Cô lập về ngoại giao, làm suy yếu về kinh tế
Tổng thống đắc cử Donald Trump vốn đă có cái nh́n không mấy thiện cảm với Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh.
Ông đă chấm dứt một thỏa thuận giữa 6 quốc gia với Tehran—được biết đến với tên gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện—nhằm kiềm chế nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Ông cũng áp đặt cái gọi là là chiến lược "áp lực tối đa" với hy vọng Iran sẽ từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, ngừng tài trợ cho những nhóm mà Mỹ coi là khủng bố.
Tuy nhiên, khi nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây, cách tiếp cận của ông Trump đối với Iran có khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi cáo buộc rằng các đặc vụ của nước này đă t́m cách ám sát ông và các cố vấn an ninh quốc gia cấp cao sau khi họ rời nhiệm sở, Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn tin quan chức dưới thời Trump cho hay.
"Người ta thường có xu hướng ghim những chuyện như vậy", Mick Mulroy, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trong nhiệm kỳ đầu của Trump nói, "Nếu ông ấy có thái độ cứng rắn với bất kỳ quốc gia hay đối thủ lớn nào, th́ đó chính là Iran".
Những người được biết về kế hoạch của ông Trump và có liên lạc với các cố vấn hàng đầu của ông cho hay, đội ngũ mới sẽ nhanh chóng hành động để t́m cách chặn đứng thu nhập từ dầu mỏ của Iran, bao gồm việc tấn công các cảng nước ngoài và các nhà buôn dầu đang xử lư dầu của Iran.
Điều đó sẽ tái tạo chiến lược mà ông Trump đă áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của ḿnh, với những kết quả khác nhau.
"Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy các biện pháp trừng phạt quay trở lại, bạn sẽ thấy nhiều động thái hơn nữa, cả về ngoại giao và tài chính, họ đang t́m cách cô lập Iran", một cựu quan chức Nhà Trắng nói với WSJ, "Tôi nghĩ họ nhận thấy Iran hẳn đang ở vào thế yếu, và bây giờ là cơ hội để khai thác điểm yếu đó".
Các quan chức Mỹ không tiết lộ cụ thể về cách ông Trump sẽ làm để gia tăng áp lực lên Iran.
Trong những tháng gần đây, Israel đă hạ sát nhiều thủ lĩnh của các nhóm ủy nhiệm - Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon, phá hoại cơ cấu chỉ huy của các nhóm. Nước này cũng thực hiện các vụ không kích bên trong Iran nhằm đáp trả cuộc tấn công tên lửa mà Iran thực hiện, khiến năng lực sản xuất tên lửa và pḥng không của Tehran bị tổn hại nghiêm trọng.
Iran đă tuyên bố sẽ đáp trả vụ tấn công của Israel hôm 26/10, nhưng vẫn chưa rơ liệu chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có làm thay đổi tính toán hoặc của Tehran hay không.
Brian Hook, người giám sát chính sách Iran tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Trump và hiện đang phụ trách quá tŕnh chuyển giao cho ông Trump tại cơ quan này cho hay: Tổng thống đắc cử hiện "không có hứng thú" với việc t́m cách lật đổ lănh đạo Iran.
Brian Hook, người đang phụ trách quá tŕnh chuyển giao cho ông Trump tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Hook - trong một cuộc phỏng vấn với CNN - lưu ư rằng ông Trump đă cam kết "cô lập Iran về ngoại giao và làm suy yếu họ về kinh tế để họ không thể tài trợ" cho Hamas, Hezbollah, Houthi ở Yemen và các nhóm ủy nhiệm khác ở Iraq và Syria.
Hook được nhiều người dự đoán là sẽ đảm nhiệm một vị trí cao cấp về an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Trong nhiệm kỳ đầu, ông đă ủng hộ chiến dịch áp lực tối đa để siết chặt Iran.
Được biết, chiến dịch này đă làm giảm nguồn tiền cho các cơ quan an ninh của Tehran nhưng không ngăn chặn được hoạt động của Iran thông qua các nhóm ủy nhiệm và chương tŕnh hạt nhân của họ.
Xuất khẩu dầu của Iran đă tăng vọt vào năm ngoái, giữa các cuộc đàm phán thầm lặng để trao trả những người Mỹ đang bị giam giữ. Đảng Cộng ḥa đă cáo buộc chính quyền không thực thi hoàn toàn các biện pháp trừng phạt dầu mỏ hiện có, nhưng Nhà Trắng phủ nhận.
Ông Trump đă tái áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với xuất khẩu dầu thô của Iran vào năm 2019, khiến lượng hàng xuất khẩu tụt xuống c̣n 250,000 thùng/ngày vào đầu năm 2020—ít hơn đáng kể so với 2 năm trước đó. Nhưng sau khi ông Biden nhậm chức, con số này đă đạt mức cao nhất trong 6 năm vào tháng 9 năm nay.
Một khi quay trở lại Nhà Trắng, ông Trump có thể đối mặt với cùng một thách thức mà ông Biden đă gặp phải trong nỗ lực cắt giảm doanh số bán dầu của Iran. Đó là rủi ro tăng giá dầu, gây ra lạm phát.
Robert McNally, một cựu quan chức năng lượng Mỹ cho rằng, chính quyền Trump có thể áp đặt lệnh cấm đối với các cảng nước ngoài tiếp nhận dầu Iran và áp đặt trừng phạt nhằm vào các quan chức Iraq tài trợ cho các nhóm phiến quân do Iran hậu thuẫn.
"Đó sẽ là áp lực tối đa 2.0," McNally nhận định.
Theo Helima Croft, chiến lược gia hàng hóa tại công ty môi giới Canada RBC Capital Markets, các cố vấn cấp cao của ông Trump tỏ vẻ ủng hộ mạnh mẽ với khả năng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân và năng lượng của Iran. Một nguồn thạo tin cho hay, có thể Tổng thống đắc cử Trump ít có khả năng phản đối việc Israel hành động như vậy.
Tổng thống Biden đă t́m kiếm và nhận được sự đảm bảo của Israel trước cuộc tấn công Iran ngày 26/10, rằng họ sẽ không nhằm vào các địa điểm hạt nhân hoặc cơ sở hạ tầng năng lượng - điều khiến Mỹ lo sợ sẽ làm tăng giá dầu và dẫn đến leo thang xung đột trong khu vực.
Iran: Ai thắng cử cũng không quan trọng
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tối 6/11 đă tuyên bố rằng, kết quả của cuộc bầu cử Mỹ không quan trọng đối với đất nước của ông. "Đối với chúng tôi, không quan trọng ai thắng cuộc bầu cử Mỹ, bởi v́ đất nước và hệ thống của chúng tôi dựa vào sức mạnh nội tại", hăng thông tấn nhà nước IRNA dẫn lời ông Pezeshkian cho biết.
Các quan chức Iran có quan điểm chia rẽ về khả năng chống chịu áp lực kinh tế mà nước Hồi giáo có thể cáng đáng thêm.
"T́nh h́nh có thể trở nên thảm khốc đối với ngành dầu mỏ của Iran", một quan chức dầu mỏ Iran nói.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao Iran lại khẳng định rằng: Tehran sẽ bù đắp cho các hạn chế của Mỹ bằng cách mở rộng quan hệ đối tác thương mại thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tập trung vào châu Á và các liên minh khác. Iran cũng có thể phản ứng với áp lực bằng cách tăng cường chương tŕnh hạt nhân của ḿnh hoặc đe dọa các cơ sở dầu mỏ ở Trung Đông, ông này cho hay.
Mặc dù có sự thù địch lẫn nhau, một số người từng làm dưới quyền ông Trump không loại trừ khả năng xuất hiện một thỏa thuận ngoại giao Mỹ-Iran trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Ông Trump thích kư kết các thỏa thuận, Mulroy nói, nhưng chỉ "nếu đó là thỏa thuận của ông ấy".
VietBF@ Sưu tập