Barca rất mạnh, nhưng sẽ giữ được như thế trong bao lâu nữa?
Thẳng thắn mà nói, ông hoàng nào cũng phải có lúc đi xuống, vấn đề chỉ là thời gian. Vậy trọng tâm của bài viết này là, liệu vào thời điểm này, vào năm 2013 này, vào giờ phút này, Barcelona đă đi xuống hay chưa?
Xavi
Tôi có thể nói thế này, để gọi một đội bóng là “áp đảo”, ta phải căn cứ vào thời gian mà đội bóng đó thống trị châu lục. Barcelona thống trị châu lục chính xác là từ năm 2005 tới nay, và trong giai đoạn đó có một giai đoạn nhỏ không thành công (2007-2008).
Trong cái sự trường tồn ấy, đội bóng phải có những con người trung thành với CLB, đi cùng với CLB từ năm này tới năm khác, và chấp nhận trải qua cả những giai đoạn gian nan. Không phải ai khác, Xavi và Carles Puyol là 2 người đó mà Barcelona đang sở hữu.
Năm 2012, nói ǵ th́ nói, Xavi vẫn là cầu thủ quan trọng của ĐT Tây Ban Nha lẫn Barcelona. Bởi dù đă ngoài 30 tuổi, anh vẫn trung b́nh chuyền chính xác tới hơn 90% ở tất cả các giải đấu anh tham dự, từ La Liga, Champions League cho tới EURO 2012. Chỉ có 2 người khác cũng làm được như thế, đó là Andrea Pirlo và Paul Scholes.
Vậy th́, nếu Xavi ra đi, Barcelona liệu có đi xuống?
Hăy nh́n vào lực lượng kế cận: Thiago Alcantara. Có thể anh sẽ không giỏi bằng Xavi (hay đúng hơn là đừng trông đợi Thiago giỏi như Xavi), nhưng không vấn đề ǵ, một khi Barcelona đă có Thiago, quá tŕnh chuyển giao sẽ rất dễ dàng và đơn giản.
Đó là đưa Andres Iniesta vào vị trí của Xavi, bởi anh có kinh nghiệm. Cesc Fabregas, mới 25 tuổi, sẽ đá vị trí của Iniesta. Và cuối cùng, để Thiago đảm nhiệm vai tṛ của Francesc. Khi Iniesta bước vào tuổi xế chiều, chỉ việc lặp lại quy tŕnh ấy với một tài năng khác.
4-5 năm trước, Xavi đă bước vào đỉnh cao phong độ. Và hiện tại, Iniesta đang ở đỉnh cao phong độ. 4-5 năm tiếp theo, Fabregas sẽ bước vào cao trào của sự nghiệp. Và cuối cùng, 4-5 năm tiếp nữa, đến lượt Thiago Alcantara sẽ đạt “đỉnh”.
Không khó phải không? Xavi sẽ được nhớ đến trong một thời gian dài, nhưng nếu anh xuống dốc, Barcelona vẫn có thể tiếp tục mạnh như hiện tại.
Huấn luyện viên
Như tôi vừa nói, đừng trông đợi Thiago Alcantara giỏi bằng (chứ chưa nói hơn) Xavi, và cũng đừng trông đợi Tito Vilanova được như Pep Guardiola. Chỉ riêng việc Guardiola học Valeriy Lobanovskiy cũng đủ cho thấy Tito c̣n rất lâu nữa với đạt tới tầm của ông bạn ḿnh.
Nhưng vấn đề không phải là tài năng, và là sự ổn định. Việc Tito phải vào viện chỉ tạo ra một giai đoạn mà Barcelona hơi rung rinh về những quyết định mà HLV phải đưa ra. 6 tháng đầu mùa giải 2012/13, Tito đă làm rất tốt, và không có ǵ phải phàn nàn cả. Cứ giữ yên cái băng ghế chỉ đạo, và Tito cùng các cộng sự sẽ làm việc tốt.
Chỉ trừ khi sức khỏe của Tito nghiêm trọng tới mức ông nghỉ tới mùa giải sau, Barcelona mới thực sự nên thay HLV. Mà điều đó gần như là sẽ không xảy ra.
Sự tự măn?
Phong độ gần đây của Barcelona không hoàn hảo, thua 3 trong 6 trận gần nhất và đă bị loại ở một giải đấu cúp (với triển vọng là sẽ bị loại nốt ở giải đấu cúp c̣n lại). Thực tế th́ kể từ ngày 17/1/2013 (ḥa Malaga 2-2 ở cúp Nhà vua), Barca đă thua 4 và ḥa 3 trong 12 trận.
Phải chăng phong độ của họ trước đó (thắng 13 và ḥa 1 từ ngày 11/11/2012 tới 14/1/2013) đă khiến Barcelona tự măn?
Không ngạc nhiên lắm khi chuỗi phong độ phập phù rơi vào thời điểm Tito Vilanova phải đi chữa bệnh. Mất HLV trưởng không khác ǵ rắn mất đầu, và cho dù Xavi và Carles Puyol là những thủ lĩnh lớn, họ không thể khiến cả đội cảm thấy an tâm khi mà thầy họ không được khỏe.
Thiếu vắng sự xuất hiện của một người cha tinh thần như khiến các cầu thủ thiếu đường lối. Không thể nói là họ tự măn, dù là ngắn hạn hay dài hạn, bởi cũng là tập thể này đă làm tất cả để đứng đầu La Liga, đứng đầu ṿng bảng Champions League và vào bán kết Copa del Rey.
Điều đó chứng tỏ, sau nhiều năm tràn ngập danh hiệu, Barcelona vẫn chưa hề tự măn, và do vậy họ chưa thể đi xuống.
“Bổn cũ soạn lại”
Tiki-taka chẳng c̣n mới, sớm hay muộn ǵ cũng có người nghiên cứu để hóa giải nó. Real Madrid, AC Milan hay xa hơn nữa là Chelsea đă làm được.
Nhưng cái điều quan trọng nằm ở chính Barcelona, rằng liệu họ có chịu ứng biến không, có chịu đổi mới không, và có chịu thi đấu hết sức cho dù đối phương có khó đánh bại đến mấy.
Tôi vẫn cho rằng lư do Barca bị Milan đánh bại rồi thất bại liên tiếp trước Real là bởi v́ bản thân họ đă không chơi đúng sức ḿnh. Thiếu sự chạy chỗ liên tục thường có, không pḥng ngự toàn sân như thời Pep Guardiola, tỏ ra thiếu ư tưởng tấn công mới khi gặp phải hàng pḥng ngự rất đông trước mặt, và không có một trung phong có thể h́nh ở trong ṿng cấm đối phương để thu hút sự chú ư.
Nếu Barcelona có thể có được một trung phong đích thực, họ sẽ dễ giải quyết được những hàng thủ đông người như của AC Milan. Ít nhất th́ những trung phong như thế có thể khuấy động khu vực cấm địa trong các pha bóng bổng, hay hút hậu vệ về phía ḿnh để tạo khoảng trống cho đồng đội.
Thực tế th́ họ đang có David Villa, nhưng không dùng mấy. Messi đá trung phong? OK, nhưng tốt hơn cả là Villa, hay một người có thể h́nh cỡ… Ibrahimovic.
Đă đến lúc suy tàn?
Chưa, Barcelona chưa thể suy tàn. Họ đang có Lionel Messi, đang có Xavi và Carles Puyol, đang có tiki-taka và sẽ luôn có Nou Camp (cứ xem phong độ của Barcelona trên sân nhà).
Nhưng Barca phải có sự thích nghi với thời thế. Tiki-taka cũng như quần áo, ban đầu mới và đẹp nhưng sẽ dần phai màu sau những lần phải vào máy giặt (hay giặt tay?). Lionel Messi sẽ bị tuổi tác làm chậm đi. Xavi và Carles Puyol sẽ nghỉ hưu, và một thế hệ mới phải được trao bó đuốc để đi tiếp.
Barcelona sẽ không suy tàn trong 4-5 năm nữa, nhưng sau nửa thập kỷ, thời thế có thể thay đổi.
Vậy ai có thể phế truất Barca?
Manchester United? C̣n phải xem Sir Alex Ferguson làm HLV được bao lâu nữa. Manchester City? Họ vẫn đang trong giai đoạn xây dựng đội h́nh, và thành công lâu bền chỉ có thể đến trong tương lai. Real Madrid? Luôn có cảm giác rằng đội bóng này sau khi đoạt vài chiếc cúp là bắt đầu mất đi tham vọng chiến thắng.
AC Milan? Chừng nào Stephan El Shaarawy thực sự trở thành siêu sao, họ sẽ là một CLB đáng sợ. Chelsea? Họ thay huấn luyện viên như thay áo.
Khả dĩ nhất, đó là Bayern Munich. Họ ổn định, giàu nhưng không chi tiêu bừa băi (do chính sách 50+1). V́ thế khi luật tài chính của UEFA đi vào hiệu lực, họ sẽ trở thành một đội bóng đáng gờm dù không bỏ ra những số tiền khổng lồ để mua cầu thủ.
Trong pḥng thay đồ, chiến thắng là thứ bắt buộc phải đạt được. Điều này chính Bastian Schweinsteiger đă nói. Cái tinh thần ấy chính là dấu hiệu của một nhà vô địch.
Và cuối cùng, Pep Guardiola sắp đến Allianz Arena.
Theo Giáo dục Việt Nam