sẽ truyền nhiễm, lây nhiễm cho người khác.
Theo ghi chép Mật Tông th́ trừ phi bạn là Đại Lực Kim Cang, bạn đă có định lực rồi, bạn có power (sức mạnh) rồi, “tôi vĩnh viễn thanh tịnh”, “tôi đến chỗ của anh chính là muốn độ hóa anh, bằng không th́ sẽ kéo nhau xuống địa ngục”.
Đại Lực Kim Cang có thể hàng phục kẻ thù, loại bỏ chướng ngại, tất cả những người đối địch với bạn sẽ đều hàng phục được hết. Đại Lực Kim Cang có thể đạt được sự kính ái, khiến cho đối tượng ban đầu không có ư ǵ với bạn, chẳng mấy chốc sẽ chuyển thành có t́nh ư với bạn.
Tu hành pháp này sẽ gặt hái được: thân thể khỏe mạnh, uy phong, chỉ huy tất cả. (Đạt được mọi ư muốn.)
*****
Mặc dầu hầu hết các ḍng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật.
Theo h́nh ảnh th́ đây là bàn thờ tạm của cụ. Bàn thờ được thiết trí ba tấm thangka lớn, bên trái là ngài Tara (Lục Độ Mẫu Bồ Tát – hoá thân của Quan Âm Bồ Tát), ở giữa là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đang tŕ bát, c̣n tấm thangka bên phải khuất không thấy rơ. Trên cao là một dải cờ dùng ghi các chân ngôn theo truyền thống Kim Cang Thừa (một hệ phái thuộc Mật tông Tây Tạng).
Phía dưới một cấp là bức ảnh có h́nh 3 vị, trong đó vị ngồi giữa là cụ Trizin, tước hiệu Sakya Trizin Kyabgon Gongma Trichen Rinpoche, pháp vương đời 41 của ḍng Sakya, Phật giáo Tây Tạng. Ḍng Sakya là cùng họ với Đức Phật Bổn Sư Sakya Muni. C̣n 2 vị đứng hai bên là hai thị giả. Tượng phía trước bức ảnh là ngài Amitayus (Phật Vô Lượng Thọ) và 8 pháp khí linh thiêng. Phía dưới ngay sau bát hương để thắp nhang là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trước ảnh chân dung của cụ Nguyễn Phú Trọng là hai tượng giống nhau của ngài Tara (Lục Độ Mẫu Bồ Tát). Phía trước bên trái là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và bên phải là tượng ngài Padmasambhava (đạo sư Liên Hoa Sinh) – vị đạo sư nổi tiếng sáng lập ḍng Nyingma của Phật giáo Tây Tạng.
Bàn thờ này chứng tỏ người nhà có niềm tin tâm linh từ lâu chứ không phải vô thần, tuy nhiên niềm tin gia đ́nh không có đặt nơi cụ pháp chủ và chư tăng nội địa, mà là theo Phật giáo Mật Tông của Tây Tạng.
Hải Lê
*****
Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được h́nh thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ.
Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Theo Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đă đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng tŕ tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật giáo, và liên hệ rất nhiều đến Thiền. Vào thời Đinh và Tiền Lê, Mật tông đă khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh B́nh vào các năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - đều khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo, đă chứng minh cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật tông thịnh hành không chỉ do mỗi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà c̣n từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng theo học với ngài Pháp Thuận - Pháp hành sám và tŕ tụng chú Đại bi - cũng rất nổi tiếng về pháp thuật. Thiền uyển tập anh cho rằng ông đắc pháp Tổng tŕ Tam muội, thi triển nhiều pháp thuật khiến cho vua Lê Đại Hành và dân chúng đều nể phục. Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đă đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Tŕ Bát cũng thấm nhuần Mật giáo. Đại Việt sử kư toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Trong Nam, có Ḥa Thượng Nhẫn Tế thế danh Nguyễn Văn Tạo sanh năm 1889 tại thôn An Thánh (nay là thị trấn Lái Thiêu), tỉnh B́nh Dương, hâm mộ đạo Phật từ nhỏ, năm 1904, được 16 tuổi ông đến chùa Thiên Tôn trong vùng, quy y với Ḥa Thượng Ấn Thành - Từ Thiện, pháp danh Chơn Phổ. Sau khi học hành xong, ông đi làm việc nhưng v́ có bệnh nên xin nghỉ dưỡng bệnh.
Năm 1926, chùa Thiên Thai ở Bà Rịa có giới đàn, ông đến xin thọ giới do Đầu đàn Ḥa Thượng Huệ Đăng truyền giới, ông được ban pháp danh Trừng Liễn, pháp hiệu Minh Tịnh thuộc đời thứ 42 Thiên Thai Thiền Giáo Tông.
Năm 1933, chùa Thiên Tôn mở Đại giới đàn, ông xin thọ giới do Đầu dàn Ḥa Thượng Ngộ Định - Từ phong truyền giới, ông được ban pháp hiệu Nhẫn Tế, đệ tử nối pháp đời thứ 40 ḍng Lâm Tế Chúc Thánh chùa Thiên Tôn.
Ngày 17-4-1935, ông lên tàu đi sang Ấn Độ, chiêm bái và học Phật, có sang Népal nhận được Xá lợi Phật, rồi sang Tây Tạng ngày 28-6-1936, được yết kiến Nhiếp chánh Quốc vương Tây Tạng, được Lạt ma Nhiếp chánh nhận là tu sĩ Tây Tạng, ban cho pháp danh Thubten Osall Lama (Huệ Phát), ông đắc pháp Mật Tông Tây Tạng. Đến ngày 29-10-1936, ông rời khỏi Tây Tạng, trở lại Ấn Độ học hỏi thêm một thời gian rồi mới trở về xứ. Ông đặt chân lại am thất cũ của ḿnh tại B́nh Dương ngày 30-6-1937.
Tại Phú Cường có ngôi chùa Bửu Hương, Phật tử tại đây quy ngưỡng nên dâng cúng chùa cho ông. Ông đổi tên thành Tây Tạng tự, từ đó ông tu và truyền bá Mật tông, nhưng v́ Phật giáo thời đó, nên Mật Tông của sư Nhẫn Tế không lan rộng, không lập nên Giáo Hội. Ḥa thượng Nhẫn Tế viên tịch ngày 17-5-1951, thọ 63 tuổi đời, đắc 25 hạ lạp, là một Lama Việt Nam đầu tiên, được chính Nhiếp chánh quốc vương Tây Tạng ấn chứng.
Ở Huế có Mật tông lưu truyền, thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng nầy đă hành lễ theo nghi thức Mật Tông Trung Hoa.
Thích Viên Đức có dịch một BỘ MẬT TÔNG gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích (hay Kinh Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết), Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni.
Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).
Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó, vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó,người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ. Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đă ḥa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.
Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:
Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mă phái) do Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) sáng lập vào năm 749. Ngài là giáo sư danh tiếng ở viện đại học Nalanda Phật giáo.
Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái)
Phái Sakya (Tát-ca phái)
Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách-lỗ phái) do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó,Phật giáo bị mê mờ v́ nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đă dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tiến tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Cuộc cải cách tôn giáo của ngài có hiệu quả vững bền. Về sau, phái của Sư đổi tên là Lạt-ma-giáo và trở thành người đứng đầu nhà nước Tây Tạng do Đức Đạt-lai Lạt-ma nắm giữ quyền cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.
Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt-ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Ḍng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
Mật tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này th́ tưởng như suy vi hẳn.
Mật tông ḍng Chân Ngôn thừa du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9 bởi hai vị:
Truyền giáo: Đại Sư hay Tối Trừng (Dengyodaishi 767-823) là sơ tổ của Thai Mật.
Hoằng Pháp: Đại Sư Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai), sư đă đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.
Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học tṛ bằng lời (khẩu quyết) và đó là lư do mà Mật tông không được truyền bá rộng răi. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chân ngôn nên Mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những người có duyên với pháp môn này.