VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Tin hay AUSTRALIA (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=257)
-   -   AUSTRALIA Thanh niên Úc đi khắp phố Trung Quốc giơ biển: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1583329)

Gibbs 02-11-2022 12:51

Thanh niên Úc đi khắp phố Trung Quốc giơ biển: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
 
5 Attachment(s)
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1644583779
Sau khi được nhiều người dí dỏm nhận xét là "sinh ra ở Úc nhưng tâm hồn là người Việt Nam" sau clip tại Trung Quốc đúng ngày mùng 3 Tết. Thì mới đây Ethan Kelly tiếp tục gây "thương nhớ" khi thực hiện giơ biển khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam trên mảnh đất Trung Cộng

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1644583779
Trong video, Ethan Kelly đã cẩn thận dịch nghĩa Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam bằng tiếng Anh và tiếng Trung sau đó cầm tấm bảng đi khắp nơi...đặc biệt là những khu trung tâm thương mại nơi tập trung nhiều người nước ngoài. Đến giữa video một số khẩu hiệu đã được anh chàng này đưa ra như: Hoàng Sa Trường Sa belong to Việt Nam.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1644583779
Người dùng mạng VN không còn lạ lẫm gì về anh chàng người Úc Ethan Kelly nói tiếng Việt như gió, thậm chí là giỏi những câu chửi thề hơn cả người bản địa. Lí do học tiếng Việt của Ethan vô cùng đặc biệt, đó là trong một lần vô tình xem video ca nhạc VN rồi thích, song Ethan Kelly lại chẳng hiểu mình đang nghe gì. Nghĩ mà tức mình, anh quyết tâm học tiếng Việt để hiểu trọn vẹn.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1644583779
Ethan đã cầm 2 tấm bảng ghi to và rõ HOÀNG SA + TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM bằng tiếng Anh và tiếng Trung đi khắp nơi. Thậm chí, anh còn sẵn sàng tặng 5$ cho ai trả lời “Việt Nam” cho câu hỏi: “Hoàng Sa, Trường Sa là của nước nào?”

Minhrau 02-11-2022 13:01

CŨNG MAY LÀ Ở KHU CHUNG CUỐC CHỨ Ở CHUNG CUỐC LÀ THẰNG NẦY KHÔNG CÓ NGÀY VỀ

HonThienViet 02-11-2022 14:46

Quote:

Originally Posted by Minhrau (Post 4418827)
CŨNG MAY LÀ Ở KHU CHUNG CUỐC CHỨ Ở CHUNG CUỐC LÀ THẰNG NẦY KHÔNG CÓ NGÀY VỀ


Dĩ nhiên rồi , trong lảnh thổ 5-SVPK mà chưng bản kiểu này mang tội "làm gián điệp" ngay ...có thể dẩn đến án tử hình rồi có thể nội tạng bị lấy mất tiêu luôn (sau khi thụ án )

hoaibao 02-12-2022 08:40

ở không quá vậy, chuyện đó của thế lực đen quyết định.

Gibbs 03-11-2024 12:16

Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) ngày 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên YouTube về trận đánh 14/3/1988: "Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa". Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi.
Sáu mươi tư (64) chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh ngày hôm đó. Chín (9) người sống sót bị Trung Quốc giam cầm ba năm trước khi được thả. Ngày nay, Trung Quốc đã chiếm đóng Gạc Ma và thêm sáu thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến nó thành những hòn đảo nhân tạo có căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đất đối đất và đất đối không.
Kể từ sau vụ thảm sát Gạc Ma, Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông. Chiến lược của họ là sử dụng sự đe dọa đến từ sức mạnh quân sự, vốn không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng khu vực nào, làm nền tảng cho việc tuyên bố chủ quyền; những tuyên bố trái với pháp luật quốc tế.
Như trên là hành vi giết người man rợ dùng tàu chiến tấn công tàu vận tải, dùng súng bắn giết người trên biển không vũ trang. Qua những hành động ngang ngược tàn bạo này, Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam, chà đạp lên quy định của luật pháp quốc tế.
Liên Xô (Nga) làm lơ khi máy bay chiến đấu tàu ngầm hạm đội Liên Xô đang đóng ở Cam Ranh trong thời gian Hiệp định An ninh Xô - Việt còn hiệu lực vì trong thời điểm 1988 họ nhận thấy hợp tác với Trung Quốc có lợi hơn với Việt Nam, nên cũng sẵn sàng chà đạp lên hiệp định An ninh Việt - Xô.
Sau chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình cuối năm 2023, tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:
- Ngày 28 và 31 tháng 12 năm 2023 các tàu CHINA COAST GUARD 5205 và 5305 đã hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, riêng tàu 5305 đi rất gần bờ biển Quy Nhơn.
- Tháng 1 năm 2024, Tàu Hướng Dương Hồng 10, tàu 5204 và 5202 (Trung Quốc) nằm ở ven vùng kinh tế Việt Nam, tàu 5402 và 5901 tàu Hải cảnh lớn nhất và hiện đại nhất, tiếp tục quấy rối Bãi Tư Chính chưa biết lúc nào dừng lại.
- Mới đây, ngày 1/3/2024, Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố đường cơ sở thẳng cho phần của Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức công bố 2004). Sự công bố này vi phạm khoản 3 điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Hiện tại Trung Quốc đang gây rối Philippines để chiếm trọn vùng biển Scarborough.

Gibbs 03-11-2024 12:21

1 Attachment(s)
Phần đường cơ sở mới của Trung Quốc (màu đỏ ở rìa phía đông vịnh Bắc Bộ). Đường cơ sở của Việt Nam vẫn còn thiếu ở phần Vịnh Bắc Bộ.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1710159633

Trung Quốc mới đây chính thức tiết lộ đường cơ sở mới, nêu rõ yêu sách lãnh thổ của mình ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.

Tuyên bố này được đưa ra trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tháng này. Qua đó, Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ.

Vịnh Bắc Bộ nằm ngoài khơi bờ biển Bắc Bộ của Việt Nam và Nam Trung Quốc.

Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ.
Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là công bằng. Tuy thế, các xung đột trên Biển Đông vẫn xảy ra giữa hai nước do vẫn còn mơ hồ về ranh giới ở khu vực bên ngoài cửa vịnh.

Những mâu thuẫn này, theo Bắc Kinh, giờ sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, chính là đường cơ sở mới với bảy điểm nói trên.

Trung Quốc nói rằng đường cơ sở mới này không ảnh hưởng đến quyền lợi Việt Nam hay bất cứ nước nào, mà thậm chí còn góp phần thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa nước này và các nước liên quan.

Cùng lúc, Trung Quốc lâu nay vẫn duy trì yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông với "bản đồ đường chữ U".

Trên trang EurAsian Times, Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi chặt chẽ các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đánh giá: “Vịnh Bắc Bộ, nơi chứng kiến nhiều thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam trong ba thập kỷ từ 1974 đến 2004, chiếm hơn một nửa diện tích vùng biển Việt Nam. Việc Trung Quốc tuyên bố một đường cơ sở mà nhìn trên bản đồ có vẻ lấn lướt như vậy sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và vùng biển tranh chấp.”

Ông cũng nói rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa ra đường cơ sở mới này là nỗ lực để hạn chế các đòi hỏi về quyền lợi của Việt Nam tại vùng EEZ của chính Việt Nam. Trung Quốc cũng sẽ giành nhiều quyền tiếp cận hơn tới các ranh giới trên biển, qua đó ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây đối với các vấn đề ở Vịnh Bắc Bộ.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý (22,22 km), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý.

Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý.

Thực tế này dẫn đến sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả Trung Quốc và Việt Nam trong vùng vịnh. Do đó, toàn bộ vùng vịnh phải chịu các yêu sách chồng chéo của cả hai bên, theo EurAsian Times.

“Đường cơ sở mới sẽ mang lại hơn 60% diện tích biển cho chính quyền Trung Quốc, vi phạm trắng trợn Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)," ông Patel nói thêm.

Ngoài ra, đường cơ sở mới có thể giúp Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp và đường ống cũng như các nỗ lực bồi đắp đảo của Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có động thái chính thức nào trước nước đi mới của Trung Quốc.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Song Phan - một nhà nghiên cứu Biển Đông sống tại Úc – nhận định rằng phần đường cơ sở mới vẽ này dựa trên một số điểm cơ sở ở các đảo rất xa bờ, nên sẽ đẩy đường ranh ngoài của lãnh hải Trung Quốc ra xa thêm ngoài biển.

Do hai nước Việt-Trung đã đàm phán và ký kết thỏa thuận phân giới biển ngày 12/12/2000 nên đường này – như vậy - sẽ không ảnh hưởng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của cả hai, trừ khi Trung Quốc dựa vào đường mới này để đòi thương lượng lại.

Tuy nhiên, do đường cơ sở quá xa bờ, kéo theo đường biên lãnh hải lấn xa ra biển, nên “chắc chắn ảnh hưởng đến các quyền liên quan khác của tất cả các nước, gồm Việt Nam”.

Ví dụ như quyền tự do hàng hải, quyền đặt cáp/ống ngầm, khảo sát khoa học…

“Lưu ý rằng VIệt Nam cũng còn phần bờ biển từ đảo Cồn Cỏ chạy cho tới biên giới Việt-Trung chưa vẽ đường cơ sở và đường cơ sở từ đảo Phú Quý tới tới đảo Thổ Chu cũng không thât phù hợp với UNCLOS,” ông Song Phan chỉ ra trong phân tích của mình.

"Luật biển Việt Nam 2012 đặt UNCLOS và luật quốc tế lên trên nhưng đến nay vẫn chưa điều chỉnh phần đường cơ sở này và hoàn chỉnh đường cơ sở cho toàn bộ bờ biển.

"Không chỉnh đường cơ sở đoạn này, Việt Nam rất khó phản đối Tàu ‘cộng’ trong vụ này vì 'há miệng mắc quai’,” nhà nghiên cứu Song Phan viết.

Nguồn BBC


All times are GMT. The time now is 06:44.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05038 seconds with 8 queries