Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, 76 tuổi đă từ chức hôm 5-8 và chạy trốn khỏi đất nước trên một chiếc trực thăng của quân đội và hướng đến là Ấn Độ. Sự việc diễn ra trong bối cảnh bất ổn và các cuộc biểu t́nh chống chính phủ lan rộng, dẫn đến cả trăm người thiệt mạng. Nhưng đâu là sai lầm khiến nữ Thủ tướng đă kết thúc 15 năm cầm quyền một cách đột ngột như vậy?Là con gái của ông Sheikh Mujibur Rahman, cựu Tổng thống và là nhà sáng lập Bangladesh, bà Hasina từ trẻ đă là lănh đạo nổi bật của sinh viên trường Đại học Dhaka. Vụ ám sát cha bà và hầu hết người thân trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1975 khiến bà và em gái trở thành những người duy nhất sống sót, v́ họ đang ở nước ngoài vào thời điểm đó. Sau một thời gian lưu vong ở Ấn Độ, bà Hasina trở về Bangladesh vào năm 1981 và nắm quyền lănh đạo Liên đoàn Awami, đảng do cha bà sáng lập. Bà đóng vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ chống lại chính quyền quân sự của Tướng Hussain Muhammad Ershad vào năm 1990 và lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 1996.
Năm 2008, bà Hasina được bầu lại làm Thủ tướng trong một chiến thắng vang dội và sau đó lănh đạo chính phủ Bangladesh tới nay. Nữ Thủ tướng Bangladesh đă giúp đất nước đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng, chèo lái một quốc gia có 170 triệu dân và đông dân thứ 8 thế giới. Với tư cách là nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất ở Bangladesh, bà Hasina cũng khét tiếng bởi sử dụng lực lượng an ninh và truyền thông để củng cố sức mạnh chính trị, gây áp lực với phe đối lập, coi họ là tàn dư của các phe phái phản quốc và “cực đoan”.
Nhưng mọi chuyện xấu đi, bắt đầu chỉ bằng một từ duy nhất: “Razakar”. Trong ngôn ngữ Bangladesh, “Razakar” là từ cực kỳ xúc phạm, ám chỉ những người ủng hộ chiến dịch của quân đội Pakistan nhằm dập tắt cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh năm 1971 và bị buộc tội phạm tội tày đ́nh. Thông thường, bà Sheikh Hasina sử dụng từ này với bất kỳ ai mà bà coi là mối đe dọa hoặc người bất đồng chính kiến trong hơn 15 năm cầm quyền vừa qua. Lần này, bà Hasina đă phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi dán nhăn sinh viên biểu t́nh đ̣i cải cách hạn ngạch việc làm là “Razakar”, qua đó vượt qua ranh giới chịu đựng của họ.
Cụ thể, trong một cuộc họp báo vào ngày 14-7, Thủ tướng Hasina đă được một phóng viên hỏi về t́nh h́nh biểu t́nh diễn ra trong hơn một tuần mà chưa thấy hồi kết. Đáp lại, bà Hasina nói: “Nếu con cháu của những người đấu tranh giành tự do không nhận được phúc lợi, th́ ai sẽ nhận được? Con cháu của Razakar chăng?”. B́nh luận của Thủ tướng gần như ngay lập tức châm ng̣i cho các cuộc biểu t́nh.
Phản ứng của Thủ tướng Hasina rất mạnh tay, bà chỉ thị cảnh sát dập tắt các cuộc biểu t́nh. Hậu quả, bạo lực ngày càng leo thang. Ban đầu, vào ngày 16-7, 6 người tử vong. Trong 4 ngày tiếp theo, hơn 200 người đă thiệt mạng, phần lớn là sinh viên và người dân thường, khi cảnh sát và lực lượng vũ trang bắn đạn thật vào người biểu t́nh. Thay v́ lên án bạo lực, nguyên thủ quốc gia chỉ tập trung vào thiệt hại đối với tài sản của chính phủ, chẳng hạn như đường sắt đô thị và các ṭa nhà truyền h́nh do Nhà nước sở hữu.
Nhà phân tích chính trị Zahed Ur Rahman cho rằng, thiệt hại đáng kể nhất mà bà Hasina gây ra cho đất nước là nạn tham nhũng trong các thể chế quan trọng như tư pháp, ủy ban bầu cử, phương tiện truyền thông và thực thi pháp luật. Bà Hasina từng nói rằng đang trấn áp nạn tham nhũng, nhưng nhiều người chỉ trích là không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ từng nghiêm túc giải quyết vấn đề này.
Tóm lại, giới sinh viên biểu t́nh rất tức giận khi bị Thủ tướng Hasina gọi họ là “Razakar”. Đến nỗi, họ bắt đầu sử dụng thuật ngữ này như một h́nh thức phản đối các chiến thuật gây chia rẽ của bà. “Cuối cùng, điều này đă góp phần vào sự sụp đổ của Thủ tướng Bangladesh”, ông Zahed Ur Rahman nhận định.
|