Răng bị ố vàng là t́nh trạng màu sắc tự nhiên của răng chuyển đổi sang màu vàng/nâu/đen… do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, ảnh hưởng đến thẩm mĩ.
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến răng bị ố vàng:
1. Răng bị ố vàng do di truyền
Nếu hầu hết các thành viên trong gia đ́nh bạn có răng bị ố vàng, th́ rất có thể nguyên nhân là do di truyền. Điều này không phải là do màu sắc của răng mà là do độ dày của lớp ngoài cùng của răng. Lớp men răng càng mỏng th́ lớp ngà răng màu vàng sẽ càng dễ thấy.
2. Răng bị ố vàng do lăo hóa (tuổi tác)
Lăo hóa là một quá tŕnh tự nhiên và t́nh trạng răng ố vàng theo tuổi tác cũng vậy. Khi tuổi tăng lên, lớp men răng bên ngoài bị ṃn, trở nên mỏng hơn khiến màu vàng của ngà răng lộ rơ hơn.
Răng ố vàng là t́nh trạng màu sắc tự nhiên của răng chuyển đổi sang màu vàng.
3. Một số loại thuốc làm răng bị ố vàng
Trước 8 tuổi, nếu bạn dùng thuốc kháng sinh tetracycline hoặc doxycycline, sẽ ảnh hưởng tới men răng, khiến răng bị ố vàng vĩnh viễn.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai dùng những loại thuốc kháng sinh này cũng sẽ khiến răng của con họ bị ố vàng. Điều này xảy ra v́ răng vẫn đang phát triển trước 8 tuổi và những loại thuốc kháng sinh này sẽ được đưa vào cấu trúc khoáng của men răng trẻ gây ra các vết ố.
Các loại thuốc khác gây đổi màu răng là chlorhexidine (có trong nước súc miệng), thuốc kháng histamin, thuốc chống tăng huyết áp và thuốc chống loạn thần…
4. Dư thừa Flo
Răng ố vàng cũng có thể xảy ra do t́nh trạng hấp thụ quá nhiều Flo (fluoride). Nồng độ fluoride cao trong nước, trẻ em nuốt phải kem đánh răng có chứa fluoride quá mức hoặc thực phẩm bổ sung fluoride qua đường miệng… có thể gây ra vết ố vàng trên răng.
5. Thực phẩm và đồ uống
Nhiều loại thực phẩm và đồ uống được biết gây ra t́nh trạng đổi màu răng. Các loại thực phẩm như quả việt quất, anh đào; các loại đồ uống như cà phê, trà, cola, rượu vang là những loại dễ thấy nhất làm răng ố vàng.
Tuy nhiên ngay cả những loại thực phẩm mà bạn không ngờ tới như táo, khoai tây… cũng là thủ phạm khiến răng bị ố vàng. Các phân tử màu trong những loại thực phẩm và đồ uống này bám vào men răng hoặc xâm nhập vào các ống của men răng để gây ra t́nh trạng đổi màu răng.
6. Hút thuốc lá
Chúng ta đều biết rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe cũng như nụ cười của bạn. Hút thuốc để lại vết ố bên ngoài trên men răng.
Thuốc lá chứa nhiều thành phần nhuộm màu khó loại bỏ khiến răng dần chuyển sang màu vàng, làm hỏng men răng.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận để có sức khỏe răng miệng tốt.
7. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng cẩn thận là điều cần thiết cho sức khỏe răng miệng tốt, duy tŕ màu răng. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa không kỹ sẽ khiến các vết ố từ cà phê, thuốc lá… phát triển và tích tụ thành cao răng, khiến răng bị ố vàng.
8. Trám răng
Vật liệu phục hồi răng như amalgam (chất trám bạc) có thể bị ṛ rỉ theo thời gian và lắng đọng trong men răng, khiến răng bị sẫm màu.
9. Một số bệnh
Một số bệnh và nhiễm trùng ở bà mẹ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của men răng, ngà răng bên dưới gây ra t́nh trạng đổi màu răng sau này ở trẻ. Đôi khi, các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị ở vùng đầu - cổ trong điều trị ung thư, cũng làm thay đổi màu răng thành màu vàng.
10. Chấn thương
Khi bị chấn thương như ngă đột ngột hoặc tai nạn, có thể làm ảnh hưởng tới răng, làm chảy máu ở lớp trong cùng của răng (buồng tủy). Cục máu đông và phần c̣n lại của mô tủy bị phân hủy cũng có thể xâm nhập vào các ống ngà răng, do đó làm ố ngà răng và gây ra t́nh trạng đổi màu răng.
Ở trẻ nhỏ, răng vẫn đang phát triển và chấn thương ở những trẻ như vậy cũng có thể làm rối loạn quá tŕnh h́nh thành men răng, gây ra t́nh trạng đổi màu răng vĩnh viễn.