VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Sport News | Thể Thao (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=251)
-   -   Lạc đà cũng kiệt sức v́ World Cup 2022 (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1709986)

nguoiduatinabc 11-30-2022 08:32

Lạc đà cũng kiệt sức v́ World Cup 2022
 
1 Attachment(s)
Không chỉ người dân Qatar, mà ngay cả những con lạc đà ở quốc gia này cũng đang phải làm việc thêm giờ để phục vụ những du khách quốc tế đổ xô về đây xem World Cup.

Ngoài tham dự các trận bóng, nhu cầu về trải nghiệm văn hoá vùng Vịnh như chụp ảnh với chim ưng, cưỡi lạc đà,… cũng cao hơn bao giờ hết.

H́nh ảnh hàng trăm du khách mặc trang phục bóng đá, choàng quốc kỳ trên vai đứng xếp thành hàng dài chờ đến lượt cưỡi lạc đà.



Những con lạc đà kiệt sức không nhúc nhích liền bị người điều khiển bắt đứng dậy. Khi một con lạc đà phát ra tiếng kêu phản kháng, chúng sẽ lập tức bị doạ.

Nhờ vào World Cup, người làm dịch vụ cưỡi lạc đà đang kiếm được số tiền lớn hơn gấp nhiều lần thường ngày. “Có rất nhiều tiền đang đổ vào. Tạ ơn Chúa, nhưng nó cũng rất áp lực.” - Ali Jaber al Ali, một người chăn lạc đà Bedouin 49 tuổi đến từ Sudan cho biết.

Al Ali đă làm việc với lạc đà từ khi c̣n nhỏ. Ông cho biết trung b́nh một ngày thường trước khi mùa giải World Cup diễn ra, công ty ông chỉ cung cấp khoảng 20 lượt cưỡi lạc đà vào các ngày trong tuần và 50 lượt vào cuối tuần. Nhưng kể từ khi World Cup diễn ra, Al Ali và những người làm việc giống như anh cung cấp đến 500 lượt vào mỗi buổi sáng và 500 lượt khác vào tối. Công ty ông đă phải mua thêm lạc đà tăng từ 15 lên đến 60 con.

“Hướng dẫn viên du lịch mong muốn mọi thứ phải diễn ra nhanh chóng. V́ thế họ gây thêm áp lực cho chúng tôi.” - Al Ali.

Cũng như các nền văn hoá vùng Vịnh khác, người Qatar dùng lạc đà như một phương tiện vận chuyển quan trọng, giúp khám phá và phát triển các tuyến đường giao thương với thế giới. Ngày nay, tuy không c̣n đóng vai tṛ như một phương tiện vận chuyển. Lạc đà trở thành công cụ văn hoá, tiêu khiển của nhiều người. Chẳng hạn như môn thể thao đua lạc đà diễn ra rất phổ biến ở các vùng ngoại ô thành phố.

Lượng khách du lịch đột ngột tăng cũng đồng nghĩa với việc con vật có ít thời gian nghỉ ngơi giữa các chuyến đi hơn. Một chuyến đi ngắn chỉ kéo dài tầm 10 phút trong khi những chuyến đi dài hơn sẽ từ 20-30 phút.

Thông thường, một con lạc đà sẽ được nghỉ ngơi sau 5 lần cưỡi. Nhưng “bây giờ mọi người đều hối thúc và chẳng ai muốn chờ đợi cả, bởi v́ họ c̣n có nhiều kế hoạch khác.”.

Kể từ khi World Cup bắt đầu, các con vật phải làm việc 15-20 lượt, đôi khi thậm chí 40 lượt mà không được nghỉ.

Gibbs 05-27-2024 02:24

Hóa ra đây là “bí quyết” giúp Lạc đà có thể sống và đi lại trên sa mạc nóng bỏng?
Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.
Cả ba loài lạc đà - Camelus dromedarius, Camelus bactrianus và Camelus ferus - đều đă tiến hóa để có thể sống trên sa mạc.
Đặc điểm sinh học của Lạc đà
Tuổi thọ trung b́nh của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu ở lưng. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy tŕ tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300kg đến 1000kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.
Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc v́ chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.
Cách giữ nước trong cơ thể của Lạc đà
Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá tŕnh bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.
Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống.
Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là h́nh bầu dục chứ không phải h́nh tṛn. Điều này tạo điều kiện cho ḍng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá tŕnh mất nước và làm cho chúng có sức thẩm thấu cao hơn và vỡ động mạch khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng 600kg (1.300 lb) có thể uống 200L (53 gal Mỹ) nước trong 3 phút.
Lớp da môi của Lạc đà rất dày
Ngoài một hoặc hai chiếc bướu trên lưng chứa đầy chất béo bổ dưỡng, hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, chúng c̣n có đôi môi chuyên biệt để tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiếm hoi trong môi trường khắc nghiệt.
Đôi môi linh hoạt cho phép lạc đà gặm cỏ mọc sát mặt đất và các loài thực vật đầy gai để sinh tồn trên sa mạc khắc nghiệt.
Môi trên của lạc đà chẻ làm đôi, với mỗi nửa có khả năng di chuyển độc lập, cho phép con vật gặm các loại cỏ ngắn mọc sát mặt đất, điều rất quan trọng ở sa mạc, nơi mọi thứ đều phát triển chậm.
Môi lạc đà có da dày nhưng vẫn mềm dẻo, giúp chúng bẻ găy và ăn cả thực vật có gai. Ngoài ra, bên trong miệng của chúng c̣n có các nhú gai đóng vai tṛ như lớp lót để ngăn gai nhọn chọc vào, giúp lạc đà nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Nh́n chung, lạc đà ăn cỏ, lá và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc, bao gồm cả cỏ khô và cây bụi chịu mặn. Vậy điều ǵ xảy ra tiếp theo sau khi chúng nuốt thức ăn?
Dạ dày của lạc đà có từ 3 đến 4 ngăn
Thức ăn bị nghiền nát một phần trong hai ngăn đầu tiên trước khi bị trào ngược ra ngoài để nhai lại. Ở lần nuốt thứ hai, thức ăn đi vào một hoặc hai ngăn dạ dày c̣n lại, nơi nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn.
Lạc đà có thể tồn tại hơn một tuần mà không uống nước
Một khả năng đáng kinh ngạc khác là lạc đà có thể tồn tại hơn một tuần mà không uống nước và hàng tháng không cần gặm cỏ, do đó chúng có thể lang thang nhiều ngày với chiếc bụng đói để t́m kiếm thức ăn, theo PBS.
<<< Theo The TND News >>>
H1. Lạc đà biết cách giữ nước trong cơ thể.
H2. Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc v́ chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh.
H3. Lạc đà ăn cỏ, lá và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc.


All times are GMT. The time now is 22:01.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04558 seconds with 8 queries