Mất gần 3 tiếng chỉ dẫn tận t́nh, tên lừa đảo vẫn không thể dạy được bà Lư thực hiện giao dịch. Cuối cùng gă mắng chửi bà Lư rồi cúp máy.
Sự việc dở khóc dở cười này xảy ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Một phụ nữ lớn tuổi họ Lư bất ngờ nhận được một cuộc gọi "lạ". Người gọi tự xưng là nhân viên cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát thành phố, thông báo bà Lư có tiền án, cần chuyển tiền vào "tài khoản an toàn". Nếu không làm theo, bà sẽ bị bắt giữ, có nguy cơ bị đi tù.
Sau đó, tên lừa đảo kết bạn với bà Lư trên WeChat và yêu cầu bà dùng nền tảng này để chuyển tiền.
Người phụ nữ lớn tuổi không biết sử dụng chức năng chuyển khoản của WeChat nên tên lừa đảo đành kiên nhẫn hướng dẫn bà Lư cách nạp tiền, chuyển tiền.
Không ngờ, mất đến 176 phút chỉ dẫn tận t́nh, tên lừa đảo vẫn không thể dạy được bà Lư thực hiện giao dịch. Cuối cùng, gă gần như "phát điên", mắng chửi thậm tệ nạn nhân rồi hậm hực cúp máy.
Cuộc gọi dài bất thường và đáng ngờ cũng khiến cảnh sát địa phương chú ư. Họ quyết định kiểm tra, phát hiện ra vụ lừa đảo và kịp thời ngăn chặn.
Bà Lư chia sẻ với cảnh sát rằng tên lừa đảo đă nói chuyện điện thoại với bà suốt thời gian dài, không cho bà ăn trưa. Thậm chí, gă c̣n yêu cầu bà đi tới tận Quảng Châu để gặp mặt.
"Tôi không biết dùng WeChat chuyển tiền. Hắn đă dạy tôi suốt cả buổi chiều rồi mắng tôi ngu ngốc, đần độn trong khi tôi không hiểu hắn nói ǵ", bà Lư kể lại.
Cảnh sát thuộc đồn cảnh sát Quan Nam, thành phố Vũ Hán đă giải thích cho bà Lư rằng đây là một chiêu thức lừa đảo qua điện thoại. May mắn lần này bà không bị mất tiền. Họ cũng nhắc nhở bà Lư không được tin và làm theo chỉ dẫn khi nhận những cuộc gọi tương tự.
Những h́nh thức lừa đảo qua mạng xă hội và điện thoại mọi người cần cảnh giác
Giả danh cơ quan công an, tư pháp
Với chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện v́ nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.
Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mă OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
Giả danh nhân viên ngân hàng
Những kẻ giả danh thuê người lập tŕnh trang web giống website ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Lừa đảo trúng thưởng
Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại...), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
Tuyển cộng tác viên bán hàng
Đối tượng lừa đảo với h́nh thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhận tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.
Giả danh nhân viên y tế
Gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.
Mua bán hàng trực tuyến
Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Mạo danh công ty tài chính
Cung cấp khoản vay tiền với lăi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.
Với những h́nh thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rơ danh tính; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mă OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xác nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền "việc nhẹ, lương cao" trên mạng đều là lừa đảo.
Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lư vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
|