June 23, 1981: Trên tầng 2 của barrack gỗ hầm hập nóng của trại tỵ nạn Galang II (Indonesia), 3 anh em nhẩy cẫng vui mừng v́ mới nghe tên ḿnh đọc trên loa trong danh sách được đi định cư ở Mỹ.
Tsk, mới thế mà đă 30 năm rồi đấy…
Và dưới đây là một số h́nh ảnh của Trại Tị Nạn Galang II của thời ấy.
3 anh em: Thắng, Lân & Dũng được chuyển tới trại Chuyển Tiếp Galang II của Indonesia vào đầu tháng 3 năm 1981 để học tiếng Anh trước khi được định cư. Và rời trại vào ngày 24 tháng 6 năm 1981…
Tuy chỉ có vỏn vẹn 3 tháng trên một ḥn đảo nhỏ nằm ngay trên đường xích đạo, nhưng kỷ niệm lại nhiều thật nhiếu…
(H́nh ảnh được “mượn đỡ” từ Website của anh Tim T Hoang. Thời đó áo quần c̣n không đủ để mặc th́ làm ǵ có tiền để chụp h́nh):
http://www.pbase.com/hoangt/galang_r...visited&page=2
1981, trại Galang II bắt đầu mở cửa cho dân từ những trại khác trong vùng Đông Nam Á chuyển vào (Thái Lan, Mă Lai, v.v…) Trại được gọi là Trại Chuyển Tiếp để những người đă được nước thứ 3 nhận cho đi định cư được chuyển tới để học tiếng Anh trước khi nhập cư.
Trại nằm trên một ḥn đảo hoang của xứ Indonesia. Ngay trên đường xích đạo nên lúc nào cũng nóng như lửa nung. Galang I nằm cách Galang II khoảng 45′ lội bộ, dành riêng cho những thuyền nhân đă tới thẳng Indonesia.
Lúc 3 anh em ḿnh vô, Galang II c̣n mới tinh. Bọn ḿnh là người vô barrack đầu tiên nên c̣n thơm mùi gỗ. 3 anh em được 1 pḥng trên lầu. Dưới nhà th́ chỉ ngăn vách 2 bên, c̣n trước sau th́ toang hoác, dùng làm nhà bếp. Tối th́ rút lên lầu ngủ để tránh thú dữ từ rừng vào.
H́nh trên được chụp vào năm 1985 nên có cỏ, có hoa, có antena cho TV chứ thời 81 tụi ḿnh vào trống trơn, không cây, không cỏ, không ǵ hết…
Đàng sau của barrack nh́n như thế này. Đây là h́nh mới chụp, do anh Tim Hoang mới trở lại để chụp. V́ không c̣n người ở nên khắp nơi hoang tàn đổ nát…
Thời ấy vấn đề của Galang II là nước uống & tắm. Mỗi ngày nước được mở ra, h́nh như mỗi đầu người được 1 xô nước để nấu ăn. C̣n tắm rửa th́ phải ṃ ra xuối hay ṃ vào những barrack chưa có người vô, những hồ nước c̣n đọng đầy nước mưa cùng … lăng quăng để vừa tắm vừa đập muỗi.
V́ 3 anh em được ở một pḥng. Barrack lại nằm trên một ngọn đồi ngó thẳng ra đường lớn nên pḥng tụi này giống như một khách sạn nghỉ mát nghèo vậy. Ḿnh chả thấy khổ, mà lại thấy thích. Giống như đang được đi cắm trại vậy…
Nghĩa trang ở nơi đây được gọi là “Galang III”, nơi an nghỉ của những thuyền nhân thoát được biển dữ nhưng lại nằm lại trên ḥn đảo, nhận mảnh đất gắt gỏng nắng này làm quê hương. Khung cảnh buồn & âm u đến nức ḷng…
“Galang III” này nằm giữa Galang 1 & 2. Dân Galang II ai có tiền, mỗi lần muốn đi chợ là phải lội ra Galang I, là phải băng qua nghĩa địa này. Thời ấy ḿnh hăi chỗ này lắm, v́ nó tĩnh mịch và làm ḿnh nhờn nhợn. Rất nhiều truyền thuyết người hiện về ngồi khóc ỉ ôi trên mộ làm nhiều người gai người khi phải đi ngang qua….
Và đây là h́nh ảnh của một con tàu vượt biên “sang trong” với ḿnh. Sang trọng là v́ có lẽ nó chứa được cả hơn trăm người và mọi người ngồi trên tàu nh́n rất khỏe mạnh và khô ráo… Có lẽ nó là con tàu vượt biên “Bán Chính Thức” - tức là được nhà cầm quyền VN cho đi đàng hoàng với danh nghĩa trên tàu toàn là người Hoa (thời có chiến tranh biên giới với Trung Quốc).
Con tàu vượt biển của ḿnh nhỏ bé lắm. Có lẽ nhỏ chỉ bàng 1/5, chỉ chứa được 38 người là chật ních, không cựa quậy nổi rồi. Và nó tả tơi lắm chứ không được nguyên vẹn như thế này.
Và h́nh ảnh cuối cùng của nó trong đầu ḿnh là những mảnh ván gỗ tả tơi, lềnh bềnh đầy trên mặt biển v́ con tàu đă bị cướp biển kéo đâm thẳng vào vách đá dựng đứng của đảo Ko Kra (Đảo Sọ Người) ở Vịnh Thái Lan bể tan nát …
Theo Donhoproduction