![]() |
Không phải Lưu Thiện, đây là người gây ra sự sụp đổ của Thục Hán: Nhân vật có quan hệ với Gia Cát Lượng
1 Attachment(s)
Lưu Bị trải qua muôn vàn khó khăn mới thành lập được nhà Thục Hán. Ông là một vị vua có năng lực, nhưng đáng tiếc là chỉ ba năm sau khi lên ngôi đă qua đời. Sau khi ông mất, quốc lực của Thục Hán dần suy yếu, con trai ông là Lưu Thiện cũng khó có thể chống đỡ được. V́ vậy, trước khi mất, Lưu Bị đă phó thác con trai cho Gia Cát Lượng, Lư Nghiêm và các trọng thần khác, với hy vọng Thục Hán được trường tồn.
https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1743808755 Lưu Bị trải qua muôn vàn khó khăn mới thành lập được nhà Thục Hán. (Ảnh: Sohu) Dưới sự pḥ tá tận tâm của Gia Cát Lượng và các vị đại thần, Thục Hán dần khôi phục quốc lực. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng luôn canh cánh trong ḷng ơn nghĩa của Lưu Bị, nên luôn tâm niệm sự nghiệp dang dở của ông là khôi phục nhà Hán. Do đó, ông đă dâng biểu lên Lưu Thiện, quyết tâm phát động chiến tranh Bắc phạt để chiếm lấy Trung Nguyên. Tiếc thay, cuối cùng Gia Cát Lượng cũng đă bỏ mạng trên đường Bắc phạt. Những cuộc chiến Bắc phạt liên miên đă trở thành gánh nặng cho Thục Hán, khiến quốc lực suy giảm. Mặc dù Lưu Thiện sau đó đă cố gắng duy tŕ vương triều thêm hơn 20 năm, nhưng cuối cùng vẫn không thể thay đổi vận mệnh diệt vong. Sau khi Thục Hán sụp đổ, nhiều người đổ lỗi cho sự nhu nhược của Lưu Thiện. Thế nhưng, nguyên nhân thực sự dẫn đến sự diệt vong của Thục Hán lại là một nhân vật khác, có mối quan hệ mật thiết với Gia Cát Lượng. Người đó là ai? Người khiến Thục Hán sụp đổ có quan hệ thân thiết với Gia Cát Lượng Theo trang Sohu, nhân vật đó chính là con trai của Gia Cát Lượng – Gia Cát Chiêm, một vị tướng của Thục Hán thời kỳ cuối. V́ Lưu Thiện rất tin tưởng Gia Cát Lượng, nên ông cũng dành sự tín nhiệm đặc biệt cho Gia Cát Chiêm. Khi Tư Mă Chiêu phát động cuộc chiến diệt Thục, Khương Duy chống cự quân Ngụy ở Hán Trung nhưng thất bại, buộc phải rút lui về Kiếm Các. Lúc này, quân pḥng thủ ở Thành Đô chỉ c̣n khoảng 1 vạn người, Lưu Thiện đă giao toàn bộ số quân c̣n lại cho Gia Cát Chiêm chỉ huy. Khi Đặng Ngải vượt qua Âm B́nh và tiến đánh Miên Trúc, Gia Cát Chiêm cho rằng quân của Đặng Ngải đă kiệt sức. Ông đă quyết định mở cổng thành giao chiến, kết quả là đại bại và tử trận. Điều này đă tạo điều kiện cho Đặng Ngải dễ dàng chiếm được Thành Đô mà không tốn một binh lính nào. Đối mặt với t́nh thế đó, Lưu Thiện dường như chỉ c̣n cách đầu hàng. Nếu Gia Cát Chiêm cố thủ Miên Trúc, chờ Khương Duy quay về tiếp viện, có lẽ Thục Hán vẫn c̣n một tia hy vọng đẩy lùi quân Ngụy. Tuy nhiên lịch sử không bao giờ có chữ "nếu". VietBF@ Sưu tập |
All times are GMT. The time now is 12:51. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.