Theo như các chuyên gia cảnh báo việc chế độ ăn gây viêm trở nên phổ biến có thể là xu hướng chung ở nhiều nơi khác, do lối sống công nghiệp đă làm tăng nguy cơ ung thư mà 60% dân số có thể đang vô t́nh thực hiện từ một nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra kiểu ăn uống này làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học Public Health Nutrition, nhóm tác giả từ Đại học bang Ohio (Mỹ) cảnh báo không phải món ăn cụ thể nào mà chính chế độ ăn tổng thể của bạn có thể tiềm ẩn rủi ro ung thư.
Họ đă tính điểm E-DII (chỉ số viêm trong chế độ ăn uống điều chỉnh theo năng lượng) của hơn 34.000 người và phát hiện có tới 57% t́nh nguyện viên đang ăn một chế độ có tính gây viêm cao.
Điều đó làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy vậy, vẫn có cách khắc chế.
Bổ sung những thứ có tính chống viêm cao vào chế độ ăn uống có thể là phương án bù đắp nếu bạn đang vướng phải kiểu ăn làm tăng nguy cơ ung thư - Minh họa AI: THU ANH
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Nhưng khi khi t́nh trạng viêm kéo dài hay bị quá mức, nó có thể gây ra những tổn thương ở cấp độ tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư cũng như nhiều bệnh mạn tính khác.
Chế độ ăn gây viêm là tiêu thụ nhiều loại thực phẩm thúc đẩy loại phản ứng này.
Tuy khảo sát này dựa vào một nhóm dân số Mỹ nhưng các chuyên gia cảnh báo việc chế độ ăn gây viêm trở nên phổ biến có thể là xu hướng chung ở nhiều nơi khác, do lối sống công nghiệp.
Tổng cộng 45 thành phần trong chế độ ăn uống đă được xem xét để tính điểm E-DII.
Trong đó, kiểu ăn tiện lợi với nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay thịt đỏ sẽ có tính gây viêm cao ở cấp độ tế bào.
Ngược lại, một số thành phần quen thuộc trong bữa ăn lại có tính chống viêm như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh , các loại đậu, cá dầu (như cá hồi, cá thu, cá ṃi, cá trích) và quả mọng.
Có hai cách để cải thiện chế độ ăn theo hướng giúp nó có tính chống viêm cao, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Cách thứ nhất nghe đơn giản nhưng khó làm: Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và đậu hơn, luôn dùng thực phẩm tươi.
“Chuyển sang chế độ ăn ít viêm hơn có thể có tác động tích cực đến một số t́nh trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí cả bệnh trầm cảm và các t́nh trạng sức khỏe tâm thần khác" - các tác giả cho biết.
Nhưng họ thừa nhận rằng không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện tốt điều này, v́ lư do công việc, cuộc sống và có thể cả v́ giá cả.
TS Rachel Meadows, tác giả chính, chỉ ra một phương án thứ hai: Bổ sung những thứ có tính chống viêm cao nhưng rẻ tiền, dễ tiếp cận vào bữa ăn.
Đó là tỏi, gừng, nghệ và trà xanh và trà đen.
“Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra t́nh trạng viêm mạn tính và tất cả chúng đều tương tác với nhau, ngay cả giấc ngủ cũng là một thành phần quan trọng. Chế độ ăn uống có thể được sử dụng như một công cụ để chống lại điều đó" - TS Meadows nói.