![]() |
Rủi ro trong quá tŕnh xây cất từ công ty thầu TQ, bài học không chỉ cho dành riêng cho Bangkok, Thái Lan
1 Attachment(s)
https://saigonnhonews.com/wp-content...y-Unsplash.jpg
Cảnh tượng nhà cửa tan hoang sau một trận động đất lớn. (Ảnh minh họa: Çağlar Oskay/Unsplash) Sau dư chấn của trận động đất mạnh 7.7 độ richter, ṭa nhà vốn là trụ sở mới cao 30 tầng của Cơ quan Kiểm toán chính phủ Thái Lan, dù mới chỉ hoàn tất phần dàn dựng cấu trúc, đă bị rung lắc và sụp đổ hoàn toàn. Công tŕnh này là sản phẩm của liên doanh giữa công ty Italian–Thai và Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 TQ (CREC). Qua các cuộc kiểm tra ban đầu, theo hăng tin Reuters, cơ quan chức năng đă phát hiện ra loại thép được sử dụng trong công tŕnh này không đạt tiêu chuẩn. Một sự thật trớ trêu là trong khi ṭa nhà mới xây chưa xong đă bị sụp đổ, th́ ṭa tháp Sathorn Unique bỏ hoang từ năm 1997 cũng ở cùng thành phố này vẫn đứng vững. Không chỉ dừng lại ở đó, những hành động diễn ra ngay sau thảm họa này càng khiến cho dư luận thêm phần băng khoăn, lo ngại. Phía bên thầu TQ được cho là đă nhanh chóng cho xóa bỏ các h́nh ảnh, bản vẽ và nhiều thông tin có liên quan đến dự án trên mạng xă hội WeChat. Nghiêm trọng hơn, giới truyền thông Thái Lan c̣n đưa tin, Cảnh sát Hoàng gia nước này đă cho bắt giữ 4 người đàn ông TQ lúc họ cố gắng lấy đi 32 tập hồ sơ có liên quan đến ṭa nhà bị sập ra khỏi khu vực văn pḥng quản lư công tŕnh vốn đang c̣n bị phong tỏa. Những hành động này làm dấy lên các nghi vấn nghiêm trọng về một nỗ lực có hệ thống nhằm che đậy thông tin, cản trở cuộc điều tra và có khả năng là xóa dấu vết liên quan đến trách nhiệm trong vụ sập nhà này. Điều đáng nói là Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 (CREC) không hề xa lạ với Việt Nam. Chính nơi thầu này là đơn vị từng thực hiện nhận thầu xây dựng dự án đường sắt đô thị Cát Linh–Hà Đông tại Hà Nội. Dự án này, dù là tuyến metro đầu tiên của thủ đô, cũng đă trải qua một lịch sử đầy sóng gió. Khởi công từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào 2017, nhưng phải đến cuối năm 2021, tuyến đường sắt này mới chính thức vận hành thương mại. Chi phí dự án cũng bị đội lên một cách chóng mặt khi tăng hơn 60%, từ 552,86 triệu USD ban đầu lên đến 886 triệu USD. CREC thậm chí đă từng bị Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam đưa vào "danh sách đáng xấu hổ" vào năm 2014 do các vấn đề về quản lư và hiệu suất yếu kém tại chính dự án này. Kinh nghiệm từ Cát Linh – Hà Đông cho thấy những vấn đề về chậm tiến độ, đội vốn và năng lực quản lư của tập đoàn thầu này không phải là chuyện mới mẽ. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ giới hạn ở CREC hay tại Đông Nam Á. Các vấn đề về chất lượng và an toàn tại các dự án hạ tầng quy mô lớn do các tập đoàn xây dựng nhà nước TQ đảm nhận, thường được tài trợ qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hoặc các khoản cho vay ưu đăi, đă xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Serbia, chỉ vài tháng sau khi được cải tạo bởi một liên doanh có công ty con của China Railway (công ty mẹ của CREC), mái che ga tàu Novi Sad đă bị sập vào tháng 11 năm 2024, khiến cho 15 người bị thiệt mạng, gây rúng động và làm dấy lên các cuộc biểu t́nh lớn phản đối về chất lượng công tŕnh và nghi ngờ về hối lộ, tham nhũng. Ở Ecuador, con đập thủy điện Coca Codo Sinclair do Sinohydro xây dựng, dù là dự án năng lượng lớn nhất nước này, đă phải đối mặt với hơn 2,700 vết nứt kỹ thuật và các vấn đề về vận hành nghiêm trọng kể từ khi đă hoàn tất năm 2016, kèm theo đó là bê bối tham nhũng có liên quan đến việc giới chức nhận hối lộ từ công ty thầu TQ. Tại Uganda, nhà máy thủy điện Isimba do China International Water & Electric Corporation (CWE) thi công cũng bị phát hiện có hơn 500 lỗi về kỹ thuật sau khi khánh thành năm 2019, tiềm ẩn rủi ro về độ an toàn lâu dài. Ngay cả ở Pakistan, dự án thủy điện Neelum-Jhelum không chỉ chứng kiến các tai nạn lao động làm chết người trong quá tŕnh xây dựng với 4 người thiệt mạng năm 2014 và 3 người năm 2015, bao gồm cả kỹ sư TQ, mà c̣n phải cho ngừng hoạt động từ năm 2022 do lỗi nghiêm trọng về thiết kế. Những sự kiện này, từ châu Âu, Nam Mỹ đến châu Phi và Nam Á, đă vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại về mức rủi ro về mặt chất lượng, an toàn và quản lư yếu kém có thể đi kèm với các dự án hạ tầng do các công ty thầu TQ thực hiện, đặc biệt là khi yếu tố giá bỏ thầu thấp thường được đặt lên hàng đầu. Thảm họa ở Bangkok, cùng với kinh nghiệm "xương máu" từ dự án Cát Linh–Hà Đông và hàng loạt biến cố trên thế giới, chính là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ cho Việt Nam. Thực tế cho thấy, các công ty thầu TQ, bao gồm cả CREC, vẫn có sức hấp dẫn nhờ giá bỏ thầu cạnh tranh và vẫn được khuyến khích tham gia vào các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, như dự án đường sắt Việt Nam–TQ được đề cập trong cuộc gặp giữa tThủ tướng Phạm Minh Chính và CREC vào tháng 10 năm 2024 về xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền TQ và Việt Nam. Tuy nhiên, bài học từ Thái Lan và nhiều quốc gia khác cho thấy cái giá phải trả cho "giá bỏ thầu rẻ" ban đầu có thể là rất đắt sau này: chậm tiến độ xây dựng, đội vốn khổng lồ, chất lượng công tŕnh không bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro về an toàn tính mạng cho người dân và cả những khó khăn trong việc quy trách nhiệm khi có trục trặc xảy ra, như cách hành xử đáng ngờ của đám thầu tại Bangkok. Đă đến lúc Việt Nam cần đặt yếu tố về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực chứng, tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu, an toàn trong thi công và đặc biệt là uy tín, sự minh bạch của công ty thầu lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong quá tŕnh cho đấu thầu và lựa chọn đối tác xây dựng hạ tầng. Cần tăng cường năng lực giám sát độc lập, xây dựng các điều khoản hợp đồng chặt chẽ về trách nhiệm pháp lư và tài chính, bảo đảm mọi công tŕnh, nhất là những dự án sử dụng vốn ngân sách hay vốn vay từ ODA, phải đạt chất lượng cao nhất, an toàn tuyệt đối và hiệu quả bền vững lâu dài. Sự thận trọng tối đa và một chiến lược lựa chọn nơi thầu dựa trên chất lượng và trách nhiệm, thay v́ chỉ nh́n vào giá cả, là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, sự an toàn của người dân và đảm bảo tương lai phát triển bền vững của hạ tầng đất nước. Thảm kịch ở Bangkok không nên chỉ là nỗi đau của người Thái, mà phải là bài học sâu sắc cho tất cả, đặc biệt là cho Việt Nam. |
Nói làm chi cho dài ḍng, nội chuyện bọn Tàu chế ra đồ điện với với chất lượng tệ hại do giá dây đồng khá cao và đem ra bán khắp nơi khiến cho nhiều người xài đồ dùng qua điện (nhất là ở VN c̣n xài điện thế 220 V) bị mất mạng do bị điện giựt, hoặc thiết bị đang xài bổng nhiên bị hư, cháy khét lẹt mà không có lư do. Hóa ra, khi chế tạo ra, bọn Tàu sử dụng dây đồng không đúng kích thước, hoặc thậm chí không quấn đủ số tua cần thiết để có thể tiết kiệm dây đồng. Cho nên dễ gây ra cháy, nổ và đem vứt hết vô sọt rác.
Ở Cali này c̣n tệ hại hơn lúc thời ông già lụ khụ Brown c̣n làm Thống đốc. Lúc đó cầu Golden Gate cần phải cho thay thế mấy ốc bù loong bắt vô cầu, bọn Tàu bèn nhảy vô bỏ giá thầu rất rẻ, đá hết mấy công ty đấu thầu Mỹ ra. Sau đó người ta mới phát hiện ra, mấy con bù loong bắt vô cầu chưa lâu đă bị bung lên và khi t́m hiểu sâu hơn, té ra công ty thầu TQ này chẳng có kinh nghiệm hiểu biết tối thiểu ǵ về cầu cống cả, cho nên chúng cứ quơ đại mấy con bù loong dỏm để gắn vô và sau đó bị hư. Mọi chuyện sau này lại êm ru, dù cho báo chí có lên tiếng hạch hỏi nhưng thiên hạ lại "tắt đài", chỉ có nghe nói là phải thuê mướn công ty Mỹ đứng ra làm lại mới, xài đến bây giờ!! Chuyện dài nhiều tập của bọn Tàu mất dạy, tham lam và ngông cuồng này! Tiếc thay vẫn c̣n bọn giang hồ nói tiếng Việt không ngưng ca tụng, tâng bốc lũ quỹ dữ đội lốt nười này! Đau thật!! |
Không ai lạ ǵ chất lượng của đồ tàu chó làm ra, MADE IN CHINA đă thành 1 thành ngữ theo nghĩa "đồ dỏm".
|
All times are GMT. The time now is 19:41. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.