Sự phá sản của mô h́nh tập đoàn kiểu Vinashin - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sự phá sản của mô h́nh tập đoàn kiểu Vinashin
Vào tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đă công bố quyết định chính thức xóa bỏ mô h́nh tập đoàn Vinashin, tức là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và chuyển sang thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế hoàn toàn mới là SBIC. Sư kiện này cho thấy sự phá sản không chỉ của mô h́nh tập đoàn kinh tế, mà c̣n của toàn bộ cái gọi là vai tṛ “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước.


Vinashin đă trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ
DR
Như vậy, chỉ trong ṿng năm qua, đă có ba mô h́nh tập đoàn chính thức được dừng “thí điểm”. Trước Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam VNIV và Tập đoàn đầu tư và phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam HUD vào tháng 10 năm ngoái cũng đă bị dừng thí điểm, chuyển xuống thành mô h́nh tổng công ty như cũ, chỉ sau hai năm hoạt động, v́ bị xem là “đă bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị, hiệu quả thu về không tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao”.

Sau một thời gian dài được tuyên dương như là những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, mô h́nh tập đoàn theo kiểu Vinashin rơ ràng là đă bị phá sản. Không chỉ Vinashin, mà nhiều tập đoàn khác của Nhà nước cũng trong t́nh trạng nợ nần chồng chất v́ làm ăn thua lỗ và quản lư kém cỏi, như trường hợp của Tập đoàn Vinalines. Sự phá sản này không phải chỉ là do những sai phạm của các lănh đạo tập đoàn, mà c̣n do các vấn đề mang tính cơ cấu của mô h́nh tập đoàn, đặc biệt là vấn đề quản trị và minh bạch.

Trước hết, việc chuyển Vinashin từ mô h́nh tập đoàn Nhà nước thành tổng công ty Nhà nước đang đặt ra nhiều câu hỏi, nhất là về vấn đề nợ của tập đoàn này, lên tới 86 ngàn tỷ đồng, chưa kễ các khoản lỗ tổng cộng hàng ngàn tỷ đồng, như nhận định của kinh tế gia, tiến sĩ Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hà Nội:

“ Đấy là một sự chuyển đổi chậm và trễ, nhưng cơ bản là đúng đắn, và nó chứng tỏ những nỗ lực trong những năm qua để tái cơ cấu và vực dậy Vinashin đă không thành công và bây giờ phải chuyển về mô h́nh tổng công ty.

Vấn đề ở đây là việc chuyển mô h́nh như thế liệu có sẽ giải quyết được vấn đề nợ của Vinashin hay không, năng lực cạnh tranh của Vinashin có được nâng cao không, hay đó chỉ là việc đổi tên, “ve sầu thoát xác”? Cho tới nay, những thông tin được công bố lên quá ít để có thể đánh giá được đầy đủ rằng đây có phải một sự tái cấu trúc toàn diện, hay đây là việc tái cấu trúc để thoát khỏi h́nh ảnh Vinashin, để các công ty trong c̣n lại trong tổng công ty mới, có thể hoạt động một cách tốt hơn?"

Cũng theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vinashin làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất không phải chỉ là do những sai phạm của các lănh đạo tập đoàn này, mà c̣n do những vấn đề mang tính cơ cấu, đặc biệt là do vấn đề quản trị các doanh nghiệp Nhà nước:

“ Việc sụp đổ của Vinashin rơ ràng là có những sai phạm của những người lănh đạo tập đoàn này. Một số người đó đă bị xử tù, một số khác đă bị xử lư. Tuy vậy, không chỉ riêng họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, mà chính cái khung pháp lư, mô h́nh quản trị doanh nghiệp ở đây có vấn đề.

Trước hết, các tập đoàn đă được thành lập thí điểm. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đă cam kết sẽ tạo ra sự b́nh đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, cho nên đă xóa bỏ Luật doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn.

Riêng về tập đoàn th́ luật doanh nghiệp không có quy định ǵ cả, mà chỉ nói tập đoàn là “một tổ chức kinh tế co quy mô lớn” , quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế quản lư do chính phủ quy định. Chính phủ cũng chẳng có quy định ǵ cụ thể hơn về mô h́nh quản trị các tập đoàn.

Trước một tài sản rất lớn và trước cám dỗ, khi mà giá đất và bất động sản tăng cao, các tập đoàn, nhiều hay ít, đều đă đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, trong khi các nhiệm vụ chủ yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh, về vận dụng khoa học công nghệ chưa được quy định rơ ràng.

Mô h́nh quản lư các tập đoàn ở Việt Nam hiện nay c̣n khác xa so với mô h́nh mà khối OECD đă khuyến nghị, như về công khai minh bạch, trách nhiệm đối với người góp vốn, cơ chế giám sát quyền lực. Đặc biệt là cơ chế bổ nhiệm nguồn nhân lực chủ chốt, OECD khuyến nghị là phải thực hiện công khai minh bạch, bổ nhiệm trên cơ sở có hợp đồng trách nhiệm, trong một số năm nhất định.

Ở Việt Nam, việc bổ nhiệm ( các lănh đạo tập đoàn ) chủ yếu được thực hiện qua các cơ quan Đảng và cũng không nói rơ là bổ nhiệm trong thời gian bao lâu. V́ vậy, như trong trường hợp Vinashin, khi ông Phạm Thanh B́nh bị bắt, th́ đă bổ nhiệm ông Trần Quang Vũ và sau ba tháng th́ ông Trần Quang Vũ cũng bị bắt, th́ lại bổ nhiệm một ông khác nữa.

Qua đó chúng ta thấy rằng cái mô h́nh quản trị doanh nghiệp của Việt Nam cần phải có sự đổi mới hết sức mạnh mẽ. Nếu không, chúng ta sẽ không biết được rằng c̣n có bao nhiêu Vinashin tiềm tàng. Đó là điều chúng ta không mong muốn, v́ điều ấy sẽ rất là nặng nề và tai hại cho nền kinh tế ”.

Trong bản báo cáo cập nhật t́nh h́nh kinh tế Việt Nam công bố vào tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thế giới cũng đă lưu ư rằng, đă hơn hai năm kể từ khi chính phủ Hà Nội để ra chủ trương cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tiến bộ đạt được c̣n hạn chế. Theo Ngân hàng Thế giới, việc quản trị các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nước nói riêng, c̣n cần phải được cải thiện hơn nữa.

Báo cáo này đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề công khai thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo Ngân hàng Thế giới, cho tới nay, các doanh nghiệp Nhà nước không báo cáo các thông tin cần có để giám sát, đánh giá, theo dơi. Không hề có tập đoàn kinh tế Nhà nước nào báo cáo và chỉ có các tổng Công ty Nhà nước báo cáo “thông tin tài chính tổng hợp”. Ngân hàng Thế giới cho rằng, các chuẩn mực về công khai thông tin của Việt Nam thấp hơn so với các nước có hoàn cảnh tương đồng và với các nước ngang hàng trong khu vực.

Với những yếu kém nghiêm trọng nói trên, kinh tế Nhà nước có c̣n xứng đáng đóng vai tṛ “chủ đạo” hay không? Cho tới nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách rơ ràng về khái niệm kinh tế Nhà nước. Một số chuyên gia kinh tế c̣n cho rằng vẫn có sự nhầm lẫn giữa kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp Nhà nước, như lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

“ Nội hàm của khái niệm kinh tế Nhà nước chưa rơ ràng. Kinh tế Nhà nước bao gồm những ǵ? Kinh tế Nhà nước có phải chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước hay không? Và nếu như kinh tế Nhà nước bao gồm cả tài nguyên, rừng biển, lại bao gồm cả ngân sách, bảo hiểm, th́ khái niệm đó có sự lẫn lộn giữa các bộ phận của chính phủ với bộ phận của doanh nghiệp.

Kinh tế Nhà nước chủ đạo là khái niệm rất xa lạ với kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người ta phát huy tối đa cái năng động, tính nhanh nhạy, sự tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước chỉ làm những ǵ mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn làm, để bảo đảm cho kinh tế thị trường hoạt động một cách trố chảy, hiệu quả hơn. Tức là Nhà nước có thể tạm thời đảm nhận việc sản xuất điện. Nhưng trong tương lai, khi khu vực tư nhân mạnh lên, th́ Nhà nước sẽ dần dần nhường khu vực đó cho kinh tế tư nhân. Nếu khẳng định ngay từ bây giờ kinh tế Nhà nước là chủ đạo, th́ kinh tế tư nhân làm sao có thể cạnh tranh được.

Vả lại Việt Nam hiện đang đàm phán gia nhập TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương. Trong chương nói về doanh nghiệp Nhà nước, TPP yêu cầu là các doanh nghiệp Nhà nước phải được đối xử một cách công bằng, công khai, minh bạch và không được có ưu đăi. Nếu có ưu đăi th́ lập tức các doanh nghiệp có thể kiện Nhà nước ra toà. Điều đó không phù hợp với cái gọi là “kinh tế Nhà nước nắm vai tṛ chủ đạo”, nhất là khái niệm này hiện vẫn chưa được định nghĩa một cách rơ ràng ”.

Tóm lại, việc chính phủ Việt Nam cuối cùng phải chuyển Vinashin từ mô h́nh tập đoàn xuống thành mô h́nh tổng công ty cho thấy sự phá sản không chỉ của mô h́nh tập đoàn kinh tế, mà c̣n của toàn bộ cái gọi là vai tṛ “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước.

Các doanh nghiệp Nhà nước cho tới nay vẫn được hưởng rất nhiều ưu đăi từ chính sách, cơ chế, cho đến đất đai, vốn đầu tư, lăi suất ngân hàng để đóng vai tṛ chủ lực, thế nhưng kết quả lại không tương xứng với những ưu đăi đó, làm ăn ngày càng thua lỗ, nợ nần ngày càng chồng chất, thua xa khu vực tư nhân.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương, chính phủ Hà Nội không có con đường nào khác là phải đảy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, để các doanh nghiệp này thực sự hoạt động theo đúng quy luật của một nền kinh tế thị trường.

RFI
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 12-03-2013
Reputation: 344109


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 123,775
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	vinashin-400.jpg
Views:	14
Size:	18.0 KB
ID:	542395
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,341 Times in 5,310 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 34 Post(s)
Rep Power: 158 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09666 seconds with 13 queries