Hồi học Đại học, tui có thằng bạn quê miền Trung. Nó cái ǵ cũng tốt, ngoại trừ tính tự ti. Trong suốt năm đầu, chưa lần nào nó kể chuyện gia đ́nh, hễ nghe lũ bạn trong lớp đề cập tới chuyện đó hoặc là nó lăng đi chỗ khác hoặc là nó chúi mũi vào sách vở. Cho tới một bữa, thấy nó mặt mũi dào dào, ra vô bứt rứt, tui gặng hỏi miết mà nó vẫn nói không có ǵ, nhưng nó đâu có qua mắt tui được, rơ ràng nó mới lau giọt nước mắt bất chợt chảy ra dù rất vội vă để tui không thấy. Tui quyết định bí mật theo dơi nó.
Nó ngồi cạnh một bà già trong góc khuất ven đường. Nh́n bà già biết ngay người ở quê nghèo bởi bộ quần áo cũ nát, cái nón lá sờn rách và trời ơi, bên cạnh bà là cái bao tời và cây móc sắt, hai thứ “đồ nghề” chuyên dụng của người lượm ve chai, c̣n gọi là “móc bọc ni lông”. Bà đưa nó gói xôi bắp, nó đẩy lại cho bà, đẩy qua đẩy lại vài lần nó mới chịu ăn trong ánh mắt đầy yêu thương của bà. Rồi bà lần túi, móc ra những tờ tiền nhàu nát, đếm đưa cho nó… lại đẩy qua đẩy lại rồi nó mới rưng rưng cầm lấy. Sau cùng bà đứng dậy, quảy bị lên vai, lầm lũi móc t́m những thứ có thể bán được trong các thùng rác đặt trước cửa nhà của khu phố, c̣n nó leo lên xe, nhớn nhác nh́n xung quanh như sợ bị ai bắt gặp rồi mới vội vàng đạp đi.
Đă “lộ” với tui nên nó phải kể. Nhà nó nghèo lắm, cả quê ai cũng nghèo nhưng nhà nó nghèo nhất v́ Cha nó mất từ lúc nó c̣n nhỏ, một ḿnh Mẹ nó xoay sở đủ thứ nghề, cứ ai mướn ǵ làm nấy để nuôi nó lớn và học hành đàng hoàng. Bà chỉ có mỗi ước mơ là nó học thành tài th́ dù cực khổ thế nào bà cũng chịu được. Bà không muốn nó bị ảnh hưởng chuyện học nên bỏ quê vô Sài G̣n tiếp tục nuôi nó, chữ nghĩa không có, vốn liếng cũng không nhưng t́nh thương bao la của người Mẹ đă khiến bà nghĩ ra cái nghề bà đang làm, tuy “mạt hạng” trong xă hội nhưng cũng kiếm được đồng tiền chân chính, sạch sẽ bằng sức lao động để nuôi con ăn học. Thấy Mẹ cực khổ nên nó đau ḷng. Kể xong nó khẩn khoản: “mầy đừng nói với ai, tội Mẹ tao và tội cho tao”.
Tất cả tập trung tại nhà đứa bạn ở ngoại thành, nhà nó có ruộng đất, có gà, vịt đầy sân, cá đầy ao và rau đầy vườn. Thời những năm cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước mà được vậy là mơ ước của rất nhiều người. Mấy đứa con gái lăng xăng phụ dưới bếp, không biết nấu những món ǵ mà mùi thơm bay khắp nơi khiến đám con trai thiếu ăn dài ngày bụng cứ sôi ùng ục. Tui phải làm đủ mọi cách thằng bạn miền Trung mới chịu tham gia, bởi nó nghĩ không có tiền góp vô th́ không nên đi ăn chực.
Nó như trên trời rớt xuống khi thấy Mẹ thằng bạn chủ nhà nắm tay Mẹ nó bước ra. Nhỏ Lớp trưởng ma giáo chỉ tuyên bố ngắn gọn buổi liên hoan được tổ chức từ ư tưởng và sự vận động của tui với sự hỗ trợ nhiệt t́nh của lớp và gia đ́nh người bạn rồi “bán cái” cho tui phát biểu.
B́nh thường chuyện “ăn nói” với tui dễ ợt nhưng bữa đó không hiểu sao tui nói không được trơn tru lắm, chung qui tui thay mặt Lớp phân tích, giải thích, chứng minh này nọ để khuyên người bạn miền Trung đừng tự ti, mặc cảm mà hăy tự hào v́ có một người Mẹ vĩ đại dù bà chỉ là một người đàn bà “móc bọc ni lông” và hăy học thật giỏi để đừng phụ công ơn trời biển của Mẹ.
Tui nói xong, “phái yếu” ai nấy đều sụt sịt, c̣n “phái mạnh” ai cũng vội quay đi, tưởng cái giọng nghèn nghẹn do xúc động mạnh của tui đă phá vỡ uy tín của một “Lớp phó ngoại giao” không ngờ nó lại có hiệu quả dữ dằn. Từ đó, nó thay đổi hẳn, Mẹ nó cũng thôi đi lượm ve chai, chuyển qua nấu tàu hủ nước dừa lá dứa gánh đi bán trong khu lao động cho ít cực nhọc hơn (vốn liếng do cả lớp và gia đ́nh người bạn ngoại thành hỗ trợ).
Có bữa trời mưa, bán ế, Mẹ nó gánh nguyên gánh tàu hủ tới cổng Trường, nó không tự ti, mặc cảm mà đích thân chào mời cả lớp ủng hộ, nhỏ Lớp trưởng nữa, thậm chí c̣n chạy qua lớp bạn rao mời phụ nó, nhỏ này từ sau cái ngày họp lớp ở ngoại thành đă tỏ ra quan tâm tới nó một cách đặc biệt...
VietBF@sưu tập