![]() |
Kư ức 30/4: "Baby in the box”, tấm h́nh đă làm thay đổi cả một đời người
1 Attachment(s)
Tấm ảnh trắng đen nổi bật lên h́nh ảnh một em bé gái nhỏ nhoi, mặc phong phanh chỉ độc nhất chiếc áo trên người, nằm trong cái hộp giấy bằng cạc-tông, tay em tḥ ra bên ngoài như đang nắm lấy tay anh trai của ḿnh, cũng nằm co quắp bên cạnh chiếc hộp ấy, và cái bát ăn xin th́ để bên cạnh. Cả hai nằm trên nền gạch của đường phố Sài G̣n.
Nhiếp ảnh gia Chick Harrity, người đă chụp bức ảnh nổi tiếng này đă tường thuật lại: "Khi tôi đang làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp h́nh về việc trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, h́nh như là tháng Hai th́ phải. Tôi c̣n nhớ ngày mà tôi chụp tấm h́nh đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của Tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về th́ đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn pḥng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một ṭa nhà lớn cùng với NBC…, gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…V́ văn pḥng của tôi nằm cuối cùng của ṭa nhà nên tôi đi ṿng phía sau cho tiện…" https://saigonthapcam.wordpress.com/...he-box_350.jpg (Minh họa) "Và trước khi đến cái góc nhà, đối diện với ṭa nhà là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi… Tôi bắt gặp một h́nh ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng cáctông, bên cạnh chiếc hộp là đứa bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái ḿnh tḥ ra, nằm co quắp và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh… Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời… Tôi thấy xúc động vô cùng và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của ḿnh với ống kính 50 ly, chụp chừng 6 hay 8 tấm ǵ đó, rồi vào văn pḥng ngay v́ tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố…" 10 ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa nghịch "No More Orphan Pictures". Bởi v́ tấm h́nh đó khi AP cho công bố ra th́ đă trở thành "tin nóng hổi" (Breaking News Story) cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc biệt là ở New York… Phong trào nhận con nuôi ở Việt Nam Khi được hỏi lư do tại sao tấm h́nh đó lại làm cho mọi người ở Hoa Kỳ hết sức chú ư đến các em mồ côi ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể tiếp: "Chuyện là như thế này, khi tấm h́nh đó được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi v́ nó không giống những h́nh ảnh khác và nó được cho đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đă liên lạc tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi…" Các báo chí th́ viết thư cho AP chúng tôi ở Sài G̣n để được giúp xin địa chỉ của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đ́nh muốn ra tay giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính v́ thế mà tôi phải làm sao t́m lại được hai em bé đó. Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong văn pḥng, tôi đưa cho họ bức h́nh và thuật lại mọi chuyện. Chỉ sau hai ngày, họ đă dễ dàng t́m ra gia đ́nh của em bé này v́ có nhiều người ăn xin ở gần văn pḥng chúng tôi làm việc lắm. Khi gặp mẹ của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đứa con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. V́ hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần Thị Hết. Tôi đă thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đ́nh ở bên Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức h́nh làm con nuôi. "Nhưng bà liền từ chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái nhà. Và bà đă làm như thế…". Cô bé năm xưa Thế rồi, nhiếp ảnh gia Chick Harrity có cơ hội gặp lại em bé trong chiếc hộp giấy hay không? Chúng ta hăy nghe ông ấy kể tiếp: "Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được một gia đ́nh người Mỹ nuôi… Mười năm sau, tôi không c̣n làm việc cho Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Ṭa Bạch Ốc th́ một hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài G̣n, gọi điện thoại báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp h́nh năm xưa sẽ có mặt tại Ṭa Bạch Ốc để gặp Tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi để gặp lại cô bé đó". Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia đ́nh bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em được đưa đến Houston để chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam… Khi tôi gặp em lúc bấy giờ, trông em thật là bé nhỏ so với độ tuổi 12… Tôi trao cho em bức h́nh tôi chụp năm xưa nhưng em làm mọi người và tôi rất ngạc nhiên v́ em từ chối nhận và tỏ vẻ rất là giận dữ… Tôi không hiểu v́ sao như thế… Rồi thời gian trôi qua, trong ḷng tôi cứ tự hỏi về điều này. "Măi cho đến ngày hôm nay, sau 32 năm kể từ ngày tôi chụp h́nh ấy, tôi mới thực sự giải tỏa được, th́ ra hồi ấy trong trí óc ngây thơ của em, em sợ rằng nếu có ai nh́n thấy bức h́nh ấy, th́ họ sẽ bắt em trả về lại Việt Nam… Hôm nay, người thiếu nữ trao giải cho tôi đă hoàn toàn khác…" Giải thưởng "Thành Tựu Một Đời" Chick Harrity, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, đă có gần 50 năm trong nghề, với 16 năm làm ở Associations Press, 10 năm làm Trưởng Pḥng Nhiếp ảnh của U.S. News và World Report và 33 năm chụp h́nh cho Ṭa Bạch Ốc. Ông đă chụp rất nhiều h́nh qua nhiều đời Tổng thống như John Kennedy, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Regan, George Bush, Jimmy Carter và Bill Clinton, những tấm h́nh của ông đều mang nhiều ư nghĩa lớn và đi vào lịch sử. Khi được trao giải cao quư "Thành Tựu Một Đời", ông đă trả lời Hội Phóng viên ảnh Ṭa Bạch Ốc rằng tất cả những tấm h́nh ông ghi lại trong 50 năm qua, mặc dù có giá trị lớn đến đâu chăng nữa, đều không làm ông vui nhất và thích nhất là tấm h́nh "Baby In The Box": "Em bé trong hộp giấy". V́ thế, trong buổi lễ trao giải này, ban tổ chức đă dành cho ông một sự bất ngờ. Ông đă kể lại giây phút ấy như sau: "Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với Tổng thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng viên Nhiếp ảnh Ṭa Bạch Ốc nói với Tổng thống Bush rằng: 'Đừng di chuyển, hăy đứng yên'. Thông thường th́ đâu có ai mà dám nói như thế với vị Tổng thống kiểu đó… Tôi không hiểu chuyện ǵ đang xảy ra đây, và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương tŕnh xướng danh tên tôi cùng với bức h́nh, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức h́nh năm xưa. Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động… Nước mắt ràn rụa trên mặt tôi. Cuộc hội ngộ diễn ra thật quá bất ngờ. Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều đă rơi lệ, ngay cả Tổng thống Bush cũng vậy… Sự kiện Trần Thị Hết Nhanny trao giải cho tôi làm tôi càng tin tưởng rằng: đây là bằng chứng mà bức h́nh của tôi đă làm thay đổi một cuộc đời và hy vọng rằng sẽ có những trường hợp khác tương tự như thế…". https://media.gettyimages.com/id/529...Itk504yy9Eg5k= (Ảnh minh họa) Người mẹ nuôi bà Evelyn Heil https://kenh14cdn.com/20333685438963...1241474135.jpg Thông tin em bé Trần Thị Hết được gia đ́nh bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi được đăng tải trên báo chí ở Hoa Kỳ Được hỏi v́ sao mà bà đă trở thành người mẹ nuôi của cô, từ thành phố Springfield, tiểu bang Ohio, bà Evelyn Heil, một nhà giáo, nay đă về hưu, đă kể lại: "Khi tôi nh́n thấy bức h́nh của em trên tờ báo ở Houston, Texas, tôi lập tức bị thu hút. Em nh́n tôi như có một sự thôi thúc kỳ lạ. Lúc bấy giờ, em được bác sĩ Denton Cooley chữa bệnh tim, đem em từ Sài G̣n sang. Năm đó là năm 1974. Theo lời cơ quan từ thiện đưa em sang Mỹ th́ mẹ em đưa em vào Cô nhi viện Holt, v́ em bị bệnh tim và bà quá nghèo không có tiền chữa bệnh cho em. Một thời gian sau, th́ mẹ em qua đời v́ bệnh sốt rét. Và không c̣n ai biết gia đ́nh cũng như anh trai của em ra sao nữa. Nhưng ở Sài G̣n lúc bấy giờ cũng không có đủ phương tiện chữa trị nên họ đă đưa em sang Mỹ. Khi tôi nh́n thấy khuôn mặt của em và bức h́nh 'Baby In The Box' đăng ngay bên cạnh trên trang báo, tôi lập tức t́m cách đến ngay bệnh viện để được ôm em vào ḷng v́ trông em tội nghiệp lắm, nét mặt đầy vẻ sợ hăi". Thưa quư vị và các bạn, việc nhận em làm con nuôi không đơn giản chút nào v́ lúc bấy giờ, danh sách xin nhận em làm con nuôi lên đến hai ngàn gia đ́nh. Thật là khó để lọt vào danh sách được tuyển chọn, tức là khoảng 5 gia đ́nh ưu tiên, rồi cuối cùng mới được chọn. Nghĩa cử cao đẹp Thế nhưng, giống như một phép lạ đă xảy ra, bà đă vượt qua hai ngàn gia đ́nh khác để đứng đầu danh sách xin nhận em làm con nuôi. Bà kể lại: "Ngày hôm ấy, tôi đưa 3 con trai của tôi đi học như thường lệ và sau đó gọi điện thoại cho nhà thương để tiếp tục hỏi thăm em và xem coi, liệu tôi có lọt vào danh sách ưu tiên không. Khi tôi được báo là tôi là người đứng đầu, tôi không thể tin nổi, một điều kỳ diệu đă xảy ra. Và cũng nên nhớ rằng, việc thất bại của Mỹ để bảo vệ Sài G̣n khiến cho em có thể trở thành em bé mồ côi tỵ nạn bất đắc dĩ. Điều này đă giúp cho việc xin em làm con nuôi được dễ dàng hơn. Và ngày 10 tháng 10 năm 1974, em đă chính thức trở thành đứa con nuôi của tôi. Gia đ́nh tôi đưa em về nhà, tôi đă có 4 đứa con trai và em trở thành công chúa trong gia đ́nh của chúng tôi". Khi được hỏi về t́nh trạng sức khỏe của em lúc bấy giờ như thế nào, bà cho biết: "Em gần như sắp chết, sức khỏe của em thật là tồi tệ, em không nói được và yếu ớt lắm. Em chỉ cân nặng 12 pounds mà lúc đó em đă 3 tuổi rồi. Con trai lớn của tôi chọn tên em là 'Nhanny'. Từ đó, tên em là 'Nhanny Heil'. Tôi đă tốn rất nhiều công sức để chăm sóc và chữa bệnh cho em. Em bị bệnh về tai, nên đă ảnh hưởng nhiều đến việc nghe và nói. Đồng thời, em c̣n thêm rất nhiều bệnh tật khác nữa. Trong nhiều năm, Nhanny bị chậm phát triển so với các trẻ em khác. Nhưng cuối cùng, th́ mọi việc cũng đâu vào đó. Nhanny đă được tất cả mọi người yêu mến". Không đầu hàng với số phận! Sau nghĩa cử thật cao đẹp của bà Evelyn Heil nhận em bé Trần Thị Hết làm con nuôi, một làn sóng xin nhận nuôi các em mồ côi Việt Nam đă dâng cao tại Hoa Kỳ, nhất là vào thời điểm trước biến cố tháng 4 năm 1975. Trong khi đó, ngoài thời gian đi dạy học, phải vất vả nuôi 4 người con trai của ḿnh, bà dành hết thời gian cho Nhanny. V́ sức khỏe và bệnh tật, Nhanny không thể nào đến trường b́nh thường như các trẻ em khác. Nhất quyết không chịu đầu hàng số phận, bà lập ra Warren Center of Learning, xin tạm dịch là "Trung tâm Học tập Warren", để em Nhanny có cơ hội được học hành tại đây. Năm 1983, để có thêm nguồn tài chính cho trung tâm, bà đă nhờ các cơ quan truyền thông hỗ trợ trong việc quyên góp. Gặp gở Tổng thống Ronald Reagan Và cũng nhân cơ hội này, bà và Nhanny được Tổng thống Ronald Reagan cùng phu nhân mời đến Ṭa Bạch Ốc. Bà kể lại: "Lúc bấy giờ, có rất nhiều phóng viên báo chí ở khắp nơi trên toàn thế giới về tham dự và muốn đặt câu hỏi với Nhanny, nhưng Nhanny cứ quả quyết đ̣i gặp Tổng thống trước đă, rồi em sẽ trả lời câu hỏi của mọi người khác. Và tôi nhớ rằng khi hai chúng tôi đang đi vào hành lang, th́ ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan cùng phu nhân xuất hiện. Ông cúi xuống ôm em vào ḷng và hỏi tai nào của em không nghe được? Em đă trả lời. Sau đó, Tổng thống nói vậy th́ hăy đi qua phía bên đó để ông cùng nghe v́ tai ông cũng bị như thế! Thật là một vị Tổng thống tuyệt vời! Sau khi tṛ chuyện với Tổng thống Reagan xong th́ chúng tôi gặp Chick Harrity. Đó là lần đầu tiên mà chúng tôi gặp gỡ ông ấy". Ngạc nhiên lẫn xúc động Thời gian trôi qua, sau lần hội ngộ đầu tiên với Chick Harity vào năm 1983 làm cho Nhanny sợ hăi, đến tháng 4 năm 2005, bà nhận được điện thoại của Hội Phóng viên ảnh Ṭa Bạch Ốc mời bà cùng Nhanny đến trao giải thưởng cho Chick Harrity. Rất ngạc nhiên lẫn xúc động, mọi chuyện tưởng chừng như đă đi vào di văng, nhưng nay lại được khơi dậy với một niềm vinh hạnh thật lớn. Bà c̣n được biết rằng, trong suốt gần 50 năm cuộc đời nhiếp ảnh, Chick Harrity bao giờ cũng tâm đắc về bức h́nh "Baby In The Box", và luôn tự hỏi cô bé trong ảnh giờ này ra sao. Với sự giúp t́m kiếm của hăng truyền thông NBC, Hội Phóng viên ảnh Ṭa Bạch Ốc đă t́m ra được điạ chỉ của mẹ con bà và trân trọng mời Nhanny đến tham dự để dành cho Chick Harrity một sự bất ngờ lớn. Thế là mọi chuyện đă xảy ra đúng như dự định. "Người may mắn nhất" Giờ đây, khi Nhanny Heil đă là mẹ của hai con và hiện định cư tại thành phố Springfield, tiểu bang Ohio, cô có tâm sự: "Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói ǵ hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đă được mẹ nuôi tôi cho tôi sống một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi c̣n có cha và các anh trai của tôi ở VN và nhiều khi, tôi tự hỏi không biết giờ này họ ra sao. Tôi không biết làm cách nào để t́m ra họ. Tôi thật không biết phải làm sao". Câu chuyện về bức h́nh "Baby In The Box" có thật nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta không thể nào giải thích nổi. 32 năm sau, có ai ngờ em bé ăn xin nghèo khổ trên vỉa hè thành phố, nằm trong chiếc hộp cạc-tông, lại thay mặt cho toàn thể giới báo chí phóng viên nhiếp ảnh Hoa Kỳ, trước mặt Tổng thống George W. Bush, để trao tặng giải thưởng cho người đă chụp h́nh ḿnh năm xưa, làm cho tất cả mọi người phải rơi lệ. Sau này, các bà sơ ở Sài G̣n đă cố gắng đi t́m mẹ và anh trai của Trần Thị Hết nhưng các "cư dân đường phố" ở vỉa hè nọ cho biết gia đ́nh bà đă chuyển ra Đà Nẵng. Một thời gian sau họ cũng được tin bà mẹ đă qua đời v́ bệnh lao phổi và không ai c̣n biết được tung tích của gia đ́nh này nữa… Và hôm nay đây, mặc dù không nói được tiếng Việt, nhưng cô luôn ghi nhớ cô là người Việt Nam, cô vẫn hằng nhớ đến những thân nhân ruột thịt của ḿnh. Ước mong một ngày nào đó, lại có điều kỳ diệu xảy ra cho cô, phải không thưa các bạn? Nguồn: The Washington Post, The Digital Journalist |
Có 3 tấm ảnh nổi tiếng lịch sử khi đề cập đến chiến tranh VN ngoài bức ảnh trên đây, mô tả các em bé đang chạy trốn cảnh bom đạn chết chóc, nhưng gây ấn tượng nhất là cảnh em bé nằm bú vú mẹ khi mẹ em đă ngă xuống chết tay c̣n ôm em này ở trong bài viết sau:
- https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1367041 "Em Bé Trên Đại Lộ Kinh Hoàng Năm Xưa & Nay" Đó là những cảnh tượng kinh hoàng nhất trong chiến tranh mà ít có người muốn nhắc đến, không phải v́ sợ "ăn mày dĩ vảng", mà chỉ muốn tránh né trách nhiệm và SỰ THẬT!! V́ đâu mà để xảy ra chiến tranh, gây ra biết bao nhiêu cảnh giết chóc vô tội vạ như thế này?? Liệu có ai biết rằng, một viên đạn, một khẩu súng, chỉ là những đồ vật vô tri vô giác, không hề biết phân biệt đâu là bạn/thù, đâu là tốt/xấu? Vậy mà khi rơi vào tay người chính trực, cầm súng bảo vệ dân tộc, tổ quốc, dùng từng viên đạn nhắm bắn kẻ thù để được vinh danh trở thành anh hùng dân tộc. C̣n nếu rơi vào tay kẻ ác th́ dù trong chiến tranh hay ḥa b́nh, đó là những tên tội phạm giết người không gớm tay, mù quáng thi hành mệnh lệnh của những kẻ đầu xỏ độc tài hung ác?? Vậy mà cho đến nay vẫn có những kẻ xấu luôn ca tụng bọn ác một cách trân tráo và đê tiện đến khó tin. |
All times are GMT. The time now is 21:01. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.