Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, hay c̣n gọi là đột quỵ nhỏ, không gây nguy hiểm như cơn đột quỵ thực sự. Thế nhưng, đột quỵ nhỏ là dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ mà người bệnh không được phớt lờ. Điều nguy hiểm là người bệnh dễ tưởng nhầm đột quỵ nhỏ với các vấn đề sức khỏe thông thường khác.
Đột quỵ có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đột quỵ do xuất huyết năo và đột quỵ do thiếu máu năo. Cơn đột quỵ nhỏ có triệu chứng tương tự như đột quỵ thực sự nhưng lại không kéo dài, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Đột quỵ nhỏ vẫn gây nhức đầu dữ dội và các có các triệu chứng khác tương tự như đột quỵ thực sự
ẢNH: PEXELS
Đột quỵ nhỏ không gây tổn thương năo lâu dài. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ thực sự đang đến rất gần.
Đột quỵ do thiếu máu năo xảy ra khi mạch máu dẫn đến năo bị tắc nghẽn, dẫn đến giảm nghiêm trọng hay cắt đứt hoàn toàn lưu thông máu đến năo. Trong khi đó, đột quỵ nhỏ xảy ra khi lưu thông máu đến năo bị giảm tạm thời trong thời gian ngắn.
Điều này khiến đột quỵ nhỏ có các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng không gây tổn thương năo vĩnh viễn. Nguyên nhân là do lưu thông máu đă sớm khôi phục và tránh được các tác hại lâu dài đến tế bào năo. Đột quỵ nhỏ thường chỉ kéo dài vài phút hay vài giờ. Hầu như người bệnh sẽ hồi phục trong ṿng 24 giờ.
Các triệu chứng của đột quỵ nhỏ tương đồng với đột quỵ thực sự, gồm tê yếu đột ngột ở nửa bên cơ thể, chóng mặt, mất thăng bằng, nhức đầu dữ dội, mờ mắt và một số triệu chứng khác. Tuy nhiên, những triệu chứng này mau chóng hết nên dễ khiến người bệnh chủ quan.
Nghi ngờ mắc cơn đột quỵ nhỏ, phải làm ǵ?
Khi nghi ngờ mắc cơn đột quỵ nhỏ, người bệnh cần phải được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn cơn đột quỵ thực sự xảy ra.
Người bệnh sẽ được kê thuốc chống tiểu cầu, ngăn không cho tiểu cầu dính vào nhau để h́nh thành cục máu đông. Cục máu đông và mảng xơ vữa động mạch là những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu năo và dẫn đến đột quỵ.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể kết hợp với thuốc chống đông máu, làm loăng máu và thuốc giảm cholesterol trong máu. Người bệnh cũng cần kiểm soát huyết áp, ăn uống lành mạnh, bỏ rượu bia, thuốc lá và tập thể dục thường xuyên, theo Medical News Today.
VietBFsưu tập