CLB Bordeaux tuyên bố phá sản và rút lui khỏi bóng đá chuyên nghiệp. Đây là quyết định cho một lần đau và măi măi thay v́ sống vật lộn với những khó khăn dai dẳng đeo bám.
Bordeaux là CLB đáng chú ư của Pháp trong đầu thế kỷ 21 khi từng vào tứ kết UEFA Cup 20 năm trước, đoạt cú đúp vô địch Ligue 1 và Cúp Liên đoàn cách đây 15 năm dưới thời Laurent Blanc… Nhưng Bordeaux như nhiễm một loại "virus lạ" nên thân thể cường tráng của 15 năm trước tàn tạ thảm hại với tốc độ đáng kinh hoàng.
Nỗi đau không của riêng Bordeaux
Năm 2021, sau cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19, chủ sở hữu người Mỹ, King Street tuyên bố sẽ không hỗ trợ tài chính cho Bordeaux và CLB bị đưa vào diện quản lư công. Dù sau đó t́m được phao cứu sinh, ông chủ mới Gerard Lopez không phải là "siêu du thuyền" đưa Bordeaux đến vùng đất hứa.
Ngay mùa giải 2021/22, Bordeaux xếp cuối bảng Ligue 1 và phải xuống hạng Ligue 2 lần đầu tiên kể từ mùa giải 1990/91. Hè 2022, Bordeaux bị Cơ quan giám sát tài chính các đội bóng chuyên nghiệp tại Pháp (DNCG) ra quyết định giáng xuống hạng Ba (Championnat) v́ tài chính.
Song, CLB kháng cáo thành công để tồn tại Ligue 2 thêm 2 năm. Nhưng giờ chỉ có phép màu mới cứu được CLB.Nỗi đau của Bordeaux không phải chỉ của riêng đội bóng này hay vùng đất rượu vang, mà trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đội bóng Pháp khác. Tất cả đều bị nhiễm một thứ virus ám ảnh họ trong mỗi mùa giải, mỗi dịp báo cáo tài chính: Tiền.
Có một nghịch lư là đội tuyển Pháp rất mạnh khi họ vô địch World Cup 2018, á quân World Cup 2022 và cũng đoạt UEFA Nations League năm 2021. Các ḷ đào tạo bóng đá Pháp nhờ mối liên hệ đặc biệt với dân nhập cư, đă sản sinh ra nhiều cầu thủ chất lượng đóng góp cho đội tuyển mà c̣n tỏa ra khắp các đội ở châu Âu.
Tuy nhiên, các cầu thủ của Pháp chỉ cần chờ có danh tiếng tốt là sẵn sàng ra nước ngoài thi đấu v́ được trả lương hậu hĩnh hơn, chơi trong môi trường chuyên nghiệp hơn.
Thực ra bóng đá Pháp có thể lụi tàn từ sớm hơn nhưng sự xuất hiện của giới chủ Qatar tại PSG năm 2011 giúp bóng đá Pháp được cải thiện. Giới chủ Qatar chịu chi tiền cùng với việc Quốc hội Pháp năm 2013 không thông qua luật đánh thuế 75% thu nhập cá nhân với giới siêu giàu (vẫn giữ 45% như các nước xung quanh) giúp Ligue 1 giữ chân được các ngôi sao.
Đặc biệt trong những năm gần đây, PSG với giới chủ Qatar đă giữ chân được Kylian Mbappe, chiêu mộ được Neymar, Lionel Messi để thắp sáng lại sân cỏ dưới chân tháp Eiffel.
Nhưng một cánh én không làm nên mùa xuân và cánh én đó lại dần rụng lông. Năm ngoái, cả Messi và Neymar rời PSG khiến lượng người xem Ligue 1 suy giảm. Năm nay, đến lượt Mbappe dứt áo ra đi khiến bóng đá Pháp là vùng trắng các danh thủ có khả năng hút “sự chú ư”.
Nỗi lo đang đến gần
Khi giải chỉ c̣n vài tuần nữa là khai mạc, ban tổ chức giải chuyên nghiệp Pháp (LFP) vẫn phải cuống cuồng t́m kiếm bản hợp đồng truyền h́nh mới. Jean-Michel Roussier, chủ tịch của Le Havre than văn: “Thật đáng lo ngại. Giống tất cả CLB, chúng tôi sốt ruột chờ đợi xem số tiền bản quyền truyền h́nh ḿnh có thể hy vọng ở mùa giải tới. Chúng tôi giờ không chắc chắn về điều ǵ mà chỉ biết hy vọng vào một phép màu”.LFP ngay từ tháng 10 năm ngoái cố gắng chào bán gói quyền phát sóng các trận đấu Ligue 1 từ năm 2024 đến 2029 với hy vọng mang về 1 tỷ euro/năm. Vào thời điểm đó, Chủ tịch LFP, ông Vincent Labrune tin rằng có thể tạo ra một vụ đấu thầu sôi nổi giữa đối tác phát sóng hiện tại là Amazon Prime và Canal+ với các nhân tố mới là đài beIN Sports có trụ sở tại Qatar, dịch vụ phát trực tuyến thể thao của Anh DAZN và cả gă khổng lồ truyền thông Apple.
Tuy nhiên, không có lời đề nghị nào được đưa ra và tham vọng tỷ euro coi như phá sản. LFP rơi vào thế buộc phải chấp nhận những lời đề nghị èo uột hơn và tiền chia cho các CLB cũng v́ thế mà teo tóp.
Thật buồn cho Pháp khi nh́n sang các láng giềng. Premier League của Anh vào tháng 12 chốt được một thỏa thuận với Sky và TNT Sports lên đến 6,7 tỷ bảng để phát sóng (trong nước) các trận đấu trong bốn mùa giải tiếp theo, tương đương 1,67 tỷ bảng mỗi năm.
Gói phát sóng trong nước của Bundesliga (1,1 tỷ euro mỗi năm), La Liga của Tây Ban Nha (990 triệu euro mỗi năm) và Serie A tại Italy (900 triệu euro mỗi năm) cũng được đảm bảo.
Ngay cả giải MLS của Bắc Mỹ cũng đạt được thỏa thuận bản quyền truyền thông toàn cầu trị giá 2,5 tỷ USD với Apple trong 10 năm, tương đương trung b́nh 230 triệu euro một mùa giải.
Các nhà đài nhận ra Ligue 1 không phải nơi người xem quan tâm nữa nên quay lưng. Khi tỷ lệ người xem truyền h́nh càng suy giảm, giới chủ Qatar sẽ nhận ra việc họ đổ tiền vào PSG như bao năm qua không thế thành công như cách những người Saudi Arabia khác đổ tiền vào Man City. Việc người Qatar "quay xe" t́m kiếm môi trường bóng đá khác đề đầu tư là điều đoán trước được.
Lúc đó, PSG cũng có thể theo vết xe đổ của Bordeaux và nền bóng đá Pháp có thể nhạt dần trên bản đồ giống như những giải vô địch như Bồ Đào Nha, Hà Lan hay Bỉ.
|