T́nh h́nh sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đầu năm 2024, được cho là có nhiều diễn biến không tốt. Nhưng tin ông Trọng qua đời mới đây, do chính quyền công bố, vẫn là một điều bất ngờ.
Ông Trọng trông vẫn rất khoẻ trước khi bị công bố qua đời.
Theo giới quan sát, đầu năm 2024, Tổng Trọng đă vắng mặt trong 2 tuần liên tiếp. Vào thời điểm đó, ông Trọng được cho là có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhiều đồn đoán cho rằng, ông đă phải nhập viện. Tuy nhiên, đến ngày 15/1, Tổng Trọng bất ngờ xuất hiện trở lại, tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15, đă dập tắt được các tin đồn.
Sau cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, diễn ra vào ngày 13/3, Tổng Trọng tiếp tục vắng mặt trong tháng 4 và 5/2024. Kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của 2 tân “Tứ trụ”, là Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ông Trọng vẫn không xuất hiện.
Phải đến cuộc họp các lănh đạo chủ chốt vào chiều 12/6, Tổng Trọng mới xuất hiện trở lại lần nữa, với trạng thái sức khỏe khá b́nh thường. Lần cuối cùng ông Trọng xuất hiện, trong sự kiện hội đàm với Tổng thống Nga Putin, chiều ngày 20/6. Để rồi sau đó, ông vĩnh viễn ra đi.
Liệt kê những diễn biến vừa kể để thấy, Ban lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị hậu sự cho ông Trọng một cách chu đáo, và không “cập rập” như thể hiện trên truyền thông.
Chỉ riêng trong ngày 18/7, xuất hiện hàng loạt các diễn biến quan trọng, như: Công bố các thông tin liên quan đến sức khỏe của Tổng Bí thư; Bộ Chính trị ra thông báo, giao cho Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt Tổng Bí thư chỉ đạo công tác trong nội bộ Đảng; Chủ tịch nước Tô Lâm – Chủ tịch Hội đồng Quốc pḥng và An ninh, chủ tŕ phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc pḥng và An ninh, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Công bố Quyết định và Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư tại Quân y Viện 108.
Nhưng việc Bộ Chính trị và Chủ tịch nước Tô Lâm “vội vă” cho công bố thông tin, Tổng Trọng đă qua đời vào lúc 13h38’ ngày 19/7, vẫn là điều bất thường. Nghĩa là, chỉ sau 4 tiếng đồng hồ kể từ khi ông Trọng trút hơi thở cuối cùng, th́ thông tin “tuyệt mật” này đă được chính thức công bố.
Đây là việc làm trái với các Quyết định số 440/QĐ-TTg ngày 22/5/2024, và Quyết định 1295/QĐ-TTg ngày 24/8/2020, về danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế. Theo đó, những vấn đề liên quan sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng, đều thuộc danh mục “tối mật”.
Công luận đặt câu hỏi, v́ sao Bộ Chính trị và Chủ tịch Tô Lâm lại “phá lệ”, vội công bố tin “tối mật” Tổng Trọng qua đời quá sớm như vậy, với ư đồ ǵ?
Vẫn theo giới quan sát, từ đầu năm 2024 đến nay, t́nh trạng “lọt, lộ” các thông tin từ nội bộ Đảng, đă trở thành một vấn nạn trầm trọng. Bởi điều này khiến thông tin từ lề trái, từ mạng xă hội, luôn đi trước thông tin chính thống. Đây là một trong các lư do buộc chính quyền Việt Nam phải sớm công bố t́nh trạng của ông Trọng, với lư do, đây là một tin “rất quan trọng”, không thể giữ bí mật được nữa, nhưng có lẽ đă bị lọt ra ngoài từ trước đó.
Hơn nữa, cách truyền thông nhà nước đưa tin kiểu “giấu đầu hở đuôi”, như: tặng Huân chương Sao Vàng, hay hoăn sự kiện chính trị lớn ở tỉnh Quảng Trị v́ lư do kỹ thuật… Mối quan hệ được cho là, “cơm không lành, canh không ngọt” giữa phe quân đội và Chủ tịch Tô Lâm là vấn đề được cho là “nghiêm trọng”, không thể không nhắc tới.
Có ư kiến đă đặt câu hỏi: Tại sao Ban lănh đạo Đảng không tuân thủ theo nguyên tắc mà Điều lệ Đảng đă quy định. Theo đó, Thường trực Ban Bí thư – tức Phó Tổng Bí thư, sẽ thay thế cho Tổng Bí thư để điều hành hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, và Ban Bí thư, cho đến lúc Ban Chấp hành Trung ương họp “bất thường”.
Dẫu biết rằng, quyền lực và ảnh hưởng hiện nay của Chủ tịch Tô Lâm và phe cánh rất mạnh, mà Thường trực Ban Bí thư Lương Cường không thể vượt qua.
Điều này được giới phân tích cho rằng, hậu Tổng Trọng sẽ là một giai đoạn bất ổn định của chính trường Việt Nam, có liên quan đến quyền lực của Chủ tịch nước Tô Lâm – một ứng viên nặng kư cho chức Tổng Bí thư của Đại Hội Đảng 14.
Tổng Trọng đă không thể đi hết nhiệm kỳ thứ 3 của ông. Cái chết của ông chắc chắn đă và sẽ tốn rất nhiều giấy mực của giới phân tích chính trị trong và ngoài nước. Nhiều người thừa nhận, ông là “người đặc biệt”. Tuy nhiên, cái sự “đặc biệt” đó có phải là giỏi giang xuất sắc hay không, th́ vẫn c̣n đang gây tranh căi chưa có hồi kết. Phía chính quyền chắc chắn đă và sẽ ca tụng công lao của ông lên mây. Nhưng phía những ng̣i bút phê b́nh, th́ cũng có người khen kẻ chê.
Thời của ông đă kết thúc, người kế thừa sẽ trở thành nhân vật chính trên chính trường Việt Nam, vào thời gian tới. Tổng Trọng đă nhắm mắt, nhưng “ḷ” ông dựng lên vẫn c̣n đó, vẫn đang cháy như chưa bao giờ vắng chủ. Nhưng cái “ḷ” nổi tiếng do ông dựng lên ấy, giờ đây cháy v́ mục đích ǵ?
Thực ra, cái ḷ này đă đổi chủ từ đầu năm 2024. Trong suốt 8 năm ông “đốt ḷ”, những đồ đệ của ông, như Vơ Văn Thưởng, Vương Đ́nh Huệ, Trương Thị Mai… vẫn an toàn, cho tới khi “ḷ” đổi chủ, khiến họ bị lửa ḷ táp.
Trước đây, những người trong Ban Bí thư của ông được ẩn nấp an toàn, th́ nay, họ phải đối phó với “lửa ḷ” đang bén đến cửa nhà họ. Rồi đây, sẽ c̣n những nhân vật từng được ông Trọng nâng đỡ bị quẳng vào “ḷ”. Và “ḷ” sẽ đốt luôn cả căn nhà mà ông dày công xây dựng.
Ông nhiệt t́nh đốt ḷ, nhưng 6 tháng cuối đời của ông lại không thể kiểm soát được hệ thống do ông tạo ra. Việc Tô Lâm nổi lên như một nhân vật quyền lực mới trong Đảng, cũng bởi chiến dịch đốt ḷ của ông. Để củng cố quyền lực, ông đă ưu ái quá nhiều cho một kẻ tàn bạo, tham vọng, và bất chấp thủ đoạn. Để rồi giờ đây, sau khi ông chết đi, ông đă để lại một di sản tệ hại cho đất nước này.
Tô Lâm đă gom hết quyền lực của ông, ngay sau khi ông nhắm mắt. Kế thừa vị trí này, Tô Lâm sẽ bất chấp hơn, sẽ tàn bạo hơn ông Trọng rất nhiều. Dưới thời ông Trọng, tuy cũng là Công an trị, nhưng mức độ hà khắc sẽ không nặng nề như thời gian sắp tới. Lúc trước, Tô Lâm muốn chà đạp lên luật pháp, c̣n phải đợi ông Trọng bật đèn xanh. C̣n giờ đây, Tô Lâm vừa là người thực thi quyền lực, vừa là người điều khiển đèn hiệu. Tô Lâm sẽ chẳng xem Đảng luật và pháp luật ra ǵ nữa.
Nhiều người đánh giá, dưới thời Tô Lâm, chế độ này sẽ trở thành độc tài 2 trong 1, vừa độc tài toàn trị, vừa độc tài cá nhân. Chế độ Công an trị sẽ được áp dụng, không những cho toàn dân, mà c̣n cho toàn Đảng.
Ông Trọng chết khi c̣n đang tại chức, đây là một tiền lệ không mấy tốt đẹp. Bởi chính ông đă đạp lên Đảng luật, để ưu ái cho bản thân ḿnh ngồi ghế Tổng Bí thư suốt đời, th́ liệu, Tô Lâm có chịu tự nguyện rời ghế khi không c̣n đáp ứng điều kiện Đảng luật hay không?
Tô Lâm đă lợi dụng câu nói “chống tham nhũng không có vùng cấm” của Tổng Trọng, để đốn sạch những đồ đệ mà ông Trọng nâng đỡ. Vậy th́, khi Tô Lâm chính thức ngồi vào ghế Tổng Bí thư, sao Tô Lâm không tận dụng “tấm gương ngồi ghế suốt đời” của ông Trọng ra, để biện hộ cho tham vọng của ông?
Một Đảng Cộng sản đánh nhau loạn xạ, th́ tất yếu, đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy. Không cần phải đợi đến khi ông Trọng mất th́ họ mới tháo chạy. Mà họ đă rục rịch tháo chạy, ngay từ khi Tô Lâm “tạo phản”. Những doanh nghiệp nước ngoài lớn nhỏ, cứ lần lượt cuốn gói ra đi. Không một nhà đầu tư nào cảm thấy an tâm với một bộ máy cầm quyền không tôn trọng pháp luật. Việc đầu tư vào những nơi này rất rủi ro.
Tṛ chơi cũ đă kết thúc, ván cờ mới được bày ra.
Ván cờ mới này sẽ khó khăn hơn, khốc liệt hơn. Chính v́ thế, ván cờ mới này sẽ bào ṃn nguyên khí quốc gia kinh khủng hơn, bởi một lẽ đơn giản, các phe đều phải lo tính chuyện tấn công và đỡ đ̣n, chẳng ai c̣n sức lực hay trí lực để lo cho những vấn đề quốc gia đại sự.
Thời Tô Lâm, tiền đồ của Việt Nam sẽ tối như đêm 30.
Có thể hiểu, lịch sử đúng nghĩa phải là lịch sử hậu Cộng sản, do những nhà nghiên cứu lịch sử trong tương lai sẽ viết lại.
Tuy nhiên, không biết đến bao giờ Cộng sản mới sụp đổ, và đến lúc đó, những dữ liệu về Tổng Trọng có c̣n được lưu giữ đầy đủ hay không? Hay đă bị thất thoát, bị tiêu huỷ, hoặc bị mai một, bởi chế độ Cộng sản vốn có thói quen “tốt khoe, xấu che”, nên những tư liệu cho thấy sự xấu xa, họ sẽ không để nó tồn tại.
Ông Trọng đă chống tham nhũng một cách nhiệt t́nh, điều này được cả phía xu nịnh lẫn bên phê phán chế độ thừa nhận. Tuy nhiên, nhiệt t́nh của ông, cộng với sự thiếu vắng trí tuệ, đă khiến ông chống tham nhũng một cách không định hướng. Và thực tế đă cho thấy, sau khi ḷ của ông bùng cháy mạnh, th́ tham nhũng cũng nổi lên nhiều hơn. Lớp này bị đốt, th́ lớp khác lại trồi lên thay thế, cứ như sóng biển xô bờ.
Có thể nói, ông Trọng là người Cộng sản hiếm hoi có được nhiều cảm t́nh từ các thành phần khác nhau trong xă hội. Sau ông, chắc sẽ không c̣n ai được như vậy. Có thể nói, ông là “hàng hiếm” trong Đảng. Mặc dù ông cũng dính đến sai phạm trong quá khứ, khi c̣n là Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tuy nhiên, sai phạm ấy được đánh giá là xảy ra đă lâu, và không kinh khủng bằng giới lănh đạo hiện nay. Nhờ ông, Đảng Cộng sản có được một huyền thoại nữa, để ru ngủ toàn dân, và dựa vào đó, họ tha hồ móc túi dân để đánh chén no nê.
Sưu tầm