VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Sài G̣n xưa: Những điều chưa biết về ngă tư Bảy Hiền (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1242101)

florida80 05-05-2019 18:33

Sài G̣n xưa: Những điều chưa biết về ngă tư Bảy Hiền
 
1 Attachment(s)
Ngă tư Bảy Hiền quận Tân B́nh là nút giao thông quan trọng ở cửa ngơ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài G̣n qua đường CMT8 qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngă Lư Thường Kiệt; lên phi trường Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh. Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngă tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền c̣n dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân B́nh.

https://i.imgur.com/SB50uqe.jpg

https://i.imgur.com/U3m1G6D.jpg

Tại căn nhà số 4 đường Trường Chinh, ngay sát ngă tư Bảy Hiền, có ngôi nhà của ông Trần Văn Đức. Ông lăo 88 tuổi này là cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) – người được đặt tên cho ngă tư này. Tuổi cao nhưng ông Đức trông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Thường ngày, ông trông quán nước giải khát nhỏ trước nhà của gia đ́nh. Ông Đức kể:

“Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, sinh thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngă tư này.”

Ông cụ cho biết gia đ́nh từ thời ông cố đă sống ở đây, ngót nghét phải 6 thế hệ nên tính ra gia đ́nh có chừng 120-150 năm sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất Sài G̣n này.



Ngă tư Bảy Hiền 1967. (Ảnh: Fanpage Sài Gòn xưa)


Về tên gọi ngă tư Bảy Hiền, ông Đức cho biết, hồi c̣n sống ông Bảy là một điền chủ giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Ḥa, Bàu Cát… ngày nay. Với khối tài sản khổng lồ, ông Bảy còn sở hữu cả một căn biệt thự cột ximăng, trong nhà cột gỗ lớn, nền lót gạch Tàu.

Ông Bảy Hiền giàu có nhưng không khoa trương, không coi khinh người nghèo, mà ngược lại vợ chồng ông hay chia sẻ với người dân bằng nhiều cách. Một lần, người dân miền Nam lâm cảnh đói kém v́ mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài G̣n – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội t́m đến.


Trong buổi sáng đầu tiên phát chẩn, mọi người đến quá đông, chen lấn nhau khiến cho hai đứa con nít bị chết ngạt giữa đám đông. Từ sự việc đau thương đó, ông Bảy Hiền rút kinh nghiệm, không mở phát chẩn như vậy nữa. Sau này, hễ có người khó khăn t́m đến ông đều bố thí cho.



(Ảnh: PANORAMIO)


Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay giúp người nghèo. Hàng ngh́n người lần lượt t́m đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.

Dần dà, khu vực ngă tư – nơi có nhà của ông – được người dân đặt là ngă tư Bảy Hiền, theo tên người đàn ông nhân đức. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ ḿnh. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).

Ông Bảy mất rồi, những người trong nhà cũng không giúp được dân nghèo như trước nữa v́ gia sản khánh kiệt, con cháu ông Bảy sau đó bán hết đất đai c̣n lại, vào trung tâm Sài G̣n sinh sống. C̣n căn nhà ông Trần Văn Đức đang ở hiện nay là nhà của ông cố để lại. Ông và gia đ́nh sinh sống tiếp ở ngă tư Bảy Hiền cho đến ngày nay.

Về khu vực ngă tư Bảy Hiền, trước năm 1954, nơi này vẫn c̣n là vùng ngoại ô của Sài G̣n, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên Tây Ninh. Một số gia đ́nh sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.




(Ảnh: GEORGE LANE)


Khoảng năm 1960, theo thống kê hộ tịch ngày đó, sau cuộc di dân lớn từ Bắc vào Nam năm 1954, nơi đây có hơn 4.000 dân sinh sống, h́nh thành một khu dân cư mới. Người ở đây chủ yếu là từ Quảng Nam vào lập nghiệp, họ h́nh thành nên làng nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.

Trung tâm triển lăm Tân B́nh và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn pḥng thủ nhưng đến thời Nguyễn Văn Thiệu th́ được vợ ông bà Nguyễn Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện V́ Dân.

Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, cũng có nhiều lý giải khác nữa. Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, ông Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại. C̣n nhà văn Sơn Nam th́ lại cho rằng, Bảy Hiền là một ông chủ giàu có chuyên bán cỏ cho ngựa kéo xe ở khu vực ngă tư này trong giai đoạn năm 1930, nên tên ông gắn liền với nơi làm nghề.



Sơn Ḥa
Bài đă đăng trên *********
Theo Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua
Độc giả quan tâm có thể ghé thăm Fanpage để tìm hiểu về Sài Gòn xưa.
trithucvn

canhdieubay 05-05-2019 19:22

gio khu nay o nhieu nhat la dan mien trung

laughster 05-05-2019 20:38

Quote:

Originally Posted by canhdieubay (Post 3641119)
gio khu nay o nhieu nhat la dan mien trung

Ngộ há, ai về VN th́ bà tám cũng chửi họ là bợ đít VC, nhưng bà tám th́ rành bên ấy đến nổi biết nhà hàng nào ngon và rẽ, khu nào nhiều dân miền Trung, góc đường nào gà móng đỏ thi đua khoe sắc, ngơ hẻm nào có trai bán xà bông múa gươm. Sao kỳ vậy bà tám? hahaha :hafppy::hafppy:


All times are GMT. The time now is 16:04.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04293 seconds with 8 queries