![]() |
Bàng Thống tự chọn cái chết để rời bỏ Lưu Bị? Sự thật phía sau cái chết gây tranh căi!
1 Attachment(s)
Bàng Thống đă có mặt giúp Lưu Bị vượt khó khăn nhưng rồi, dường như ông tự chọn cho ḿnh hướng đi với cái chết chờ sẵn khi Gia Cát Lượng gặp khó.
Không thể phủ nhận rằng, ở thời Tam quốc, những bậc quân sư mưu sĩ luôn đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng đối với việc định hướng chiến lược, phân chia thiên hạ, thậm chí họ c̣n có thể dùng trí lực để quyết định cả sự tồn vong của một quốc gia. Và Bàng Thống là một trong số những mưu sĩ đó, ông là quân sư của Lưu Bị và thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh. Gia Cát Lượng mời Bàng Thống Bàng Thống tự Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương thuộc Nam quận, Kinh châu. Bàng Thống có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Khi hai người c̣n nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân - một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công - chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân. Bàng Thống hiệu Phượng Sồ. Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đă thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng th́ Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng. Nghe tiếng danh sĩ Tư Mă Huy giỏi biết người, Bàng Thống t́m đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mă Huy đang hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây tṛ chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mă Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi. Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quư mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ (phượng con), Gia Cát Lượng là Ngọa Long (rồng nằm). Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công, cháy rụi hết. Sau trận Xích Bích (208), tướng Đông Ngô là Chu Du mang quân đánh chiếm Giang Lăng, Nam quận từ tay Tào Nhân (209), được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận. Bàng Thống vẫn giữ chức Công tào không được Chu Du để ư đến. Sau nhờ Gia Cát Lượng một phen liều ḿnh sang Đông Ngô, thực hiện kế sách “thuận tay bắt dê”: Vừa giải tỏa ‘hiểu lầm’ giữa Đông Ngô và Lưu Bị để cả hai tiếp tục “liên hợp kháng Tào”, vừa tiện thể sang Đông Ngô t́m kiếm hiền tài về pḥ tá cho Lưu Bị. Bàng Thống có ngoại h́nh xấu xí. Kết cục đúng như mong đợi, sau khi khóc tang Chu Du xong, Khổng Minh gặp được Bàng Thống và trao cho ông một phong thư, mong muốn ông nếu ở đây không được trọng dụng hăy về với Lưu Hoàng Thúc. Quả nhiên, Tôn Quyền vốn là người cẩn thận, thấy Bàng Thống xốc nổi, ngoại h́nh xấu xí, th́ không ưng, nên Thống mới từ biệt Giang Đông để về với Lưu Bị, đúng ư nguyện của Khổng Minh. Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung ṭng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn căi. Tiếc thay, ông lại không được khắc họa chi tiết trong bộ Tam quốc diễn nghĩa, cái chết của ông là đề tài tranh căi của rất nhiều sử học gia Trung Quốc. Có một luồng quan điểm khá gay gắt về sự tranh đấu giữa ông và Gia Cát Lượng, rằng ông bị Gia Cát Lượng hại chết. Ngọa Long - Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan Vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên của Bàng Thống sắp “đại công cáo thành” th́ t́nh h́nh đă xuất hiện “đột biến”. Khổng Minh đă gửi Lưu Bị, ông mượn chuyện “quan sát tinh tượng” lành ít dữ nhiều để khuyên Lưu Bị lui quân, trong khi Bàng Thống cũng “chiêm tinh” nhưng nêu ra quan điểm trái ngược. Vấn đề mâu thuẫn ư kiến giữa Ngọa Long - Phượng Sồ khiến Lưu Bị gặp khó khăn lớn trong việc quyết định chiến lược ở Tây Xuyên. Một mặt, Lưu rất ưu ái mưu thần quân sự tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin cẩn Gia Cát Khổng Minh “liệu sự như thần”. Về sau, để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu. Để khuyên giải Bàng Thống vốn chủ chiến, Lưu Bị nói với Bàng – “Ta nằm mơ thấy thần nhân cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn c̣n thấy đau. Liệu có phải điềm dữ chăng?”. Bàng Thống vốn tính khảng khái, đặc biệt không tin chuyện điềm báo, cho nên thẳng thắn đáp lại – “Tráng sĩ ra trận bị thương là chuyện thường, chủ công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?”. “Chủ công bị Khổng Minh che mắt. Người này cũng v́ không muốn Thống độc chiếm đại công nên mới cố t́nh khiến chủ công nghi kỵ mà thôi. Ḷng nghi kỵ thành giấc mộng, chứ nào có điềm xấu ǵ? Thống rút ruột rút gan, mong chủ công đừng nói thêm mà nên sớm quyết ngày tiến công”. Những phát ngôn của Bàng Thống thời điểm đó được các nhà sử học đương đại đánh giá là “vượt qua tầm tri thức của thời đại”. Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của ḿnh, cũng là lúc ḷng trung của ông đối với Lưu Bị “tuột dốc không phanh”. Phượng Sồ đă không c̣n muốn dốc ḷng tận tụy v́ Lưu nữa. Song bi kịch của ông cũng đến từ đây, bởi Bàng Thống luôn tôn sùng tư tưởng trung nghĩa, trung thành tuyệt đối. Chọn cái chết để từ bỏ việc pḥ tá Lưu Bị Qua sự việc trên Khổng Minh đă khiến Bàng Thống nh́n thấu sự “ngu nhân, ngu nghĩa và ngu tín” của Lưu Bị, qua đó quyết định dùng cái chết để từ bỏ việc pḥ tá Lưu Bị. Có nhiều ư kiến b́nh luận cho rằng, với khả năng quân sự điều khiển “thiên binh vạn mă” của ḿnh, nếu Bàng Thống không định tự sát th́ cho dù là cao nhân tầm cỡ Quách Gia cũng chưa chắc đánh bại được ông. Thêm vào đó, tại đèo Lạc Phượng, cho dù Bàng Thống không thể đánh thắng th́ cũng thừa khả năng bảo toàn tính mạng, khi chủ tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm chỉ là một nhân vật vô danh. Ngày nay, nhiều học giả Trung Quốc vẫn phải cảm thấy “ngỡ ngàng” trước thực tế rằng đằng sau cái chết “loạn tiễn xuyên tâm” lại là cả một kế sách tinh vi được Phượng Sồ một tay sắp đặt. Khổng Minh. Bàng Thống không c̣n, nhưng có quan điểm cho rằng tư tưởng của ông đă để lại ảnh hưởng sâu sắc tới Gia Cát Lượng. Quan điểm này được nêu ra dựa trên những hành động cụ thể của Khổng Minh, được cho là “mang tính chất ly khai và làm suy yếu” thế lực Lưu Bị: điều động Trương Phi - Triệu Vân đi nơi khác, chỉ giữ Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, từ đó chia rẽ bộ ba Lưu - Quan - Trương. Quan trọng hơn, về sau khi Gia Cát Lượng lâm vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan như Bàng Thống, ông cũng học theo cách làm lư trí của Bàng: trung thành với Thục Hán, song cuối cùng vẫn “giao thiên hạ” vào tay họ Tư Mă. VietBF@ sưu tập |
All times are GMT. The time now is 15:48. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.