Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013

 
 
Thread Tools
Old 07-01-2013   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,011 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Những người đă “kê cao thềm Tổ quốc”

Ít ai biết, ở Hà Nội nhiều năm qua có một tổ chức khá đặc biệt - hội những người một thời “vác đá xây Trường Sa”. Đó là Ban Liên lạc đồng đội Trung đoàn Công binh Hải quân 83 gồm hàng trăm người đă và đang hiến dâng một thời trai trẻ để xây dựng Trường Sa. Người cao tuổi nhất đă ngấp nghé 80, 90, người trẻ nhất thuộc thế hệ 8X, 9X. Tôi may mắn được gặp gỡ và ghi lại nhiều câu chuyện về họ, bắt đầu từ những chuyến công tác với một vị tướng và một người lái xe…
Ghi chép của Nguyễn Văn Minh (NLM số 234)
Phút nổi giận của đô đốc và tầm nh́n chiến lược
Đó là một đêm không ngủ giữa rừng già trên đỉnh núi huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, nơi những người lính công binh của Lữ đoàn Công binh 249 đang miệt mài xây dựng đường tuần tra biên giới. Cả tuần sương mù mịt mùng mà đêm ấy trời bỗng trong vắt, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lư Dự án Đường tuần tra biên giới không ngủ được, ông bước chân ra đỉnh đèo cao nhất phóng tầm mắt ra xa, nh́n về phía biển.
“Xuyên Trường Sơn, ḷng dội sóng Trường Sa”, câu thơ của ai đó khiến ông chợt thấy sao mà giống cuộc đời ḿnh. Trọn đời gắn bó với chuyện chủ quyền lănh thổ, lănh hải thiêng liêng của Tổ quốc, 12 năm lênh đênh biển đảo xây dựng, giờ cuối đời lại “xẻ dọc Trường Sơn” mở đường tuần tra. Trong quăng đời binh nghiệp đầy biến động của ông, cái thời đi xây Trường Sa nhiều kỷ niệm nhất, gian khổ vô cùng nhưng cũng đẹp và tự hào vô cùng.
Trong kư ức của ông Kiền, chuyện xây dựng Trường Sa gắn liền với nhiều kỷ niệm khó quên với Đô đốc Giáp Văn Cương, người từng hai lần giữ chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ông Kiền khi ấy là sĩ quan cấp úy, trợ lư Pḥng Công binh Quân chủng Hải quân đă nhiều lần được tháp tùng tư lệnh lênh đênh trên biển cả tháng trời đi kiểm tra quần đảo Trường Sa.
Trường Sa những năm sau giải phóng dù đă được bộ đội ta tiếp quản, xây dựng không ngừng nhưng vẫn thiếu thốn bộn bề. Thiếu về vật chất nhưng ư thức về chủ quyền trong mỗi người lính binh nh́ tới vị tướng đứng đầu quân chủng th́ không hề lơi lỏng dù chỉ là mỗi giây, mỗi phút.

Công tŕnh xây dựng trên quần đảo Trường Sa năm 1989
Ồng Kiền kể, hồi đó ông và cộng sự mới mang quân hàm thượng úy, đại úy nên được tháp tùng vị đô đốc đi biển, quả thực cũng hơi “run”. Ông cũng không ngờ là một vị tướng cấp cao như Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lại sâu sát, tỉ mỉ như một… “nông dân”, thậm chí nhiều lúc cầm tay chỉ việc cho anh em.
Có lần, tới một đảo ch́m, kiểm tra phương án pḥng thủ, sau khi ngó sơ đồ, ông kêu đảo trưởng mang ra một khẩu AK. Thế rồi ông nằm phịch xuống nền xi măng, bắn bằng… đạn thật để thử xem hướng bắn, tầm bắn hiệu quả ra sao. Lại có lần ông cho gọi ông Kiền và một trợ lư khác đến để hỏi về phương án thả thủy lôi đề pḥng tàu chiến, xe lội nước đối phương đổ bộ vào đảo. Ông hỏi tỉ mỉ tính năng, tác dụng của thủy lôi làm người trợ lư đi cùng lúng túng. May mà ông Kiền nắm chắc số liệu chứ không th́ ông Cương sẽ thẳng thắn: “Tao kỷ luật chúng mày” đúng như phong cách “hổ lửa” của con người nói luôn đi đôi với làm này.
Song có lẽ ấn tượng nhất với Đô đốc Cương liên quan tới chuyện xây dựng Trường Sa phải kể đến chuyến công tác vào khoảng năm 1984, 1985. Lần ấy, đoàn công tác cũng tới nhiều đảo ch́m, đảo nổi. Tới một điểm đảo nọ thuộc ḥn đảo do hải quân ta đóng quân, thường xuyên tuần tra, ông Cương phát hiện một vật thể lạ, thể hiện dấu hiệu nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền của ta. Mặt ông đỏ gay đầy bức xúc, nhắc nhở bộ đội ta phải tăng cường tuần tra, ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền nhưng sau đó ông cũng nguôi, không nói ǵ, tiếp tục chỉ huy đoàn công tác.
Nào ngờ, khi vào đất liền, ông cho triệu tập Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp khẩn trương. Ông đưa ra nhận định đă có dấu hiệu xâm phạm chủ quyền đảo ch́m của ta từ một vài nước trong khu vực và kiến nghị cần phải tăng cường đối sách. Từ nhận định và kiến nghị của ông, việc xây dựng, củng cố hệ thống pḥng thủ trên các đảo ch́m và nhà giàn DK1 đă được triển khai.
Tiết kiệm tiền tỉ từ vỏ bao xi măng
Năm 1989, Thiếu tá Hoàng Kiền được điều động về làm Tham mưu phó rồi dần lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 Công binh Hải quân. Trung đoàn ngày ấy khó khăn đủ bề. Lúc này, ngoài biển khơi, Trường Sa vừa dậy sóng, nhiệm vụ bộn bề, ông Kiền một mặt lo củng cố đơn vị ở đất liền, một mặt đích thân ra Trường Sa chỉ huy xây đảo.
Ông t́m cách quan hệ với địa phương và cơ quan cấp trên, quy hoạch, xin đất, xây dựng khu gia binh cho anh em dù cơ chế, cách làm không dễ. Hàng trăm gia đ́nh quân nhân nghèo nay bỗng dưng có đất, có nhà giữa thành phố Đà Nẵng, chuyện cứ như mơ.

Công tŕnh cầu cảng K25 đơn vị xây dựng trong 2 năm 1985-1986
Làm ǵ để bớt... nghèo? Ông t́m cách quan hệ, xin tham gia làm các công tŕnh kinh tế đem lại hiệu quả rất lớn. Hằng năm, đơn vị thi công rất nhiều công tŕnh biển, đảo. Đá, cát đều phải đóng vào bao dứa, xi măng chở ra đảo, vỏ bao cỡ 2.000 đồng/chiếc. Ra đảo, ông Kiền quan sát và phát hiện ra một điều thật “xót ruột”: Vác bao vật liệu lên đảo rồi, lính ta thường dùng xẻng đâm thủng lấy đá, cát nên mỗi bao chỉ dùng được một lần và phải mua bao mới.
Ông Kiền nhẩm tính: 10 bao có hai chục ngàn, trăm bao có hai trăm, ngh́n bao có hai triệu, như vậy tiền bao nhiều hơn tiền đá cát, nếu quay ṿng được. Ông lập tức lệnh: Bao mang lên đảo không được chọc thủng mà phải tháo dây, xếp lại gọn gàng để tái sử dụng. Anh em nào sức yếu, ông giao nhiệm vụ thu gom, khâu vá lại những bao rách. Cứ thế, các bao dứa có thể quay ṿng sử dụng 2-3 lần, phần tiền tiết kiệm thu về, ông cho thu 30% nộp vào quỹ trung đoàn, 70% cho anh em cải thiện đời sống. Tính ra mỗi năm, số tiền thu về từ vỏ bao không hề nhỏ: Hàng tỉ đồng!
Có việc làm, có thu nhập, bộ mặt trung đoàn dần thay đổi. Nhà cửa được đầu tư khang trang, toàn bộ xe máy cũ được sửa chữa phục hồi lại. Máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm mới rất nhiều. Không khí lao động hăng say, phấn khởi. Những năm 90, trung đoàn c̣n tự hào là đơn vị đầu tiên trang bị máy vi tính tới cấp tiểu đoàn trong toàn quân, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào mọi công việc. Trung đoàn không c̣n rệu ră như hôm nào mà vững mạnh nhiều mặt, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân lần thứ hai.
Trung tá Đinh Văn Thể là lái xe của trung đoàn nhớ lại: “Bác Kiền c̣n lo cho cả vợ con chúng tôi! Bác t́m hiểu số chị em là vợ bộ đội chưa có việc làm rồi lập tổ may quần áo bảo hộ lao động, may vá vỏ bao dứa phục vụ trung đoàn, mở ra cơ sở xay xát gạo, tạo công ăn việc làm cho chị em…”.
Lại nói về Trung tá Đinh Văn Thể, người đi xây Trường Sa năm xưa nay cũng là lái xe riêng của Thiếu tướng Hoàng Kiền, hai “thầy tṛ” ngày ngày rong ruổi trên cung đường tuần tra biên giới. Mỗi lần xe đi qua miền Trung, anh không khỏi nhớ về một kỷ niệm “dở khóc dở cười”.
Chuyện chiếc đồng hồ và những bao phân trâu gửi… Trường Sa
Chuyện xảy ra vào năm 1988. Trung đoàn ở Đà Nẵng nhưng để xây dựng Trường Sa thường phải đánh xe ra tận Hà Nội chở thuốc nổ, vật tư xây dựng trên cấp mang về. Lần ấy, đoàn ra Hà Nội nhận vật tư gồm 3 người do Thiếu tá Nguyễn Văn Thống, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn chỉ huy. Xe đến thị trấn Voi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) th́ trời đă về khuya. Đường xấu, xe chạy chậm lại th́ bất ngờ có ba bóng đen nhảy phắt lên thành xe, hai tên rút dao găm sáng loáng hăm dọa, buộc anh Thể dừng xe. Một tên quát:
- Có bao nhiêu tiền đưa hết ra đây!
- Nhanh! Nếu không tao nổ lựu đạn cho chết hết! - Một tên khác trấn áp.

Một số kỷ vật xây dựng Trường Sa chụp tại bảo tàng Đồng Quê
Lo sợ chúng nổ lựu đạn thật th́ trên xe là nhiều tấn thuốc nổ, có thể tàn phá cả khu phố, gây thiệt hại vô cùng lớn, anh Thống đành rút hết số tiền ăn đường của tổ công tác đưa cho chúng. Trước lúc tẩu thoát, tên cầm đầu c̣n lột luôn chiếc đồng hồ POLJOT mà anh Thống được cha tặng trong ngày đầu nhập ngũ vào bộ đội Hải quân, khiến anh cứ tiếc hùi hụi.
“Ngày đó kinh tế khó khăn nên nạn trấn lột dọc đường khá nhiều. Để chúng đi rồi, tôi mới thấy “cay mũi”. Ai đời, ḿnh là bộ đội Trường Sa, biển cả băo táp chả sợ lại để mấy thằng nhăi ranh bụi đời trấn lột. Thể bàn với anh Thống quay lại t́m cách “xử lư” ba kẻ gian nhưng anh gạt đi, bảo thôi chấp nhận rủi ro v́ nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau đó anh cũng đồng ư cho quay xe lại vào cơ quan công an báo cáo sự việc. Mặt khác, cũng không c̣n cách nào khác v́ đoàn đă hết sạch tiền ăn mà hành tŕnh c̣n xa.
Cảm thông bộ đội xây dựng Trường Sa vất vả, cơ quan công an đă giúp các anh về đơn vị an toàn và khẩn trương điều tra, bắt giữ được nhóm côn đồ. Ít lâu sau, các đối tượng trên đều bị truy tố và phải ra ṭa án binh, đi tù. Thế mà mấy chục năm rồi, giờ nhắc lại chuyện đó, người lính Trường Sa Nguyễn Văn Thống vẫn hiền từ nói: “Khổ thân chúng nó, đói quá làm liều nên bị tù!”.
Trong kư ức một thời xây đảo, Trung tá Đinh Văn Thể nhớ nhất chuyện lớp chiến sĩ từ năm 1991 đến 1997 được giao nhiệm vụ… t́m phân trâu nhào đất rồi… phơi khô. Trước mùa xây đảo, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền lệnh cho bộ đội hành quân ra các vùng ngoại ô Đà Nẵng, chọn nơi đất tốt, đất màu xúc mang về doanh trại. Số lượng lên tới hàng chục tấn đất mỗi năm. Một bộ phận khác th́ nhận lệnh phải lặn lội đi xin phân trâu, ḅ ở ngoại thành.
“Nhanh như điện, diện như hải quân”, áo trắng đội mũ đeo sao mà phải đi xin phân trâu th́ quả là…? Nhiều anh ấm ức lắm nhưng “quân lệnh như sơn”, vẫn phải làm. Phân trâu hồi đó dễ kiếm, nhưng cũng không đủ theo yêu cầu, th́ chuyển đến… phân lợn. Chưa hết, phân trâu chở về, họ c̣n phải mang nhào với đất, rồi rải ra phơi khắp sân trung đoàn, bốc mùi khó chịu.
Đất trộn phân trâu ấy, mỗi năm, mùa xuân dịp ra quân xây đảo, các chuyến xe ôtô của trung đoàn thường chạy không tải nên ông cho chở vào Cam Ranh, rồi chuyển xuống tàu, chở ra tặng các đảo. Mỗi đảo được một xe đất phân trâu. Nhờ thế, công binh 83 chính là những người đầu tiên mang đất ra Trường Sa. Tính từ năm 1990 đến 1997, họ đă mang hàng trăm tấn đất màu ra đảo, để có được những vườn rau Trường Sa như hôm nay. C̣n với các đảo ch́m, ông cho tận dụng gỗ xấu đóng các hộc kèm theo đưa đất ra cho anh em trồng rau. Ông Kiền tự nghĩ, tự mua cái việc đầy vất vả ấy cũng v́ tấm ḷng với đồng đội…
Sau này ra Trường Sa, tận mắt nh́n thấy bộ đội thèm… rau, cánh lính trẻ như Thể mới hiểu giá trị nhân văn của những bao… phân trâu lớn đến thế nào. Ra Trường Sa xây đảo, công binh cũng như chiến sĩ Hải quân chiến đấu, ai cũng thấm thiếu “vitamin rau”. Hồi đó các quy định kinh tế không chặt chẽ như bây giờ. Tàu chở vài trăm tấn, ḿnh đổ xuống thêm chục tấn đất anh em cũng chẳng bảo sao” - anh Thể kể lại.
Người thiết kế cột mốc chủ quyền
Ít ai biết những bia chủ quyền đầu tiên h́nh chiếc thuyền vẫn c̣n tại nhiều đảo nổi hiện nay đă được những chiến sĩ công binh Hải quân làm… tranh thủ bằng vật tư tiết kiệm được thời gian khó, phải lặn cả ngày để ṃ từng viên gạch rơi xuống biển. Đại tá Nghiêm Hồng Giang, cán bộ Ban Quản lư Dự án 46 (Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc pḥng), nguyên là trợ lư kỹ thuật của Trung đoàn Công binh Hải quân 83 chính là người phác thảo mô h́nh cột mốc chủ quyền trên nhiều đảo.

Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa
Một ngày cuối hè năm 1992, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền gọi Nghiêm Hồng Giang tới và nói:
- Giang này! Công tŕnh nhà chỉ huy sắp hoàn thành nhưng tôi c̣n trăn trở một điều. Tại sao ḿnh không xây một cột mốc, vừa khẳng định chủ quyền, vừa là nơi để anh em bộ đội tập hợp, sinh hoạt tập thể.
- Thưa anh! Ư tưởng đó th́ rất hay nhưng nó hơi lớn, lại là phần việc liên quan tới cơ quan chính trị … - Giang ngập ngừng.
- Thôi! Ḿnh cứ làm đi, chúng ta v́ tập thể chứ có làm cho riêng ḿnh đâu mà ngại. Cậu là kỹ sư xây dựng có tŕnh độ, lại được học hành bài bản nên tôi giao nhiệm vụ cho cậu phải sớm thiết kế ngay mẫu bia chủ quyền để tổ chức thi công ngay.
Lời nói của người chỉ huy khiến Giang hiểu ḿnh đang thực hiện một “sứ mệnh” quan trọng. Nói đến bia, đến chủ quyền là những cái ǵ đó rất thiêng liêng, ngoài đ̣i hỏi về kỹ thuật phải có tính mỹ thuật, tính tư tưởng cao mà ḿnh lại là dân kỹ thuật.

Bộ đội tuần tra quanh đảo Trường Sa Lớn
Chỉ sau hơn một tuần, cột mốc chủ quyền đầu tiên của đảo Nam Yết đă đứng sừng sững, uy nghiêm. Mặt tiền của cột mốc hướng về phía tây, nơi các thuyền bè thường neo lại tránh băo có thể nh́n thấy cột mốc rơ nhất. Các đoàn khách ra thăm lúc bấy giờ ai cũng trầm trồ khen ngợi sự hoành tráng của công tŕnh và đều chụp ảnh kỷ niệm dưới cột mốc. Sau thành công đó, tại các công tŕnh khác mà Trung đoàn 83 thi công, cột mốc chủ quyền đều được xây dựng ở tất cả các điểm đảo.
Vai tṛ của Đô đốc Cương vô cùng lớn nhưng theo ông Kiền, các thế hệ xây dựng Trường Sa nhiều lắm. Chiến công b́nh dị của họ đă thầm lặng “kê cao thềm Tổ quốc” và với những con người này th́ dường như gừng càng già càng cay, càng già càng nặng ḷng với Trường Sa.
Mới đây, trong lần gặp gỡ Ban Liên lạc cựu binh 83 ở Hà Nội, mọi người ngỡ ngàng khi gặp lại ông Nguyễn Văn Tĩnh, cựu Trung đoàn trưởng, rồi ông Hoàng Uyển, cựu Chính ủy Trung đoàn Công binh Hải quân 83 từ năm 1976, đi xây dựng Trường Sa từ ngày đầu giải phóng. Ông Uyển giờ là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội. Trong những đề tài sáng tác của ông, chủ đề xây đảo được ông viết nhiều nhất. V́ thế, bạn đừng thấy làm lạ khi một ngày nào đó, đi trong một ngơ phố nhỏ ở Hà Nội, lại thấy vang lên những khúc hát văn có những ca từ Trường Sa, đảo xa…
N.V.M
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	IMG_5109.jpg
Views:	1
Size:	119.5 KB
ID:	487537  
Old 07-01-2013   #2
Newton
Banned
 
Join Date: Jun 2007
Location: https://t.me/pump_upp
Posts: 4,397
Thanks: 0
Thanked 848 Times in 504 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 109 Post(s)
Rep Power: 0
Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3Newton Reputation Uy Tín Level 3
Default

những người lính làm bia đỡ đạn và hy sinh cho lũ đầu trâu mặt ngựa, ngồi nhà mát ăn bát vàng . gia đ́nh th́ bị đàn áp bóc lột , bản thân th́ bị bán đứng làm bia cho tàu. hy sinh và chiến đấu làm ǵ cho những chiếc bánh vẽ XHCN ! hăy đứng lên lật đổ bạo quyền th́ mới giữ được những phần đất của tổ tiên ta để lại
Newton_is_offline  
Old 07-01-2013   #3
canh_n2000
Banned
 
Join Date: Apr 2008
Posts: 700
Thanks: 1,770
Thanked 136 Times in 84 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 0
canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4canh_n2000 Reputation Uy Tín Level 4
Default

Quote:
Originally Posted by Newton View Post
những người lính làm bia đỡ đạn và hy sinh cho lũ đầu trâu mặt ngựa, ngồi nhà mát ăn bát vàng . gia đ́nh th́ bị đàn áp bóc lột , bản thân th́ bị bán đứng làm bia cho tàu. hy sinh và chiến đấu làm ǵ cho những chiếc bánh vẽ XHCN ! hăy đứng lên lật đổ bạo quyền th́ mới giữ được những phần đất của tổ tiên ta để lại
:h afppy::tha nkyou:
canh_n2000_is_offline  
 

Tags
bảo vệ Tổ quốc, cột mốc chủ quyền, chủ quyền biển đảo, Trường Sa, Trung đoàn Công binh Hải quân 83, vác đá xây Trường Sa
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.