Đă gần 1 năm qua, từ khi kết thúc vụ khủng hoảng ở Cty CP Thủy sản B́nh An (Bianfishco), sáng 26.11 ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) đă thật sự gây ấn tượng về chuyện “tái cơ cấu nợ”.
Làm diễn giả bất ngờ
Tŕnh bày tham luận về “kinh nghiệm tái cơ cấu nợ” của ông Trí tại một diễn đàn gần đây đă gây sự chú ư của các đại biểu và giới truyền thông.
Vẫn với cách nói bộc trực, không rào đón, ông Trí khái quát những khó khăn của nền kinh tế cũng như thực trạng của ngành thủy sản cả nước. Việt Nam đă trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, đặc biệt đối với lĩnh vực cá tra, Việt Nam đang chiếm hơn 90% thị phần của thế giới.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp cá tra đang lao đao v́ sự cạnh tranh không lành mạnh một số doanh nghiệp (DN) thủy sản trong nước, cộng với những khó khăn bên ngoài. Nhiều DN chế biến, xuất khẩu cá tra đang “chết hoặc bệnh”, rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía.
Ông Trần Văn Trí tŕnh bày kinh nghiệm "tái cấu trúc"
Ông Trí thẳng thắn góp ư: “Khi chúng tôi làm ăn được th́ các cơ quan nhà nước thường xuyên lui tới, đến khi chúng tôi gặp khó khăn th́ chẳng thấy ai đến chia sẻ, giúp đỡ, trong khi đó mới là lúc DN rất cần sự có mặt của các anh”.
Để ngăn chặn t́nh trạng hàng loạt DN phá sản, ông Trí đề nghị: Ngân hàng cho nới rộng tín dụng để các DN, nông dân dễ tiếp cận nguồn vốn hơn; không nên h́nh sự hóa các cơ quan tổ chức tín dụng... Ông Trí tin rằng ngành thủy sản sẽ sớm vượt qua khó khăn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh trở lại.
Giải cứu những ca bệnh hiểm nghèo
Trong giờ giải lao, ông Trí được các phóng viên vây quanh. Vấn đề giới truyền thông quan tâm là bằng cách nào ông đă giải cứu thành công nhiều DN “bệnh” nặng, trong đó có Bianfishco.
Theo ông Trí, Bianfishco do bà Diệu Hiền làm tổng giám đốc từng có vị trí quan trọng trong xuất khẩu thủy sản cả nước, lúc cao điểm đă tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Thế nhưng, năm 2011 Cty bắt đầu thua lỗ. Đến tháng 3.2012 Cty rơi vào khủng hoảng với số nợ nông dân gần 260 tỉ đồng, nợ tín dụng gần 1.200 tỉ đồng.
Ông Trí góp phần tháo gỡ khó khăn ngành cá tra.
Ngày 25.8.2012 Cty thực hiện tái cấu trúc thành công, trả nợ dứt điểm cho nông dân. Sau khi tái cơ cấu, Cty dần đi vào ổn định, khôi phục sản xuất và lợi nhuận ngày càng cao.
Trong 10 tháng đầu năm 2013 doanh số xuất khẩu đạt 240 tỉ đồng (cùng 60 tỉ đồng kinh doanh nội địa). Với thị trường xuất khẩu mở rộng ra Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Trung Đông, hiện Bianfishco đang sản xuất 3 ca/ngày. Đây là thời điểm Cty tăng tốc, ước tính 2 tháng cuối năm 2013 Cty đạt doanh thu 300 tỉ đồng, lợi nhuận cả năm ước đạt 60 tỉ đồng...
Sau khi giải cứu thành công Bianfishco, ông Trần Hữu Trí đă làm tương tự đối với Cty CP Thủy sản Phương Nam ở Sóc Trăng. Đó là lúc Phương Nam bị khủng hoảng với số nợ hơn 1.700 tỉ đồng vào tháng 5.2013.
Bằng cách “tái cơ cấu”, ông đă giúp Phương Nam duy tŕ sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8.2013 đạt 3,1 triệu USD, lợi nhuận khoảng 6,6 tỉ đồng; tháng 9.2013 đạt 3,3 triệu USD, lợi nhuận 4,9 tỉ đồng... Nhiều khách hàng truyền thống từ Mỹ, Nhật, EU đă quay lại với Cty.
Mới đây nhất, ông Trí lại xông vào “điểm nóng” khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT Cty CP chế biến thực phẩm Sông Hậu khi DN này đă ngừng hoạt động, đứng bên bờ vực phá sản. Hiện Cty đă đi vào hoạt động trở lại.
“Qua các Cty điển h́nh vượt qua “tâm băo” cho thấy kết quả “tái cấu trúc” đạt được như sau: Nhà nước không cần bỏ vốn; tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động; các tổ chức tín dụng không mất vốn; mang nguồn ngoại tệ về góp phần xây dựng đất nước...” - ông Trí kết luận.
(Theo Lao động)