![]() |
Tổng thống Trump và sự trở lại của chính trị bộ lạc
1 Attachment(s)
Chủ nghĩa bộ lạc chính trị, đề cao bản sắc và ḷng trung thành trong chính sách đối ngoại, đă trở lại trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Lập trường mới của Mỹ báo hiệu một tương lai bất định cho trật tự thế giới.
https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1741573156 Ảnh: WPR Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đă quay trở lại Nhà Trắng với những tiền lệ trong nhiệm kỳ đầu, vẫn c̣n rất nhiều băn khoăn về hướng đi mới của chính sách đối ngoại Mỹ. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đă khiến cả nước Mỹ và cả thế giới bàng hoàng trước những quyết định cấp tiến, được cho là ưu tiên lợi ích nước Mỹ hơn là duy tŕ trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Giờ đây, khi ông Trump trở lại, một số dấu hiệu cho thấy tư duy “bộ lạc” – ưu tiên bản sắc và ḷng trung thành– đang được đẩy mạnh thêm lần nữa, làm khơi dậy lo ngại về một thế giới do Mỹ dẫn dắt theo hướng khó đoán. Hai sự kiện gần đây minh chứng rơ ràng cho điều này. Tại Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Mỹ, JD Vance đă có một bài phát biểu chấn động châu Âu khi tuyên bố rằng mối đe dọa lớn nhất đối với lục địa này không đến từ Nga hay Trung Quốc, mà từ chính bên trong châu Âu: từ việc hạn chế quyền tự do ngôn luận và phớt lờ nguyện vọng của cử tri. Ông Vance chỉ trích Đức v́ loại bỏ tiếng nói của các đảng dân túy như AfD, chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) v́ theo đuổi những chính sách nhập cư và kiểm duyệt ông cho là đi ngược lại mong muốn của cử tri. Thay v́ kêu gọi đoàn kết trên nền tảng giá trị chung như các chính quyền Mỹ trước đây, bài phát biểu của ông Vance có hàm ư rằng mỗi quốc gia cần phải đặt bản sắc và lợi ích chính trị mang tính bộ lạc của ḿnh lên trên hết, và bất kỳ mô h́nh nào buộc các dân tộc phải chấp nhận việc đi ngược bản sắc sẽ không bền vững. Sự kiện thứ hai là cuộc gặp đầy căng thẳng giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng cách đây không lâu. Ông Zelensky đến Washington để kư kết một thỏa thuận về khoáng sản hiếm, nhằm đảm bảo tiếp tục có được sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc xung đột với Nga. Ở đó, ông đă đối mặt với chỉ trích gay gắt từ ông Trump và Vance, cho rằng Ukraine đang đẩy Mỹ vào nguy cơ kéo dài một cuộc chiến tranh không hồi kết và không thực sự tôn trọng lập trường muốn kết thúc chiến tranh của chính quyền Trump. Với ông Trump, Mỹ không có nghĩa vụ phải hỗ trợ vô điều kiện cho bất kỳ quốc gia nào nếu điều đó không phục vụ trực tiếp lợi ích của người Mỹ, cho dù là đồng minh hay không. Chủ nghĩa bộ lạc chính trị vốn là một yếu tố tác động đến các vấn đề của nhân loại từ lâu nay, nhưng hiếm khi nào nó lại chi phối chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ một cách trần trụi như hiện nay. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, tâm lư này, dường như bắt đầu như một chiến lược bầu cử để tiếp thêm sinh lực cho nhóm ủng hộ ông vào năm 2016, nay đă biến thành một hệ tư tưởng cầm quyền, ưu tiên ḷng trung thành, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ kinh tế hơn là các chuẩn mực ngoại giao truyền thống. Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đă thể chế hóa những thay đổi này, h́nh thành một tư tưởng chính sách đối ngoại mang tính 'bộ lạc'. Hậu quả lâu dài vẫn chưa chắc chắn, nhưng có một điều rơ ràng: Sự can dự của Mỹ với thế giới không c̣n bị chi phối bởi các liên minh chiến lược và các giá trị chung, mà bởi sự chia rẽ ngày càng sâu sắc của chủ nghĩa bộ lạc chính trị. Nguồn gốc chính trị bộ lạc Từ hàng ngh́n năm trước, các cộng đồng, thực thể chính trị — dù là làng mạc nhỏ bé hay đế chế rộng lớn — đều dựa trên sự phân biệt cơ bản giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc, giữa những người thuộc về và những người bị loại trừ, bất kể họ là công dân, thần dân hay ngoại kiều. Nhận định này, được các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại tŕnh bày rơ ràng, đă được thể hiện trong tác phẩm Chính trị luận của Aristotle. Trong đó, ông phác thảo ba h́nh thái chính trị chính: bộ lạc (ethne), thành bang (polis) và đế chế. Thuật ngữ ethne, thường được dịch là "bộ lạc" hoặc "quốc gia," có nguồn gốc từ từ "sắc tộc," biểu thị một cộng đồng người riêng biệt, thống nhất bởi bản sắc chung. Bộ lạc và thành bang phát triển dựa trên tính đồng nhất. Đây không phải là một đặc điểm ngẫu nhiên mà là yếu tố cấu thành, định h́nh sự tồn tại của chúng bất kể chúng theo chế độ dân chủ hay chuyên chế. Tính đồng nhất ở đây bao gồm ngôn ngữ chung, truyền thống chung và thường là quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng một cảm giác thống nhất để phân biệt "chúng ta" với "họ". Ngược lại, các đế chế được xây dựng dựa trên tính đa sắc tộc, cai trị nhiều dân tộc khác nhau thông qua quyền lực tập trung. Sự khác biệt về mặt cấu trúc này – giữa sự gắn kết của bộ lạc và tính đa dạng của đế chế – cho thấy một thực tế cốt lơi về tổ chức xă hội loài người: các xă hội h́nh thành xung quanh sự cân bằng giữa tính tương đồng và tính khác biệt, với chủ nghĩa bộ lạc là lực hấp dẫn hướng về sự đồng nhất. Sự gắn bó của con người một cách tự nhiên được mở rộng từ gia đ́nh ra bên ngoài – đến thị tộc, bộ lạc và quốc gia – thông qua cái Aristotle gọi là "t́nh bạn công dân" (philia). Khái niệm này mở rộng ḷng trung thành gia đ́nh sang các tập thể lớn hơn, tuy nhiên, nó có những giới hạn tự nhiên; các mối liên kết trở nên yếu dần khi quy mô cộng đồng tăng lên. Về bản chất, chính trị là hành động tập thể: liên kết với nhau để đạt được những điều mà cá nhân không thể tự ḿnh làm được,điều này khiến cho quốc gia trở thành điểm đến tự nhiên trong quá tŕnh xă hội hóa của con người. Lịch sử cho thấy, những nỗ lực nhằm ḱm nén t́nh cảm dân tộc này ẩn chứa đầy nguy hiểm, giống như việc thách thức chính bản chất tự nhiên. Sự tan ră của Đế chế La Mă thành các quốc gia kế thừa dựa trên cộng đồng, hay sự sụp đổ của các đế chế thuộc địa vào thế kỷ 20 thành các quốc gia độc lập, đă nhấn mạnh khả năng phục hồi của bản sắc dân tộc. Các nhà lư luận, học giả đương đại đă phát triển dựa trên nền tảng này, điều chỉnh khái niệm về chủ nghĩa bộ lạc cho phù hợp với bối cảnh hiện đại. Samuel Huntington, trong tác phẩm Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới (1996), đă tái định h́nh chủ nghĩa bộ lạc ở cấp độ vĩ mô. Ông lập luận rằng các cuộc xung đột thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh sẽ xoay quanh bản sắc văn minh – phương Tây, Hồi giáo, Trung Hoa – thay v́ hệ tư tưởng. Những "siêu bộ lạc" này, được định h́nh bởi văn hóa và tôn giáo, phản ánh quan điểm về ethne của Aristotle, và sự cạnh tranh giữa chúng đă chống lại những khát vọng của chủ nghĩa tự do toàn cầu sau Thế chiến II. Tuy Huntington bị phê phán v́ học thuyết của ông làm đơn giản hóa quan hệ quốc tế quá mức, nhưng đă làm nổi bật ḷng trung thành của các cá nhân, lănh đạo với cộng đồng gần gũi nhất với họ. Yoram Hazony, trong tác phẩm Đức hạnh của chủ nghĩa quốc gia (2018), đă đưa ra một sự biện hộ đương đại cho chủ nghĩa quốc gia, tương đồng với sự nhấn mạnh của Aristotle về tính đồng nhất. Hazony, có lẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lư dân tộc Do Thái do ông sinh ra tại Israel, lập luận rằng các quốc gia – những cộng đồng dân tộc riêng biệt có chung di sản – là những đơn vị tối ưu cho đời sống chính trị, đồng thời bác bỏ các đế chế và các thực thể siêu quốc gia v́ cho rằng đó là những sự áp đặt mang tính cưỡng chế. Theo Hazony, chủ nghĩa quốc gia, hay sự gắn kết dựa trên bản sắc chung, không phải là một tàn tích của quá khứ mà là một đức tính, thúc đẩy ḷng trung thành và khả năng tự quản, chống lại làn sóng đồng nhất hóa của chủ nghĩa toàn cầu. Ông khẳng định rằng bất kể xă hội nào, từ thời xa xưa hay đương đại đi chăng nữa, th́ chúng vẫn phát triển mạnh mẽ nhất khi bám rễ vào bản sắc tập thể, thay v́ phải phụ thuộc vào tính phổ quát áp đặt từ bên ngoài. Toàn cầu hoá có phải là chủ nghĩa đế quốc mới? Đối với các nhóm dân túy trên khắp thế giới, trong đó có phong trào MAGA của ông Trump, toàn cầu hóa đă thay thế tư tưởng của các đế chế trước đây, trở thành h́nh thái bá quyền của thế kỷ 21. Nếu La Mă hay Ba Tư xưa kia sử dụng vũ lực để thống nhất các dân tộc khác nhau, th́ toàn cầu hóa sử dụng các công cụ tinh vi hơn: các thể chế xuyên quốc gia, biên giới mở, và sự đồng nhất hóa đời sống trí tuệ, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, "tham vọng" của toàn cầu hoá lại được ví như không khác ǵ với tham vọng của các đế chế trong lịch sử loài người, t́m cách "xóa bỏ" sự khác biệt dưới một khuôn khổ chung. Trong con mắt dân tuư, giống như chủ nghĩa đế quốc trước đây, toàn cầu hóa cũng có những đặc điểm họ coi là "ngạo mạn" và "vượt quá giới hạn". Toàn cầu hoá làm suy yếu quyền tự do thông qua việc tập trung hóa, tập trung quyền lực vào các cơ quan siêu quốc gia và làm giảm quyền tự quyết của địa phương. Cơ chế này làm giảm sự đa dạng về tư tưởng, một sai lầm mà Machiavelli đă chỉ ra trong các hệ thống đế quốc từ cách đây năm thế kỷ. Ngày nay, sự hợp nhất của các phương tiện truyền thông tại Mỹ và phương Tây đă thu hẹp phạm vi truyền bá của các ư tưởng. Trong khi đó, nhiều cá nhân thuộc nhóm dân tuư cho rằng sự xuất hiện của một tầng lớp tinh hoa đồng nhất – xuất thân từ các tầng lớp kinh tế xă hội tương đồng, được đào tạo tại các cơ sở giáo dục giống nhau (Harvard, Princeton, Oxford…) và kết nối thông qua các diễn đàn toàn cầu tương tự (Davos, G7…) – lại càng củng cố thêm sự thống trị của toàn cầu hoá. Theo quan điểm này, khi tầng lớp tinh hoa của thời đại toàn cầu hoá phải đối mặt với sự phản kháng, họ thường sử dụng đến các biện pháp kiểm duyệt và cưỡng chế như một công cụ để áp đặt sự chính thống. Để hiểu tại sao quan điểm chống toàn cầu hoá lại trỗi dậy vào lúc này, cũng cần phải hiểu về cách toàn cầu hóa đă vươn lên để trở thành một tư tưởng “bá quyền” như thế nào? Nguồn gốc nằm trong thời kỳ hậu Thế chiến II, khi Hoa Kỳ trở thành một trong hai siêu cường, và t́m cách xây dựng lại một thế giới bị chia cắt thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế/thương mại. Hệ thống Bretton Woods, với việc thiết lập đồng đô la Mỹ làm đồng tiền dự trữ toàn cầu, đă đặt nền móng cho quá tŕnh này. Trong khi đó, NATO góp phần lớn để mở rộng tầm nh́n toàn cầu hoá của Mỹ trong an ninh quốc pḥng. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1991 và sự tan ră của Liên Xô khiến cho chủ nghĩa tư bản tự do, lấy toàn cầu hoá làm trung tâm, dường như không c̣n đối thủ. Luận điểm "Sự kết thúc của Lịch sử" của Francis Fukuyama đă nắm bắt tinh thần lạc quan của thời điểm đó, định h́nh toàn cầu hóa như một thắng lợi tất yếu của thị trường tự do và dân chủ. Các tập đoàn đa quốc gia và những tiến bộ công nghệ - như vận chuyển container và internet - đă đẩy nhanh sự lan rộng của toàn cầu hóa, kết nối các nền kinh tế và văn hóa thành một mạng lưới mà đến đầu những năm 2000, dường như không thể đảo ngược. Tuy nhiên, bản năng gắn kết cộng đồng mà Aristotle lập luận cách đây hàng ngh́n năm vẫn c̣n rất mạnh mẽ, được thể hiện trong sự chia rẽ của thế giới ngày nay – thành thị với nông thôn, giới tinh hoa với thường dân, các quốc gia phát triển với các quốc gia đi sau – phản ánh sự phân chia giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc. Quá tŕnh thúc đẩy sự đồng nhất hóa trong quan điểm rằng “thế giới sẽ tốt nhất nếu mọi quốc gia gắn kết với nhau” càng làm trầm trọng thêm những căng thẳng này. Khi những người ủng hộ giá trị của “cộng đồng” quốc gia cảm thấy rằng họ đang bị gạt sang lề, chắc chắn sẽ chứng kiến sự phản kháng – như có thể thấy trong các cuộc đấu tranh của nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) với làn sóng phản đối của chủ nghĩa dân túy. Ngày nay, nhiệm vụ của các nhà lănh đạo phương Tây dường như là phải t́m được sự cân bằng giữa bản tính mạnh mẽ của của bản sắc và lợi ích quốc gia, cùng với những đ̣i hỏi của một thế giới kết nối, liên tục thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên trong khối. Những thất bại trong khả năng thực hiện mục tiêu kép này đă không bị bỏ qua bởi phe dân tuư. Ở Châu Âu, các đảng cánh hữu như National Rally của Pháp và Alternative für Deutschland (AfD) của Đức coi rằng hai mục tiêu này hoàn toàn đối lập với nhau, và v́ vậy, không thể tiếp tục cách tiếp cận này. Họ coi bất kỳ hành động nào có liên quan tới toàn cầu hóa, hay khu vực hoá (trong EU) là một cuộc tấn công mang tính “tân đế quốc” vào chủ quyền quốc gia, được thực hiện bởi một tầng lớp tinh hoa quốc tế. Các đảng cánh hữu chỉ ra thẩm quyền siêu quốc gia của EU – với việc áp đặt các quy định, luật lệ từ Brussels – như một thể chế bá quyền không khác ǵ với các sắc lệnh của đề chế La Mă thời xưa, làm xói ṃn các truyền thống địa phương để phục vụ cho một nền văn hóa, một thị trường đồng nhất, mà chỉ tầng lớp tinh hoa là “bộ lạc” duy nhất trong xă hội được hưởng lợi từ mô h́nh quản trị này. Chính trị bộ lạc của Mỹ Trong khi đó tại Mỹ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bộ lạc phản ánh của một quá tŕnh chuyển đổi sâu rộng trong cấu trúc xă hội của đất nước này, và dường như không thể tránh khỏi khi “bản sắc” của một cường quốc tương đối non trẻ, mới được thành lập cách đây 250 năm vẫn c̣n trong quá tŕnh được định h́nh. Amy Chua, trong cuốn Political Tribes: Group Instinct and the Fate of Nations (Chính trị bộ lạc: Bản năng tập thể và số phận của các quốc gia), lập luận rằng thất bại của Hoa Kỳ trong việc nhận diện các động lực chính trị bộ lạc đă khiến các nhà lănh đạo liên tục mắc sai lầm, cả trong và ngoài nước. Thay v́ thừa nhận rằng con người có xu hướng gắn kết theo nhóm và hành xử dựa trên bản sắc tập thể, ngay từ khi được sáng lập, nước Mỹ đă vận hành trên một giả định rằng mọi cá nhân đều có thể được thu hút bởi các giá trị phổ quát như dân chủ và thị trường tự do. Chính sự “mù quáng nhóm” (group blindness) này đă dẫn đến hàng loạt những chính sách đối ngoại sai lầm khi Mỹ trở thành cường quốc. Từ các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Iraq, Afghanistan cho đến chính sách ủng hộ toàn cầu hóa trong thế kỷ 20, sai lầm này cuối cùng đă dẫn đến hậu quả lớn nhất diễn ra ngay trong nước, là sự trỗi dậy của phong trào dân tuư MAGA của Donald Trump như một lực lượng phản kháng toàn cầu hoá. Amy Chua lập luận rằng nước Mỹ từng thành công trong việc duy tŕ một bản sắc quốc gia bao trùm – đủ rộng để dung nạp các nhóm dân tộc và văn hóa khác nhau. Điều này có được nhờ vào hệ thống nhập cư rộng mở và nguyên tắc quyền công dân theo nơi sinh, theo đó mọi cá nhân sinh ra trên đất Mỹ đều có quyền công dân, không phụ thuộc vào nguồn gốc của cha mẹ họ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bản sắc bao trùm này đang bị thách thức bởi hai xu hướng đối lập: một mặt, chủ nghĩa dân túy cánh hữu đ̣i hỏi một bản sắc Mỹ thuần nhất hơn, nhấn mạnh vào yếu tố sắc tộc và chủ quyền quốc gia; mặt khác, các phong trào cánh tả lại thúc đẩy một h́nh thức chính trị bản sắc phức tạp hơn, trong đó các nhóm thiểu số và những cá nhân có nhiều yếu tố bản sắc giao thoa (intersectionality) được đặt ở trung tâm của diễn ngôn chính trị. Sự đối lập giữa hai quan điểm này sẽ góp phần giải thích tại sao xă hội Mỹ lại đang bị chia rẽ đến vậy. Amy Chua cũng đề cập đến một nhóm có ảnh hưởng trong chính trị Mỹ: tầng lớp tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu (cosmopolitan elites), và so sánh nó với một nhóm khác chiếm phần lớn dân số nước Mỹ – tầng lớp lao động. Những người thuộc tầng lớp tinh hoa – thường là những người có tŕnh độ học vấn cao, làm việc trong các ngành tài chính, truyền thông và công nghệ – thường ủng hộ các giá trị toàn cầu như tự do thương mại, nhập cư và đa văn hóa. Họ thường coi bản thân là “công dân toàn cầu” và ít bị ràng buộc bởi các quan niệm truyền thống về quốc gia và dân tộc, trong khi tầng lớp lao động lại coi trọng bản sắc dân tộc và ḷng trung thành với cộng đồng địa phương. Sự khác biệt giữa tầng lớp tinh hoa và tầng lớp lao động trở nên rơ rệt hơn, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong khi tầng lớp tinh hoa tiếp tục hưởng lợi từ toàn cầu hóa, nhiều người lao động Mỹ – đặc biệt là những người không có bằng đại học – cảm thấy bị bỏ rơi. Chính bối cảnh này đă tạo điều kiện cho chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, cho phép Donald Trump sử dụng sự bất măn của tầng lớp lao động để xây dựng một phong trào phản đối giới tinh hoa. Đối phó với bất trắc từ chính trị bộ lạc Theo quan điểm của Aristotle, sự trở lại của xu hướng chính trị dựa trên bản sắc cộng đồng ở Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào không phải là điều mới mẻ. Từ xưa đến nay, con người luôn hành động quyết liệt nhất khi họ tin rằng lợi ích của "nhóm ḿnh" đang bị đe dọa. Machiavelli từng cảnh báo về mối nguy khi một thực thể chính trị t́m cách vượt quá quá nhiều giới hạn, c̣n Huntington và Hazony đều nhấn mạnh tầm quan trọng của bản sắc để duy tŕ sự gắn kết cần thiết. Bởi vậy, vấn đề không nằm ở việc bản sắc cộng đồng là đúng hay sai, mà nằm ở cách các nhà lănh đạo và hoạch định chính sách dung ḥa giữa nhu cầu khẳng định, bảo vệ bản sắc riêng với thực tế toàn cầu hóa đă len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống. Không thể đóng cửa hoàn toàn, bởi thương mại, công nghệ và các mối liên kết tài chính đă làm mờ nhạt ranh giới giữa các quốc gia; nhưng cũng không thể làm ngơ trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, vốn là một phản ứng tự nhiên khi cộng đồng cảm thấy bị đe dọa. Xét cho cùng, thách thức của Hoa Kỳ, và rộng hơn là của cả thế giới, vẫn là bài toán muôn thuở về việc kết hợp giữa tính tương đồng và tính khác biệt. Các giá trị phổ quát, dù dưới vỏ bọc của chủ nghĩa đế quốc ngày xưa hay toàn cầu hóa hiện đại, luôn vấp phải sự phản kháng từ những cộng đồng coi trọng bản sắc riêng, khi lợi ích địa phương và bản sắc của họ bị xâm phạm. Có lẽ, như Aristotle gợi ư, một cấu trúc chính trị bền vững phải thừa nhận giới hạn tự nhiên của "t́nh bạn công dân", đồng thời tạo ra không gian cho các bản sắc khác nhau cùng tồn tại mà không bị ép buộc phải đồng nhất. Trong bối cảnh thế kỷ 21, khi các quốc gia vẫn đóng vai tṛ chủ đạo, con đường dung ḥa giữa xu hướng hội nhập và khát vọng giữ vững bản sắc dân tộc – hay nét riêng của từng cộng đồng – sẽ tiếp tục là một bài toán khó, đ̣i hỏi sự khéo léo của cả các nhà lănh đạo lẫn người dân trong mỗi xă hội. Bài toán này c̣n đặc biệt khó hơn khi các quốc gia phải dần hiểu rằng mỗi bộ tộc sẽ có quan điểm, lợi ích riêng của ḿnh và không thể gạt chúng sang bên lề. VietBF@ Sưu tập |
kakaka, "chính trị bộ lạc"????
|
Chính xác :animated-applause-s:animated-applause-s:animated-applause-s
|
All times are GMT. The time now is 16:35. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.