Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 06-26-2014   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Phóng sự "Rượt đuổi ở Hoàng Sa" trên trang nhất báo Le Monde

Báo Le Monde ngày 23/6 đă đăng trên trang nhất phóng sự "Rượt đuổi ở Hoàng Sa" của phóng viên Bruno Laymond Philip sau chuyến đi thực địa Hoàng Sa trên tàu thực thi pháp luật Việt Nam cùng các nhà báo quốc tế khác để tận mắt chứng kiến t́nh h́nh trên biển.


Tàu hải giám Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
(Ảnh: Quang Vũ - phóng viên từ Hoàng Sa/TTXVN)

Bài viết phản ánh khách quan t́nh h́nh liên quan đến khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou 981), giúp dư luận Pháp và châu Âu hiểu rơ các hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 của Trung Quốc và cách ứng xử đúng mực của Việt Nam.

Xin giới thiệu với bạn đọc nguyên văn bài viết:

RƯỢT ĐUỔI Ở HOÀNG SA

Việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc tại Hoàng Sa mà cả hai bên cùng đ̣i chủ quyền đang làm sống dậy các mối căng thẳng.

Cách xa khoảng chục hải lư, giàn khoan Trung Quốc chỉ là một vết nhỏ hiện lên chân trời, hơi khó nh́n trên Biển Đông dậy sóng. Hôm nay là ngày 14/6, 8 giờ sáng.
Con tàu trắng-xanh của cảnh sát biển Việt Nam rẽ sóng hướng thẳng phía các con tàu đầu tiên của Trung Quốc. Với số lượng khoảng ba chục, các tàu Trung Quốc h́nh thành một ṿng cung bảo vệ trước giàn khoan mà Bắc Kinh vừa hạ đặt trái phép tại vùng biển tranh chấp ở Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Tiếng loa phóng thanh trên tàu chấp pháp Việt Nam bất chợt cất lên bằng các thứ tiếng Việt, Trung và Anh: "Tất cả các tàu thuyền nước ngoài chú ư, đây là vùng biển thuộc Việt Nam và các vị ở đây là vi phạm công ước 1982 về luật biển và chủ quyền của Việt Nam. Yêu cầu các vị ngừng ngay các hoạt động và rút khỏi đây!"

Quyết định của CNOOC, công ty dầu khí lớn thứ 3 của chính phủ Trung Quốc, đưa giàn khoan vào vùng biển này ngày 2/5 đă khiến quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng dữ dội.

Bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974

Kể từ khi giữa hai nước xảy ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, rồi một cuộc hải chiến tang tóc ở phía nam vùng biển này năm 1988, quan hệ Việt-Trung chưa bao giờ căng thẳng như bây giờ.
Người Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa bằng cuộc đổ bộ vào đây năm 1974, sau khi đánh đuổi các lực lượng đồn trú của Việt Nam. Trước đó, và hầu như đến giai đoạn cuối của chiến tranh Đông Dương, Hoàng Sa luôn nằm dưới quyền kiểm soát của chế độ Cộng ḥa miền Nam Việt Nam. Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam sở hữu các ḥn đảo Hoàng Sa từ lâu và quả quyết rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư để chứng minh điều này. Trung Quốc không muốn nghe nhắc tới luật pháp quốc tế, mà chỉ đơn giản yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển mang tên Trung Hoa và bác bỏ đây là một vùng biển tranh chấp.

Tàu VN giờ đây đă tiến rất gần hai tàu tuần duyên Trung Quốc, đến mức người ta có thể phân biệt rơ ràng các cấu trúc, màu trắng đỏ và biển số của chúng: 2101 và 32 101. Vị thuyền trưởng tàu Việt Nam ra lệnh bẻ mạnh lái sang mạn trái và một cuộc rượt đuổi lập tức diễn ra. Chẳng cần đợi quá lâu, hai tàu Trung Quốc lập tức rượt đuổi chúng tôi. Các con tàu xông tới, hung hăng, rồ máy chạy hết tốc lực.

Vũ điệu cảm giác mạnh trên biển

Được một lúc, sau một lần tàu bẻ lái gấp hơn, chúng tôi ở t́nh thế chạy song song và ngược hướng với một tàu Trung Quốc. Gần tới điểm nh́n thấy các thủy thủ Trung Quốc đang thao tác phía trước. Họ đang nghĩ ǵ? Chắc hẳn họ phải nh́n thấy trên boong tàu thực thi pháp luật Việt Nam có nhiều nhà báo nước ngoài, với những chiếc máy quay và máy ảnh đang chĩa tới sẵn sàng cho vũ điệu cảm giác mạnh trên biển. Các nhà báo này đă được chính quyền Việt Nam mời đi thực địa để có những đánh giá chân thực và chính xác t́nh h́nh.

Vài ngày sau tại Hà Nội, cựu đại biểu quốc hội và nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên minh châu Âu Tôn Nữ Thị Ninh đă có những phân tích. Theo bà, vụ việc là rất nghiêm trọng và không bó hẹp ở mối đe dọa đối với Việt Nam: "Chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc mưu toan áp đặt khái niệm 'thái b́nh dưới trướng thiên triều,' coi thường luật pháp quốc tế và bộc lộ bản chất ngạo mạn xấu xa." Bà Ninh kết luận bằng một cảnh báo: "Trung Quốc muốn khẳng định quyền bá chủ, muốn đóng vai tṛ sen đầm và trở thành cảnh sát trưởng ở Á Đông. Các mưu toan của họ là vấn đề đối với tất cả các nước trong khu vực cũng như với nguyên tắc tự do giao thương trên biển!"

Tất nhiên tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải mới phát sinh. Hai nước cùng chia sẻ một lịch sử hàng ngh́n năm: Việt Nam từng chịu sự đô hộ của đế quốc Trung Hoa từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938. Liên quan đến yêu sách chủ quyền lănh thổ hiện nay ở Biển Đông, cả Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định dựa trên các bản đồ hàng hải trước đây và các bằng chứng lịch sử.
Theo nhà sử học Việt Nam Trần Đức Anh Sơn, quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có từ thời vua Gia Long, người đă "buộc các ngư dân phải đóng thuế từ năm 1816". "Hạm đội triều Nguyễn thường đứng ra cứu giúp các tàu bị lạc đường trên biển." Quần đảo mà người Việt Nam gọi là Hoàng Sa là một tập hợp khoảng ba chục ḥn đảo và băi đá, trong đó chỉ có khoảng một nửa là những ḥn đảo "thực sự".

Các tàu Trung Quốc "bị đâm húc" 1.547 lần kể từ ngày 2/5

Trong những năm 1920, thực dân Pháp tại Việt Nam đă phát triển Hoàng Sa, đặc biệt đă xây dựng một trụ hải đăng và một trạm phát sóng không dây (TSF) trên đảo "Hoàng Sa" (Pattle Island), và một trạm khí tượng trên một ḥn đảo khác có tên là "Đảo Cây".

Ngày 2/5, theo ngôn từ trong thông cáo của Việt Nam, Trung Quốc đă "đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách bờ biển Việt Nam 130 hải lư, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn 80 hải lư". Về phần ḿnh, Trung Quốc chỉ đơn giản khẳng định giàn khoan nằm "trong lănh hải của Trung Quốc"…

Trung Quốc không chỉ yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa, mà cả Trường Sa nằm xa hơn về phía Nam. Quần đảo Trường Sa có một phần thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam, nhưng cũng là đối tượng yêu sách chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan… Điều này cho dư luận hiểu tính phức tạp của các yêu sách biển đảo ở một khu vực có thể giàu trữ lượng chất đốt, nhưng có vẻ trước hết vẫn là các lợi ích chiến lược. Đó là chưa kể các vấn đề chủ quyền luôn khích lệ niềm tự hào dân tộc của các bên có sự hiện diện.

Tuần trước, Bắc Kinh đă buộc tội các tàu thuyền Việt Nam "đâm húc" các tàu Trung Quốc 1.547 lần kể từ ngày 2/5. Việt Nam đă bác bỏ cáo buộc phóng đại này và đáp lại bằng việc phát hành các đoạn video cho thấy phía Trung Quốc sử dụng súng bắn nước tấn công các tàu chấp pháp Việt Nam. Cũng có một cuốn phim cho thấy ngày 26/5, một tàu cá cỡ lớn đă rượt đuổi và húc ch́m một tàu kéo lưới Việt Nam, khiến các ngư dân trên tàu suưt chết.

Ngày 14/6, cuộc rượt đuổi đă không diễn ra măi. Không có vụ đâm húc và tấn công bằng súng nước nào từ các thủy thủ của "Thiên Đế". 8h30, lần này tất cả kết thúc mà không có va chạm: người Trung Quốc đă bỏ cuộc theo đuổi tàu Việt Nam và trở lại vị trí ban đầu.

Trong buồng hoa tiêu, chỉ huy Nguyễn Văn Tân, một trong người phụ trách của "khu vực số 2" của lực lượng cảnh sát biển, lưu ư: "Họ cố ép chúng tôi trong gọng ḱm. Rơ ràng là họ muốn đẩy chúng tôi phạm sai lầm, trước hết là phản ứng bạo lực. Nhưng chúng tôi sẽ không làm như vậy: chúng tôi đă quyết định áp dụng chiến lược thận trọng."

Sẵn sàng chỉ ra bản chất hăm dọa từ hành động của Trung Quốc đáp trả việc Việt Nam cảnh báo bằng loa phóng thanh, các thủy thủ Việt Nam nhấn mạnh rằng những kẻ trước mặt họ chính là những kẻ xâm lược: các lực lượng tuần duyên Trung Quốc đi tuần với các súng máy 12,7 mm và đại bác 20 mm bỏ nắp. Một thực tế trái ngược với các đồng nhiệm người Việt Nam. Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều hải quân chiến tranh - điều mà trước đây vài ngày Bắc Kinh vẫn phủ nhận. Nhưng đó là sự thật: ngày 14/6, chúng tôi đă được chứng kiến cách chỗ chúng tôi vài sải cáp là một tàu hộ tống đang lặng lẽ tiến qua với một màu xám ḥa lẫn với màu biển cả.

Ngày hôm sau, Lê Trung Thành, chỉ huy chiếc tàu nhỏ chở chúng tôi, đă chỉ cho các nhà báo thấy trên màn h́nh video bóng dáng một tàu chiến khác của hải quân Trung Quốc và cho biết "đó là tàu vớt ḿn". Một ngày b́nh thường trên Biển Đông.

Bruno Laymond Philip (Hoàng Sa, đặc phái viên)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hoangsa.jpg
Views:	0
Size:	72.9 KB
ID:	629827  
tonycarter_is_offline  
Old 06-26-2014   #2
phokhuya
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
phokhuya's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 31,985
Thanks: 58,956
Thanked 59,448 Times in 19,297 Posts
Mentioned: 130 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8727 Post(s)
Rep Power: 85
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
Default

Ai rượt đuổi ai? Cứ há mồm là vùng Biển của ta, vậy mà để cướp nó vào tận "Biển Ta" để dí ta chạy xịt khói. Hèn mà c̣n mang ra khoe chọc cười thiên hạ.
phokhuya is_online_now  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.