Một người đàn ông đă phát hiện ra vàng bạc khi đào móng nhà, nhưng niềm vui chưa kịp trọn vẹn th́ cảnh sát đă nhanh chóng đến và tịch thu toàn bộ số tài sản này.
Theo hăng tin PTI, sự việc xảy ra tại Hardoi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Trong quá tŕnh đào móng nhà, người đàn ông này đă t́m thấy nhiều trang sức bằng vàng và bạc. Thông tin này nhanh chóng được báo cáo đến cảnh sát địa phương.
Cảnh sát đă đến nhà người đàn ông để xác minh và phát hiện kho báu gồm 650g vàng và 4,53kg bạc, có niên đại hơn 100 năm, mang giá trị lớn về khảo cổ học. Tổng giá trị ước tính khoảng 25 lakh Rupee (tương đương 745 triệu đồng).
Ông Alok Priyadarshi, cảnh sát trưởng Hardoi, cho biết người đàn ông không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu số trang sức này. Ban đầu, ông ta phủ nhận việc t́m thấy kho báu nhưng sau đó đă phải thừa nhận. Cuối cùng, cảnh sát đă tịch thu toàn bộ số tài sản.
Theo Đạo luật kho báu của Ấn Độ, bất kỳ ai t́m thấy đồ trang sức hoặc vật phẩm có giá trị từ dưới ḷng đất đều phải báo cáo và giao nộp cho chính quyền. Nếu sau quá tŕnh điều tra, chính quyền xác nhận kho báu không thuộc quyền sở hữu của ai khác, người t́m thấy sẽ được quyền sở hữu.
Trước đó, theo Ancient Origins, trong quá tŕnh dọn dẹp một băi đất hoang để làm vườn tại khu đền Jambukeswarar, bang Tamil Nadu, Ấn Độ, một nhóm công nhân đă bất ngờ phát hiện một chiếc hũ bằng kim loại chôn sâu khoảng 2,4m. Họ thông báo với những người quản lư đền thờ, cảnh sát và chính quyền địa phương.
Sau khi mở hộp, họ khám phá ra 505 vật thể h́nh tṛn được làm bằng vàng. Các vật thể này có chữ Ả Rập và có thể đă được sử dụng như tiền xu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Kho báu này được những thương gia Ả Rập mang theo khi thăm đền và sau đó tặng lại cho đền Jambukeswarar như một h́nh thức ủng hộ.
Đền Jambukeswarar, một ngôi đền dành riêng cho Thần Shiva, được xây dựng cách đây khoảng 1800 năm thuộc vương triều Chola và có mối quan hệ giao thương mở rộng với các thương gia đến từ Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương.
Những vật thể bằng vàng này được cho là đă bị chôn xuống đất để bảo vệ chúng khỏi những kẻ xâm phạm vào thế kỷ 14 và hiện đang được bảo quản trong bảo tàng để nghiên cứu.