Xuất khẩu vào Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh đă đem đến cho VN mức thặng dư thương mại khủng.
Nông thủy sản lép vế so với hàng công nghiệp gia công xuất khẩu vào Mỹ, EU - Ảnh: D.Đ.M |
Lợi thế của VN
Tổng giám đốc Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) Nguyễn Văn Đấu cho biết trong năm 2013, công ty xuất hơn 15.000 tấn rau củ quả vào thị trường EU, tăng tới 50% so với năm ngoái. Đối với thị trường Mỹ, ông Đấu cho hay xuất khẩu năm nay đạt hơn 5.000 tấn, tăng 40% so năm 2012 và dự kiến tăng trưởng 17% vào năm 2014. Những mặt hàng mà Antesco xuất vào Mỹ, EU có bắp non, đậu nành, khóm… Riêng hai thị trường này đă chiếm 80% sản lượng, 20% c̣n lại xuất vào các nước châu Á. “Khoảng trống thị trường Mỹ, EU là rất lớn cho doanh nghiệp (DN) nông sản VN khai thác”, ông Đấu kết luận.
Cùng quan điểm, ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty may Sài G̣n 3, thừa nhận Mỹ và EU là hai thị trường c̣n nhiều khoảng trống cho DN Việt. Trái ngược với năm ngoái, lượng hàng của công ty xuất khẩu vào hai thị trường này sụt giảm sâu nhưng qua năm nay, nhu cầu đơn hàng của nhà nhập khẩu đă tăng mạnh trở lại. “Với Sài G̣n 3, từ nhiều năm qua, thị trường truyền thống vẫn là Nhật Bản, chiếm 50%; phần c̣n lại là Mỹ và EU. Tuy nhiên, có năm, sức mua từ Nhật giảm xuống c̣n 40%, nên chúng tôi đẩy mạnh hàng vào Mỹ, EU để bù đắp”, ông Hồng nói. Hiện nay, cơ hội để các DN dệt may đưa hàng vào Mỹ là rất lớn, bởi khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái B́nh Dương (TPP) được kư kết, hàng dệt may sẽ rộng cửa hơn nhiều.
Rau củ quả, thủy sản, dệt may… chính là những mặt hàng quan trọng đem đến lợi thế cho VN trong quan hệ thương mại giữa với Mỹ, EU.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2013, VN đă xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt 19,4 tỉ USD nhưng nhập khẩu chỉ dừng ở con số 4,2 tỉ USD. Như vậy, thặng dư thương mại đối với Mỹ lên tới 15,2 tỉ USD. Ngay sau Mỹ, VN xuất siêu sang EU 11 tỉ USD. Cụ thể, xuất khẩu đạt khoảng 19 tỉ USD, tăng hơn 25% so cùng kỳ. EU là đối tác nhập khẩu nhóm mặt hàng điện thoại, linh kiện xuất xứ từ VN lớn nhất, tăng tới 58%; máy tính, sản phẩm điện tử tăng tới 74%...
Tránh phá giá lẫn nhau
Ông Nguyễn Văn Đấu nhận định, có 3 nhóm hàng là thế mạnh của VN cần phải tập trung khai thác ở thị trường Mỹ, EU gồm: nông sản, con cá và trái cây. Tuy nhiên, để giữ được thị trường khó tính này, các DN trong nước cần phải “giữ ḿnh” trước hết. Các DN thừa nhận, nguyên nhân chính khiến hàng nông sản VN vào Mỹ chưa lớn nằm ở khả năng cung ứng kém, không đáp ứng được các đơn hàng quy mô.
“Quan trọng nhất là khả năng cung ứng chứ không phải thị trường khó hay dễ, đó là vấn đề của chúng ta”, đại diện một DN phát biểu.
Mặt khác, DN trong nước khi xuất khẩu cần phải tránh t́nh trạng phá giá lẫn nhau theo kiểu DN mới ra đời muốn giành đối tác đă hạ giá bán xuống thấp. Ông Nguyễn Hồng Hà, phụ trách chi nhánh của một công ty xuất khẩu cá tra ở TP.HCM, cho hay t́nh trạng phá giá gần đây diễn biến nghiêm trọng v́ nhiều DN tồn kho, muốn xả hàng nhanh để trả nợ nên hạ giá bán rất thấp. Điều này cần phải chấn chỉnh. Đồng thời, nhà nước phải có chính sách cho DN sản xuất vay vốn ưu đăi của ngân hàng để đầu tư công nghệ chế biến hiện đại nhằm nâng cao giá trị nông sản, cạnh tranh với đối thủ. Đó là một trong những vấn đề quan trọng để bảo vệ thị trường và giữ mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định dài lâu ở hai thị trường quan trọng này.
Xuất siêu không đủ bù nhập
Xuất siêu khủng vào hai thị trường lớn là Mỹ và EU không đủ bù lại cho khoản thâm hụt từ Trung Quốc, Hàn Quốc. V́ thế, cán cân thương mại VN luôn ở trong t́nh trạng thâm hụt trường kỳ. Trong 10 tháng, VN nhập siêu Trung Quốc 19,6 tỉ USD, Hàn Quốc 11,7 tỉ USD. Tính riêng nhóm thị trường nhập siêu lớn nhất này đă cho con số tổng cộng gần 40 tỉ USD. Ngược lại, ở nhóm thị trường xuất siêu lớn nhất cũng chỉ dừng ở mức 30 tỉ USD.
|
N.Trần Tâm
Thanhnien