Khoai lang là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng ăn khoai lang có gây tăng đường huyết không vẫn là thắc mắc của nhiều người.
Bệnh đái tháo đường là loại bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nguyên nhân do di truyền, hệ thống miễn dịch, béo ph́ và lười vận động, yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố…
Do lối sống kém lành mạnh cùng tác động từ môi trường, bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hoá, không chỉ người cao tuổi và trung niên, nhiều người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Đối với căn bệnh này, chế độ ăn uống rất quan trọng v́ đây là một phần trong quá tŕnh điều trị bệnh, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng.
Dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường là chủ đề cũ nhưng vẫn luôn được quan tâm. Cho đến nay, vẫn c̣n nhiều loại thực phẩm gây tranh căi về tác động của chúng đối với đường huyết trong cơ thể. Trong đó phải kể đến khoai lang bởi thực phẩm này chứa nhiều đường và tinh bột nên nhiều người thường cho rằng khoai lang rất dễ gây tăng đường huyết. Vậy điều này là đúng hay sai và người bệnh đái tháo đường có được ăn khoai lang hay không?
Về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & Tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đă đưa ra câu trả lời chi tiết: “Giống như tất cả các loại thực phẩm có chứa carbohydrate, khoai lang có thể làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng bao nhiêu sau ăn khoai lang tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng ăn, cách chế biến khoai lang và những thực phẩm kết hợp cùng.
Tuy nhiên, người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai lang. Đặc biệt, nếu ăn khoai lang đúng cách sẽ giúp kiểm soát đường huyết và bồi bổ sức khỏe của người bệnh bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể.”
Bác sĩ Hưng cũng lưu ư rằng không có khẩu phần chính xác nào phù hợp cho tất cả mọi người, do đó nên ăn bao nhiêu carbs tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, t́nh trạng lao động, tuổi, giới, các bệnh đồng mắc và khả năng tiếp cận, chi trả cho thực phẩm….
Để an toàn hơn, người bệnh đái tháo đường nên trao đổi với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để tham khảo khẩu phần ăn phù hợp với t́nh trạng bệnh và các vấn đề sức khỏe hiện có của ḿnh. Đặc biệt, mọi người nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp (chỉ số đường huyết thấp, GI 44), tránh ăn khoai lang chiên (chỉ số đường huyết cao GI 75), khoai lang nướng (chỉ số đường huyết cao GI 82) v́ có thể khiến đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng khuyên người bệnh nên ăn một lượng khoai vừa phải và kết hợp với thực phẩm khác để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Không nên ăn khoai lang để thay thế hoàn toàn các thực phẩm bột đường khác trong thời gian dài.
Chế độ ăn của người đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho biết bữa ăn khoa học cho người bệnh đái tháo đường là bữa ăn tuân thủ các nguyên tắc của bữa ăn lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại thực phẩm nhưng số lượng cần có tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Người bệnh cũng không cần kiêng khem quá khắt khe bởi điều này có thể dẫn tới hạ đường huyết quá mức, khiến cơ thể thiếu chất nếu kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống.
“Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường vẫn cần đẩy đủ các nhóm dưỡng chất đạm, béo, bột đường với tỷ lệ hợp lư: Chất đạm nên chiếm 15-20%, chất béo chiếm 20-30% và chất bột đường chiếm 50-65% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
Mỗi ngày nên ăn tối thiểu 3 bữa, ăn rau trước tinh bột để tránh đường huyết tăng vọt và chỉ chia nhỏ khẩu phần ăn khi kiểm soát đường huyết không tốt. Người bệnh đái tháo đường cần ưu tiên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) và thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng chia sẻ.
VietBF@ Sưu tập