Đi công tác ở các tỉnh miền Tây mà tôi thấy xót xa cái thân phận con người.
Một gia đ́nh với 2 vợ chồng già ngoài 70 tuổi và KHÔNG CÓ LƯƠNG HƯU. Hai vợ chồng bán cái quán nhỏ, mỗi tháng kiếm 2 triệu là phà phà đủ sống. Ông chồng là thương binh của “bên thua cuộc”, mất một cánh tay trong cuộc chiến, sau 75 th́ đi “cải tạo” đâu đó vài năm.
Tôi nghĩ mà kinh hăi nhất là, già cả mà không có một đồng hưu trí, vẫn phải tự lao lực mưu sinh.
Nghĩa trang dày đặc từ miền Bắc, xuyên qua dăy Trường Sơn đổ vào bên trong, 1 triệu mạng sống, hàng chục ngh́n, trăm ngh́n gia đ́nh mất mát.
Một bên chấp nhận hy sinh thiệt hại nhiều gấp 3-4 lần bên kia trong 1 giai đoạn để chiến thắng bằng mọi giá, đánh cho đối thủ CÚT và NHÀO, nhưng đổi lại là từ 1975 đến nay dân tộc VN vẫn phải lang thang khắp nơi kiếm ăn ở nước ngoài. C̣n lănh đạo CS th́ cũng đi nước ngoài xin xỏ khắp nơi, thanh niên tốt nghiệp đại học th́ lái xe Grab.
Khi nói về người Việt hải ngoại, lực lượng dư luận viên và ak45 thường miệt thị, gọi là „nail tộc“, „bưng phở“. Trên thực tế, chính phủ nhiều cường quốc như Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Đan Mạch, Mỹ, Canada, Úc ... đều đă lên tiếng khen ngợi người Việt hội nhập thành công và có nhiều đóng góp hữu ích, phong phú vào quê hương thứ hai.
Một thống kê năm 2019 của Viện Gallup, cho thấy có đến 70% người trưởng thành ở Hoa Kỳ – thuộc các chủng tộc, giới tính, đảng chính trị và thu nhập – đều nh́n nhận rằng giấc mơ Mỹ là điều có thật, và có thể đạt được. Bên cạnh đó, có đến 80% triệu phú tự lập là người nhập cư lẫn người Mỹ gốc. Trong danh sách 500 công ty thành công (Fortune 500), người ta t́m thấy có ít nhất một người sáng lập là người nhập cư hoặc con của người nhập cư, theo số liệu thống kê từ New American Economy. Và cho đến ngày hôm nay, Hoa Kỳ vẫn là điểm đến hàng đầu cho những người nhập cư có ước mơ lớn. Hiện có 20% người nhập cư trên thế giới đang ở Mỹ.
Giấc mơ Mỹ hôm nay rất dễ t́m thấy riêng trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại, với đủ mọi ngành nghề để tạo nên sự an cư, thịnh vượng với suy nghĩ tự quyết của ḿnh, bao gồm cả những người Việt nhọc nhằn khởi đầu cuộc đời trên đất Mỹ với nghề nail, mà vốn luôn bị sỉ nhục từ hệ thống tuyên truyền thân nhà cầm quyền.
Trong con số hơn $15 tỷ kiều hối về Việt Nam hàng năm, chắc chắn có không ít tiền từ “nail tộc” – một loại ngôn từ miệt thị vô cớ quen thuộc. Thậm chí là tiền dư dả của người nghỉ hưu, do không có ai trong số họ bị đánh thuế 10% tiền thất nghiệp hay về hưu như những người công nhân nghèo khổ ở quê nhà.
Trong một chuyến đi xe ôm thời công nghệ mới ở Sài G̣n, tôi nghe anh lái xe kể về cuộc sống chật vật nhưng đầy ước mơ của anh, là làm sao để mở được một cái trường nhỏ dành riêng các đứa nhỏ bị sứt môi đă được chữa lành. “Hoặc là một chỗ sinh hoạt chung cho những đứa như vậy”, anh nói. Giấc mơ đó xuất phát từ việc con anh bị sứt môi, dù được giải phẫu nhưng những vết tích nhỏ c̣n lại khiến nó luôn bị bạn bè đồng lứa chọc ghẹo. “Những đứa nhỏ cùng hoàn cảnh, t́m thấy nhau sẽ tự tin và trở thành người có tâm hồn tự nhiên mạnh mẽ trong xă hội”, người chạy xe ôm mà tôi không c̣n nhớ tên, nói.
Lúc chia tay, tôi hỏi anh là liệu khi nào anh làm được. Người đàn ông nhỏ tuổi hơn tôi, sạm nắng và tóc đă bạc, thú thật là anh không biết khi nào mới làm được nhưng mỗi khi nh́n con, anh cứ ước mơ vậy. “Th́ ḿnh cứ mơ thôi”, anh cười, và chạy xe đi.
Có một loại giấc mơ Việt được gọi tên ngay trên đất nước ḿnh, nhưng đích đến sao nghe xa xôi quá. Khi nghe tin thời sự thông báo nghề chạy xe ôm công nghệ bị đánh thuế hàng ngày 30%, rồi cuối năm lại có thể bị đánh thuế thu nhập thêm 10%, tôi càng hiểu ước mơ của anh xa vời hơn bao giờ hết, khi bữa cơm hàng ngày bị cắt xén tàn tệ đến vậy. Giấc mơ Việt hôm qua ắt giờ đă đổi chiều, chỉ mong sao cho gia đ́nh không thiếu hụt bữa cơm hàng ngày.
*****
Nghề làm nail trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có một ma lực khủng khiếp. Bất kể bạn là cô gái đang thanh xuân đẹp đẽ hay người sắp 60 gối mỏi tay run, một khi đă sống được với nail rồi th́ khó rút chân ra.
Nhiều bạn bè ở Việt Nam, sắp sang Mỹ định cư hay hỏi tôi:
- Nghề nào dễ kiếm tiền nhất ở Mỹ?
- Làm nail.
- Nghề nào cực nhất ở Mỹ?
- Làm nail.
- Nghề nào dễ nổi khùng nhất ở Mỹ?
- Làm nail.
- Nghề nào bạc nhất nước Mỹ? Làm nail luôn hả?
Họ tự hỏi rồi cũng tự trả lời luôn.
Thời điểm cực thịnh nhất của nghề nail là những năm 1980 tới trước năm 2008. Nhà nhà làm nail, người người làm nail. Một bộ full-set ngày đó tới 50 USD. Tiệm nào cũng đông nườm nượp khách.
Nhưng từ năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng, nghề nail cũng suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp. Các chủ tiệm cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá xuống cực thấp để hút khách về ḿnh. Bộ full-set giảm xuống c̣n 30 USD, có nơi chỉ 20 USD. Nhiều người làm nail thường mua nhà to, xe đẹp, đâm ra thiếu nợ lớn ở ngân hàng. Tới khủng hoảng, trả không nổi nên bị lấy nhà, lấy xe.
Những năm gần đây, nghề nail cũng dần trở lại vị trí “huy hoàng”. Nhiều tiệm mới được “build” (xây) mọc đầy đường. Chủ kiếm được nhiều tiền hơn. Thợ dư rủng rỉnh. Nhưng có điều giá vẫn rẻ ̣m, cố đẩy mà lên hổng nổi. Nhiều thành phố đông dân nghèo, một bộ full-set c̣n có 15 USD. Ngồi cả ngày làm găy lưng chắc mới kiếm được tiền. Mùa hè c̣n vậy, mùa đông ế chắc lắm.
Tôi giờ học hành thành tài, ra trường có việc làm quản lư bất động sản lương bổng ổn định, được đi đây đó khắp nơi, cũng nhờ những đồng tiền anh chị tôi chăm chỉ lẫn đắng cay kiếm được trong các hăng xưởng, tiệm tóc với nail, những ngày chập chững sang Mỹ định cư, để tôi yên tâm đến trường t́m cho ḿnh con chữ.
Tôi khẳng định một điều, ở Mỹ, không có nghề nào dễ kiếm tiền như nail hết. Nếu người mới sang không biết tiếng Anh tiếng u, phải đi lặt rau, làm cá, chặt thịt trong chợ hay phụ bếp, bồi bàn, lương chẳng được là bao đă vậy c̣n cực khổ kinh hồn. Xin vô mấy công ty của Mỹ làm lao công, quét dọn, nhặt rác, lau nhà vất vả cũng chẳng thua ai
Hai nghề chân tay nhiều người Việt theo đuổi là tóc với nail cũng có “số phận” khác nhau. Nếu như thợ hớt tóc phải học cả năm trời, tốn ngàn giờ, với giá mấy ngàn đô la, trải qua kỳ thi khó khăn mới được cấp bằng hành nghề th́ nghề nail lại dễ thở hơn nhiều lần.
Nhiều người quen tôi tiếp xúc, dù luôn miệng bảo chán làm cái nghề này lắm nhưng nail có một ma lực khủng khiếp, đă đặt chân vào rồi, khó mà rút ra được. Nghề này không được đăi ngộ, phải chiều chuộng bao lượt khách lạ lẫn quen, ngày ngày hít hóa chất độc hại bay đầy trong tiệm hay cắn răng, nhắm mắt giả lơ trước sự chèn ép của đồng nghiệp. Bất kể bạn là cô gái hay chàng trai đang thanh xuân đẹp đẽ, hay những cô chú tuổi sắp sáu mươi, gối mỏi, tay run, một khi đă sống được với nail rồi khó mà rút chân. Đơn giản, số tiền kiếm được mỗi ngày đủ đảm bảo cho họ một cuộc sống đủ đầy.
Vẫn chưa bỏ nghề dù rất muốn
Tôi hay nhớ cô bạn xinh đẹp thuở sinh viên luôn từ chối sự giúp đỡ của gia đ́nh v́ ba má c̣n nuôi mấy đứa em. Cô xin vào tiệm nail làm kiếm tiền đóng học phí. Gặp tiệm cũng dễ, rảnh lúc nào vô lúc đó để làm. Thợ nào cũng né làm chân, đẩy hết qua cho cô.
Bạn bảo nhiều bữa về nhà, hai tay mỏi nhừ, bưng tô cơm lên mà nghĩ tới những bàn chân to đùng, da dẻ dày khui, mang giày suốt tháng quanh năm của người Mỹ mà nuốt không trôi miếng ăn đang lừng khừng ngay cuống họng.
Phải bỏ nghề khi ra trường kiếm việc văn pḥng làm thôi. Đó là ước mơ giản dị và nhỏ nhoi nhất của bạn. Nhưng ông trời vốn trêu ngươi, bạn đi xin việc khắp nơi, được nhận rồi, nhưng hễ nghe tới lương là… rút.
Có lần cô ấy xin vô công ty tôi làm. Tôi bảo bên này thư kư chỉ nhận chưa tới 15 USD/giờ, rồi phải đóng thuế thu nhập nữa. Chịu nổi không? Tất nhiên là không. Khi đă quen với xấp tiền mặt lănh mỗi hai tuần, quen với những đồng tiền "tip" tuy lẻ tẻ nhưng dồn lại cũng lên cả ngàn USD mỗi tháng, th́ việc lănh cái check ra bị trừ một nùi thuế và phí, làm sao đủ để trả tiền xe, tiền nợ học phí và giúp đỡ ba má trả bớt tiền nhà và nuôi mấy đứa em.
Hai đứa ra trường đă gần 15 năm. Bạn giờ có chồng, đẻ cái, sinh con. Thỉnh thoảng gặp nhau, những vết dị ứng hóa chất vẫn hằn trên đôi tay. Tôi vẫn một chỗ làm hoài. Bạn vẫn chưa bỏ nghề dù rất muốn. Hai vợ chồng mới mua cái nhà. Ráng cày thêm một hai năm nữa, rồi kiếm cái tiệm nào nho nhỏ cho bớt cực, có thời gian rảnh cho con.
*****
Người Việt tại Mỹ vô cùng thành công với nghề nail. Nhưng nguồn gốc câu chuyện thú vị này ít người biết được.
Vào năm 1975, khi ngôi sao điện ảnh Hollywood Tippi Hedren - người nổi tiếng trong bộ phim kinh dị The Birds đến thăm Làng Hy Vọng của người Việt gần Sacramento, California. Đây là làng tập trung phần lớn những người Việt vượt biên xin tị nạn. Trong chuyến đi, bà Hedren đă băn khoăn suy nghĩ về việc đào tạo một kỹ năng hay ngành nghề nào đó để giúp những người Việt này tự nuôi sống bản thân trên đất Mỹ.
Khi gặp một nhóm phụ nữ người Việt, bà ngạc nhiên nhận thấy họ ngắm rất say mê móng tay của ḿnh.
"Chúng tôi đang cố gắng định hướng nghề nghiệp cho họ th́ họ tỏ ra rất thích những chiếc móng tay của tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau và tôi bảo các chị có muốn học làm móng không. Họ đồng ư và rất vui mừng", ngôi sao Hedren ngôi sao kể lại.
Chị Thuan Le, một học viên ngày đó kể:
"Nhóm chúng tôi đứng gần cô ấy và nh́n thấy móng tay của cô ấy rất đẹp. Tôi nh́n vào mắt Hedren và biết rằng cô ấy đang suy nghĩ điều ǵ đó. Cô ấy bảo các chị có thể học làm móng. Chúng tôi nh́n nhau, c̣n cô ấy nói lặp lại : đúng, sơn sửa móng!".
Nói là làm. Ngay sau đó, diễn viên Hedren mở một lớp học địa phương để dạy cho 20 phụ nữ Việt đầu tiên cách làm móng tay. Nhiều người trong số đó sau này định cư và hành nghề ở Nam California, làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ bộ mặt của ngành công nghiệp làm móng trong khu vực.
Theo tạp chí Nail, hiện nay 80% thợ làm móng ở Nam California và 51% trên cả nước Mỹ là người Việt. Thị trường nail tại Mỹ đă bị người Việt chiếm lĩnh khuynh đảo làm mưa làm gió trong hàng chục năm qua. Và trong các thợ làm móng thành danh ngày hôm nay, có cả "hậu duệ" của 20 phụ nữ mà ngôi sao Hedren đă gặp và dạy nghề từ thuở ban đầu.
Nói một cách vui, ngôi sao Hedren chính là "bà Tổ" của nghề nail Việt trên đất Mỹ , là người đă đặt nền móng cho những người Việt bơ vơ có được một nghề nghiệp thành công ăn nên làm ra như bây giờ !
Tuy nhiên, thế hệ người Việt di tản gốc Mỹ đời thứ 2 thứ 3 bắt đầu dần xa lánh nghề này