Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012

 
 
Thread Tools
Old 09-05-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Pháp : Giải quyết thất nghiệp trở nên cấp bách

Nhân viên hăng xe hơi PSA Peugeot-Citroën, biểu t́nh đ̣i bảo vệ công ăn việc làm tại Paris 28/6/2012.
Reuters/Benoit Tessier
Thanh Hà
Thất nghiệp tại Pháp tăng trong 15 tháng liên tiếp. Ngưỡng tâm lư 3 triệu người không có việc làm đă bị vượt qua. Phải trở lại năm 1993 một thời kỳ khó khăn kinh tế th́ nước Pháp mới lại có đội ngũ người thất nghiệp cao như thế. Áp lực giải quyết việc làm cho người dân càng trở nên cấp bách hơn khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Pháp trong năm nay không vượt quá mức 0,3 % thay v́ 0,7 % như dự báo trước đây.

Mỗi năm tại Pháp có thêm 800 000 bạn trẻ gia nhập đội ngũ lao động và 650 000 người đến tuổi về hưu. Như vậy hàng năm đội ngũ dân số trong tuổi lao động tăng thêm 150 000. Để giải quyết việc làm cho số đó tổng sản phẩm nội địa của Pháp cần tăng tối thiểu là 1,5 %. Hiện tại cả cỗ máy kinh tế của Pháp, nền kinh tế thứ nh́ trong Liên Hiệp Châu Âu chỉ tăng 0,3 % thấp hơn rất nhiều so với mức tối thiểu là 1,5% vừa nói.

Thực tế cho thấy vấn đề càng cấp bách do số người bị gạt ra ngoài thị trường lao động ở Pháp có thể lên đến quá 4,7 triệu nếu tính cả những người có việc làm nhưng không qua 78 giờ trong một tháng. Bên cạnh đội ngũ 3 triệu người thất nghiệp, c̣n phải kể đến hơn 5 triệu người lao động Pháp tuy có việc làm nhưng số giờ làm việc và đồng lương không đủ sống. Ở Pháp có hơn 1,3 triệu người làm việc theo hợp đồng bán thời gian, 2,7 triệu đi làm với hợp đồng có ngắn hạn và rất bấp bênh.

Nh́n rộng ra hơn từ năm 1977 tới nay, nước Pháp chưa bao giờ đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 7 %. So với thời điểm trước khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9/2008, số người thất nghiệp trên quê hương của tướng de Gaulle tăng 45 %. Từ 2008 đến nay, Pháp cũng không tạo được thêm công việc làm cho người dân cho dù t́nh trạng kinh tế đă khả quan hơn trong hai năm 2010 và 2011.

Nguy hiểm hơn nữa là tất cả các công tŕnh nghiên cứu, các chuyên gia đều cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Pháp sẽ c̣n tiếp tục gia tăng. Tổ chức công đoàn CGT hy vọng từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 6000 chỗ làm tại các công sở của nhà nước bị hủy bỏ và 80 000 nhân viên bị cho thôi việc v́ khó khăn kinh tế. Sự kiện nước Pháp lại phải đối mặt với hơn 3 triệu người thất nghiệp là một cú sốc lớn đối với dư luận và đang tạo áp lực lớn buộc chính phủ cánh tả phải nhanh chóng t́m ra lối thoát.

Một cuộc thăm ḍ dư luận do viện CSA thực hiện vừa được công bố vào tuần trước cho thấy 72 % dân Pháp « đánh giá thấp quyết tâm giải quyết thất nghiệp của nội các Jean Marc Ayrault trong lúc t́nh h́nh trở nên cấp bách hơn ». Bản thân thủ tướng Pháp trả lời phỏng vấn đài truyền h́nh nhà nước hôm 27/08/2012 đă nh́n nhận rằng « không dễ đảo ngược t́nh thế ».

Không một ai ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp tăng liên tiếp. Thứ nhất trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các hoạt động bị đ́nh trệ, hàng loạt doanh nghiệp và các công ty lớn đă tạm ngưng hợp tác với những nhân viên đă kư hợp đồng lao động có thời hạn. Tệ hơn nữa là ngay cả những người làm việc theo hợp đồng vô hạn định cũng bị đe dọa khi công ty làm ăn thua lỗ. Đơn giản là v́ kinh tế Pháp trong năm nay không tạo thêm tăng trưởng và tổng sản phẩm nội địa gần như không thay đổi so với năm 2011.

Trả lời đài phát thanh quốc tế Pháp, Thomas Coutreaua, phó chủ tịch hiệp hội Attac chuyên bảo vệ quyền lợi của các công dân quy trách nhiệm cho chính sách tài chính của châu Âu :

Hiện trạng thất nghiệp tại Pháp là hậu quả của chính sách cắt giảm chi tiêu mà nhiều nước trong khu vực đồng euro đang áp dụng. Không một ai ngạc nhiên về số người thất nghiệp tăng cao. Tất cả các chuyên gia kinh tế đều báo trước là khi nhà nước cắt giảm chi tiêu công cộng, tỷ lệ tăng trưởng qua đó giảm theo. Khi đó đương nhiên là các cơ sở sản xuất, các nghiệp vụ phải giảm đội ngũ lao động.

Châu Âu chủ trương giải quyết bội chi ngân sách nhà nước, giảm nợ công để lành mạnh hóa cỗ xe kinh tế, qua đó t́m lại tăng trưởng. Tôi không biết là lập luận này sẽ c̣n tồn tại thêm bao lâu nữa. Thực tế cho thấy t́nh h́nh kinh tế và lao động của châu Âu đang đi xuống một cách thảm hại. Nói cách khác, chính sách kinh tế của khối euro không cho phép đem lại tăng trưởng, không đủ sức vực dậy các nền kinh tế của khu vực và đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao.

Vấn đề đặt ra là các biện pháp cắt giảm chi tiêu đă không đủ sức để trấn an các thị trường tài chính quốc tế và giới đầu tư. Nh́n chung trong khu vực đồng euro, số người bị mất việc tăng thêm 10 % trong 12 tháng qua. Pháp không phải là một ngoại lệ. Đây cũng không phải là hiện tượng chỉ xảy ra trên đất Pháp ».

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao đem lại tăng trưởng ? Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Eric Heyer thuộc Tổ chức Quan sát T́nh h́nh Kinh tế Pháp OFCE chỉ có hai cách giúp nước Pháp có lại tăng trưởng : Một là giảm bớt giờ lao động và đương nhiên là giảm tiền lương cho nhân viên khi kinh tế gặp khó khăn. Đây là giải pháp đă được áp dụng tại Đức.

Từ 2008 tới nay 1,6 triệu người lao động ở Đức đă chấp nhận biện pháp này để duy tŕ việc làm. Trong khi đó tại Pháp phương án đó chỉ được áp dụng đối với 250 000 nhân viên. Thêm một con số nữa để so sánh th́ ở bên kia bờ sông Rhin, nước Đức có đến 35 % nhân viên chấp nhận làm việc bán thời gian khi t́nh huống bắt buộc. Tỷ lệ này là 17 % tại Pháp.

Giải pháp thứ nh́ là khuyến khích các cơ quan nhà nước tuyển dụng nhân viên. Nói cách khác là khu vực nhà nước phải chia sẻ gánh nặng với khu vực tư nhân. Ông Heyer tiếc là với chính sách cắt giảm chi tiêu công Pháp không thể làm được điều đó. Ngặt mộ điều là khi để cho một phần dân số tuyệt vọng v́ không có việc làm th́ cái giá phải trả sẽ khá đắt về phương diện xă hội và tài chính.

Giới trẻ dưới 25 tuổi và thành phần lao động ngoài 50 bị tác động nhiều hơn cả. Cứ trên 100 người ngoài 50 tuổi th́ có đến 16 người bị thất nghiệp. Pháp là một trong những quốc gia tại châu Âu có tỷ lệ người trên 50 tuổi không có việc làm cao nhất.

Để giải quyết việc làm cho lớp này François Hollande trong chương tŕnh vận động tranh cử đă đề cập đến hợp đồng « Contrat génération, tức là hợp thế hệ ». Theo đó một công ty sẽ được giảm thuế với điều kiện vừa tuyển dụng nhân viên dưới 25 tuổi vừa duy tŕ công việc của những người ngoài độ tuổi 50. Trên nguyên tắc vế này sẽ được thảo luận với các đối tác xă hội vào từ nay đến cuối năm. Nhanh nhất cũng phải đến giữa sang năm loại hợp đồng này mới bắt đầu có thể được áp dụng.

Ưu tiên cho các thế hệ tương lai :Trước mắt chính phủ dường như dồn ưu tiên cho thành phần trẻ. Theo thống kê của bộ lao động, trong một năm qua, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 25 không hội nhập được vào thị trường lao động tăng 7,4 %. Chính v́ thế mà ngày 29/08/12 chính phủ tŕnh bày kế hoạch tạo 150 000 ngàn việc làm cho giới trẻ gọi là « công việc hướng về tương lai - Emplois d’avenir ».

Quốc hội sẽ xem xét kế hoạch nói trên vào ngày 10/09/2012. Nội các Ayrault hy vọng, ngay từ tháng Giêng chương tŕnh « Emplois d’avenir » bắt đầu được áp dụng. Chính phủ Pháp kỳ vọng tạo điều kiện cho 100 000 thanh niên dưới 25 tuổi chen chân được vào thị trường lao động vào năm tới và thêm 50 000 sẽ được hưởng điều khoản này vào năm 2014.

Cụ thể hơn nhà nước Pháp muốn tạo thuận lợi cho thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 25, không có bằng cấp hay tay nghề chuyên môn và nhất là đến từ những vùng kinh tế không được phát triển. Tuyển dụng một thanh niên trong thành phần này, dưới dạng hợp đồng dài hạn chủ nhân được trợ cấp tối đa là 75 % lương tối thiểu ở Pháp, tức khoảng trên 1 070 €/ tháng. Giới chủ chỉ phải chi ra trên thực tế một khoản tiền tương đương với 25 % lương tối thiểu . Để giải quyết làm cho 100 000 thanh niên vào năm tới như vậy, tốn kém trong ngân sách nhà nc ước tính lên tới 2,3 tỷ euro.

Câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp này có đem lại hiệu quả mong muốn hay không ? Câu trả lời là có với điều kiện trong thời gian từ 1 đến 3 năm mà một công ty tuyển người dưới hợp đồng « Emplois d’avenir » phải thực sự góp phần đào tạo nhân viên để nâng cao tŕnh độ tay nghề cho nhân viên và đó chính là mục tiêu mà chính phủ Pháp đang nhắm tới. Tuy nhiên trả lời đài phát thanh quốc tế Pháp, RFI, Guillaume Carou, chủ tịch Câu lạc bộ các giới chủ tỏ ra thận trọng. Ông phân tích :

Đây không phải là giải pháp mà chúng tôi chờ đợi để đối phó với hiện tượng thanh niên Pháp bị thất nghiệp. Tuy nhiên đó là một hướng đi cần thiết. Đó là một ngơ thoát đối với những bạn trẻ không chen chân được vào thị trường lao động. Tại Pháp hiện có 30 % thanh niên dưới 25 tuổi không có việc làm. Tạo điều kiện cho số đó để họ tự lập được về tài chính, để họ không bị gạt ra ngoài là điều cần thiết.

Nhưng chúng ta cũng phải thận trọng để chính sách hỗ trợ đó của nhà nước không bị lạm dụng. Tạo công việc làm cho thành phần trẻ không thể là phương tiện để che đậy hiện trạng thất nghiệp của Pháp. Chính phủ phải bảo đảm là giới trẻ phải được đào tạo tới nơi tới chốn để họ thực sự có một cái nghề và có thể t́m được việc ổn định. Do đó theo tôi, vấn đề then chốt phải là cải tổ lại mạng lưới công nghiệp của Pháp, nâng cao năng suất của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất phải ăn nên làm ra … Có như vậy mới mong đẩy lùi thất nghiệp không chỉ cho giới trẻ mà c̣n cho tất cả các thành phần khác trong độ tuổi lao động.

Trên thực tế sáng kiến tạo công việc làm dưới dạng « hợp đồng cho các thế hệ tương lai » không hoàn toàn mới mẻ. Từ 20 năm qua sách giải quyết thất nghiệp của Pháp đă chú trọng vào vế đào tạo tay nghề cho thanh niên. Năm 1997 nội các của thủ tướng Lionel Jospin, cũng thuộc đảng Xă hội đă đề ra hợp đồng lao đông giành cho giới trẻ với ư tưởng không khác hợp đồng « Emplois d’avenir » của tổng thống François Hollande là bao. Khác biệt lớn nhất là vào năm 1997 thủ tướng Pháp lúc đó chú ư tới tầng lớp thanh niên tối thiểu là đă có tú tài và phải học thêm 2 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Lần này ông Hollande quan tâm đến số những người không có bằng cấp. Một chút hy vọng lóe lên là hợp đồng giành cho giới trẻ của năm 1997 được đánh giá tích cực nhờ tạo thêm 310 000 chỗ làm trong thời gian từ 1997 đến 2002 và đă có tới gần 500 000 thanh niên dưới 25 tuổi chen chân được vào thị trường lao động qua ngả này.

Rfi
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	CGT%20Aulnay_0.jpg
Views:	6
Size:	23.4 KB
ID:	405384  
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.