Đây là tên thân mật mà nhiều người dùng để gọi gọi nghệ sĩ Linh Phượng, Việt kiều yêu nước tại Mỹ, người rất năng nổ hoạt động trong phong trào ǵn giữ bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Nghệ sĩ Linh Phượng
Là đại biểu dự Hội Nghị Phụ Nữ Việt Nam ở nước ngoài khai mạc ngày 19/11 tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, nghệ sĩ Linh Phượng đă có tham luận tŕnh bày những kinh nghiệm thực tế và đưa ra những đề nghị có tính khả thi cao để kết nối phong trào ǵn giữ bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt trong nước và nước ngoài.
Chị cho rằng có thể thông qua Ẩm thực, tiếng Anh, Internet và nghệ thuật dân ca Việt để thực hiện mục tiêu duy tŕ và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam trong các thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài.
Chị nêu rơ: “ Kinh nghiệm tại nước ngoài cho thấy nghệ thuật ẩm thực của người Việt có hạng rất cao trên thế giới. Con cái Việt Nam, dù lớn lên ở nước nào, cũng đều thích thức ăn Việt Nam hơn là thức ăn bản xứ. Các em rất hănh diện về thức ăn Việt Nam. Và đó là nét văn hóa Việt Nam đầu tiên mà các em đem ra giới thiệu với bạn bè bản xứ.
Cho nên nếu chúng ta bắt đầu bằng ẩm thực để đưa các em sâu hơn vào văn hóa Việt Nam th́ đó là một cuộc khám phá rất sâu sắc và đầy hứng thú.
Theo chị Linh Phượng, đa số con em người Việt ở nước ngoài rành tiếng Anh, kể cả ở các nước ít nói tiếng Anh. Các thế hệ trẻ hiện nay ở trong nước cũng rành tiếng Anh hơn bất kỳ ngoại ngữ nào khác. V́ vậy chúng ta cần nghĩ đến việc dùng tiếng Anh để giáo dục văn hóa và lịch sử cho các em ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích các em trong nước phát triển việc dùng tiếng Anh để kết nối với bạn bè quốc tế và để làm việc sau này. Tất cả các điều này chúng ta đều có thể thực hiện dễ dàng ít tốn kém với Internet.
Qua nhiều năm tham gia các hoạt động nghệ thuật ở Mỹ, Linh Phượng thấy thực tế các dân tộc đều rất chú ư ǵn giữ bản sắc văn hóa và truyền thống của họ và chị đă tích cực tham gia nỗ lực bảo toàn, ǵn giữ và phát triển nền dân ca, âm nhạc bản sắc của Việt Nam với mong muốn Văn hóa Việt Nam có đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa nhân loại.
Trong một chương tŕnh giới thiệu văn hóa VN trong tháng “Di sản châu Á”, do kênh truyền hinh 56 của Mỹ và đài VOA tổ chức, Linh Phượng được mời tham gia và đặc biệt thành công với các tiết mục dân ca tiêu biểu Bắc Trung Nam.
Theo chị, các cộng đồng ở Hoa Kỳ chẳng những nhiệt liệt hưởng ứng mà c̣n rất thích thú t́m hiểu về nền dân ca, dân nhạc Việt Nam v́ qua đó họ hiểu được tập quán văn hóa, và ước vọng hướng tới cái hay, cái đẹp, cái thiện – hay nói một cách khác là cái ánh sáng lung linh, huyền ảo đặc biệt trong lành, thuần khiết của tâm hồn người Việt Nam chúng ta”.
Hạnh phúc lớn nhất của Linh Phượng là trong hoạt động nghệ thuật tôn vinh bản sắc Việt, chị luôn nhân được sự cỏ vũ và giúp đỡ nhiệt thành của những người hâm mộ, đặc biệt là chồng chị- anh Trần Đ́nh Hoành, một nghệ sĩ ghi ta vẫn thường tham gia đệm nhạc cho các tiết mục của Linh Phượng.
Nghệ sĩ Linh Phượng và Tiến sĩ Trần Đ́nh Hoành
Là một tiến sĩ luật học đặc biệt nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Anh Trần Đ́nh Hoành đă từng từ chối một chức vụ chuyên môn rất cao chỉ v́ muốn làm công việc ǵ đó để sau này có thể giúp vào việc xây dựng quê hương VN. Anh đă từng về nước tham gia huấn luyện nghiệp vụ cho các cán bộ tư pháp. Năm 2008 anh Trần Đ́nh Hoành được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng bằng khen v́ “Đă có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng đất nước".
Tiến sĩ Trần Đ́nh Hoành cũng là người giới thiệu với bạn bè thế giới về 10 cô gái anh hùng hy sinh ở Ngă ba Đồng Lộc bằng bản dịch tiếng Anh tuyệt vời bài thơ của nhà thơ Vương Trọng.
Anh kể: “Đầu tháng 5/1995 tôi về thăm Hà Nội. Đoàn Việt Kiều chúng tôi được tổ chức một chuyến đi về Nghệ An thăm quê hương Bác Hồ và thăm Đồng Lộc. Khi đến đây, nh́n thấy mảnh đất quê hương nghèo nàn, nắng gắt, nh́n chứng tích chiến tranh với những hố bom, nghe câu chuyện kể về 10 cô gái đă cùng hy sinh giữa tuổi đôi mươi và thấy 10 ngôi mộ của các cô nằm thẳng hàng bên nhau, tôi thực sự xúc động. Thương cho quê hương c̣n nhiều khó khăn và thật tiếc cho những mảnh đời bị cắt ngang trong khi đang tràn đầy nhựa sống... Những năm sau đó, những h́nh ảnh về Đồng Lộc nhiều lần trở lại trong tôi, nhất là khi có những sự kiện đặc biệt đánh thức kư ức, như khi tôi đọc cuốn Nhật kư Đặng Thùy Trâm.
Mùa hè năm 2005, một người bạn của tôi - chị Diệu Ánh - thực hiện chuyến du hành trên Đường ṃn Hồ Chí Minh. Ghé qua Đồng Lộc, thấy bài thơ của anh Vương Trọng khắc trên bia đá, chị đă chụp lại và gửi qua e-mail cho tôi. Chị Diệu Anh làm vậy v́ biết tôi rất thích thơ và đă dịch vài bài thơ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Bài thơ “Lời thỉnh cầu ở Nghĩa Trang Đồng Lộc” của anh Vương Trọng làm tôi thực sự cảm động v́ nó khơi lại trong tôi kư ức về Đồng Lộc năm xưa. Tôi đă lập tức chuyển dịch sang tiếng Anh và đăng lên diễn đàn về Việt Nam do tôi quản lư.
Sau đó anh Vương Trọng cho tôi biết sẽ làm việc với Sở VH-TT Hà Tĩnh để thực hiện việc khắc bài thơ bằng tiếng Anh lên đá và sẽ dựng bên cạnh bia khắc bản tiếng Việt” .
Lời thỉnh cầu ở Nghĩa Trang Đồng Lộc
Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi
C̣n hương nữa hăy dành phần người khác
Ngă xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Ḷng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi!
Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, ḱa!
Ơi các em cổ quàng khăn đỏ
Bên bia mộ, xếp hàng nghiêm trang thế
Thương các chị lắm phải không? Th́ hăy quay về
T́m cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống
Các chị c̣n khao khát bóng cây che!
- Hai bảy năm trôi qua, chúng tôi không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm lại trở về Đồng Lộc
Thương nhớ chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo
Nắm ḿ luộc chia nhau, rồi vác cuốc ra đường!
- Cần ǵ ư? Lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang…
Vương Trọng
(Đồng Lộc, ngày 5/7/1995)
Nguồn: Sơn Hà/ Tamnhin