Tháng 3/2013, tạp chí Life của Mỹ đă đăng lại toàn bộ những bức ảnh do một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ ghi lại trong vụ thảm sát xảy ra ngày 16/3/1968 tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngăi khiến hàng trăm phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiệt mạng.
Qua nhiều thế kỷ, phương tiện để tiến hành chiến tranh đă thay đổi nhiều, từ ngọn giáo, cây cung thành lưỡi lê, đại bác, bom đạn rồi vũ khí nguyên tử. Nhưng dù là ǵ đi nữa, một khía cạnh đau xót không bao giờ thay đổi của chiến tranh, đó là cái chết thương tâm của những người vô tội.
Chỉ tính riêng trong thế kỷ 20 vừa qua, hàng chục triệu dân thường đă bị giết hại và sẽ c̣n tiếp tục bị giết hại hoặc bị thương tật suốt đời bởi trên thế giới này, những cuộc xung đột khu vực, những cuộc nội chiến vẫn chưa bao giờ ngừng diễn ra.
Những nạn nhân vô tội - đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ… Họ có thể bị bắt, bị giết trong chiến tranh, gia đ́nh kẻ c̣n người mất, li tán bởi bom đạn, cả thành phố bị bỏ hoang bởi những cuộc rải bom kinh hoàng.
Cho tới tận hôm nay, hai từ Mỹ Lai vẫn nằm trong kư ức của những người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Riêng hai từ Mỹ Lai có thể khiến họ nhận ra cuộc chiến mà họ từng tham gia vào là chính nghĩa hay phi nghĩa.
Sự kiện vụ thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 tại một ngôi làng nhỏ có tên Mỹ Lai ở tỉnh Quảng Ngăi chỉ là một trong vô số những trường hợp đau thương khác mà người dân vô tội phải gánh chịu bởi những binh lĩnh Mỹ tham chiến.
Phải nhấn mạnh rằng vụ thảm sát Mỹ Lai không phải là hành động tàn ác duy nhất do lính Mỹ gây ra tại Việt Nam, tuy vậy, nó nhận được nhiều sự quan tâm nhất và sau này trở thành một trong những sự kiện được biết tới nhiều nhất, chỉ bởi nó có h́nh ảnh lưu lại làm chứng cớ.
Lời sám hối muộn màng: "Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó."
C̣n biết bao nhiêu hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế v́ thời gian mà dần dần bị ch́m vào quên lăng. Nếu những sự kiện đó được liệt kê đầy đủ, hẳn “người Mỹ sẽ c̣n kinh sợ và xấu hổ hơn nhiều” – tờ Life nhận định.
Ngày 16/3/1968, hàng trăm người (ở nhiều tài liệu khác nhau, những con số được đưa ra cũng khác nhau, trong đó số lượng thương vong giao động từ 347-504 người), người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ em, và cả trẻ sơ sinh bị giết hại bởi hơn 20 binh lính của Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lục quân Hoa Kỳ.
Sau cuộc thảm sát này, chỉ có thiếu úy William Calley bị tuyên bố phạm vào tội ác chiến tranh. Ông ta bị kết án vào tháng 3/1971 – 8 năm sau khi xảy ra vụ việc với con số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley được ước tính khoảng 22 người. Calley chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với h́nh thức quản thúc tại gia.
William Calley xuất hiện trên b́a tờ tạp chí Esquire - số ra tháng 11/1970 với tiêu đề "Lời thú tội của thiếu úy Calley". Sau này, Calley cũng thú nhận rằng: "Không một ngày nào trôi qua tôi không cảm thấy hối hận v́ những ǵ đă làm ngày hôm đó tại Mỹ Lai".
Có lẽ thế giới đă không biết tới những cái chết thương tâm, những cuộc tra tấn, hành hạ ghê rợn này của lính Mỹ tại làng Mỹ Lai nếu không có một nhiếp ảnh gia quân đội mang tên Ron Haeberle đi theo cuộc càn quét của lính Mỹ ngày hôm đó.
Đi theo Đại đội Charlie, Haeberle chờ đợi sẽ ghi lại h́nh ảnh về một cuộc đụng độ giao tranh giữa lính Mỹ và Việt Minh nhưng thay vào đó ông đă dùng chiếc máy ảnh để ghi lại những cảnh tàn sát không thể diễn đạt bằng lời.
Hơn một năm sau, khi nhiếp ảnh gia này quay trở về quê hương ở thành phố Cleveland, bang Ohio, ông đă gửi một vài bức h́nh tới tờ báo của thành phố, tờ Plain-Dealer để đăng tải vào cuối tháng 11/1969.
Vài tuần sau đó, vào ngày 5/12/1969, tạp chí Life đă cho đăng tải toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm ảnh. Người dân Mỹ bàng hoàng về những ǵ xảy ra cách họ nửa ṿng trái đất, và những tội ác đó lại do chính con em họ - những người đàn ông Mỹ gây ra.
45 năm sau sự kiện kinh hoàng đó, tạp chí Life đánh dấu sự kiện này bằng việc cho đăng tải lại bộ ảnh năm xưa. Họ đặt câu hỏi, điều ǵ đă làm nên ḷng dũng cảm quật cường không lư giải nổi của người Việt Nam? Đương nhiên, ḷng dũng cảm đó cần một đối trọng tương xứng. Đó chính là những vụ thảm sát như ở làng Mỹ Lai.
Dù sự thật có được lật đi lật lại để phân định đúng sai, trắng đen th́ cũng chẳng thể nào khiến những con người đă chết trong tức tưởi của 45 năm trước có thể quay trở lại. Sau nhiều thập kỷ ḥa b́nh, khi kư ức kinh hoàng của người Việt Nam về chiến tranh dần nḥa mờ, chúng ta vẫn c̣n lại những h́nh ảnh đau thương này làm vật chứng.
Bích Ngọc
Theo Life