Gần đây, thị trường chứng khoán xuất hiện giao dịch thỏa thuận cổ phiếu (CP) Ngân hàng (NH) Sài G̣n Thương tín ( Sacombank - STB) và NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) với số lượng cực lớn.
|
Tiền đâu thu gom cổ phiếu Sacombank, Eximbank?. |
Chỉ tính phiên giao dịch ngày 9 và 10/5, STB giao dịch thỏa thuận thành công 72,35 triệu CP, giá trị 1.559 tỉ đồng. Tương tự, trong 3 phiên giao dịch (từ ngày 8 đến 10/5) gần 43 triệu cổ phiếu EIB cũng được chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận, giá trị lên tới khoảng 674 tỉ đồng.
Giới đầu tư không bất ngờ trước hiện tượng thu gom CP STB bởi đầu tháng 4/2013, ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT Sacombank, tuyên bố hai cá nhân đă kư hợp đồng và đặt cọc mua gần 80 triệu CP STB với giá 20.900 đồng/CP. Đây là số CP các ông Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh (nguyên thành viên HĐQT) ủy quyền cho HĐQT Sacombank bán để cấn trừ nợ, đồng thời HĐQT Sacombank cũng định hướng đến 31/5 sẽ bán dứt điểm số CP này. Trong khi đó, một số người trong cuộc lại cho hay thời gian gần đây, một số nhà đầu tư liên tục thoái vốn CP EIB và các cá nhân mua CP EIB và STB chỉ là một.
Không ai cấm cản cá nhân bỏ vốn vào CP NH, miễn là không quá 5% vốn điều lệ như pháp luật đă quy định. Thế nhưng, thực tế nhà đầu tư có thể lách luật bằng cách núp bóng danh nghĩa người khác, nắm giữ 10%-30% vốn điều lệ của một NH.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng có thể người đă mua CP STB và EIB đang chuẩn bị cho ḿnh các điều kiện tiên quyết để lọt vào thành viên HĐQT và quyền biểu quyết trong tương lai, bởi đại hội cổ đông của Eximbank và Sacombank vừa thông qua chủ trương nghiên cứu sáp nhập với một NH khác.
Vấn đề ai có đủ hàng ngàn tỉ đồng để mua hàng trăm triệu CP STB và EIB? Liệu thị trường có hiện tượng các “đại gia” thế chấp tài sản, tạo áp lực với ban điều hành các NH để vay tiền mua CP STB, rồi dùng CP này làm tài sản thế chấp, vay tiền mua CP EIB; ngược lại họ cũng dùng CP EIB làm tài sản thế chấp để vay tiền mua CP STB. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp gần như không tiếp cận được vốn của NH v́ sản phẩm chưa có đầu ra.
Nhiều ư kiến quan ngại các cá nhân đă mua số lượng lớn CP STB và EIB sau đó sẽ trở thành lănh đạo cấp cao, có thể chi phối các hoạt động của Sacombank và Eximbank. Cơ quan giám sát thị trường chứng khoán biết rơ danh tánh của người mua CP STB và EIB, song do người mua chia nhỏ số lượng cổ phiếu dưới tỉ lệ không phải công bố thông tin nên thị trường hết sức mù mờ, không rơ ai là cổ đông mới của Sacombank và Eximbank?
Sẽ thanh tra, kiểm tra
Trao đổi với phóng viên vào sáng 15/5, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết: Hằng ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều có báo cáo gửi NH Nhà nước về các thông tin liên quan đến giao dịch cổ phiếu của các NH. Ông Minh ghi nhận sẽ báo cáo với cấp trên về thông tin nhà đầu tư thế chấp CP Sacombank để vay tiền NH mua CP Eximbank và ngược lại. Theo ông Minh, có thể NH Nhà nước chi nhánh TPHCM sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời nắm bắt t́nh h́nh cho vay đầu tư chứng khoán tại các NH.
|
Theo Thy Thơ
Người lao động