![]() |
Tại sao gọi phổi là 'tể tướng' của cơ thể?
1 Attachment(s)
Nếu coi trái tim như vị vua của cơ thể, th́ phổi quan trọng chẳng kém ǵ một vị tể tướng. Để có một lá phổi khỏe mạnh, chúng ta nên tập hít thở đúng cách và tránh xa thuốc lá.
![]() Tập yoga giúp hít thở sâu và đều đặn, rất tốt cho phổi. Ảnh minh họa: M.T. Mỗi cơ quan tạng phủ đều có chức năng riêng, chúng phối hợp với nhau để cơ thể hoạt động b́nh thường. Ở phần trên tôi đă nhắc đến vai tṛ của tim trong cơ thể giống như một vị vua, có vua ắt phải có quân thần, và tể tướng bên cạnh tim chính là phổi. Có người sẽ hỏi, tại sao phổi lại là “tể tướng” của tim? Lư do rất đơn giản, v́ phổi chủ khí, là nơi trăm mạch đổ về. Phổi chủ khí tức là phổi chi phối luồng khí ra vào trong cơ thể và quản lư hoạt động hô hấp. Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí của cơ thể, đảm bảo nhịp thở đều, đường thở thông suốt. Khí ra vào cân bằng th́ tạng phủ mới được nuôi dưỡng, các chức năng sinh lư của cơ thể mới ở trạng thái b́nh thường. Nếu mầm bệnh xâm nhập vào phổi sẽ ảnh hưởng đến các chức năng sinh lư của cơ thể con người, biểu hiện cụ thể như: tức ngực, ho, khó thở, thở gấp… Phổi kiểm soát, điều ḥa khí của các cơ quan và mô bằng cách sản sinh ra tông khí. Nếu chức năng phổi b́nh thường th́ toàn bộ cơ thể sẽ có đủ tông khí, các cơ quan hoạt động thông suốt, nhịp thở ổn định; nếu hô hấp không b́nh thường sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh tông khí, gây ra các triệu chứng như: ho, khó thở, hụt hơi, giọng nói trầm, chân tay nhức mỏi. Hai chức năng nêu trên hỗ trợ lẫn nhau và đều phụ thuộc vào chức năng hô hấp của phổi, v́ đó là điều kiện cơ bản để tạo ra khí cũng như đảm bảo sự lưu thông thuận lợi của khí. Nếu chức năng hô hấp không b́nh thường dẫn đến khí bị suy yếu, phổi sẽ không hấp thụ được khí sạch và đào thải khí đục ra ngoài, dẫn đến t́nh trạng quá tŕnh trao đổi chất bị cản trở. Các hoạt động sống của con người chắc chắn sẽ dừng lại. Ngoài ra, khí ở các cơ quan tạng phủ thiếu hụt và hoạt động mất ổn định sẽ ảnh hưởng ngược lại chức năng hô hấp của phổi. Phổi có chức năng tuyên phát và túc giáng. Chức năng tuyên phát của phổi là chuyển hóa khí, khiến khí đục liên tục được đào thải ra khỏi cơ thể, thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bổ tới toàn thân, từ đó phát huy tác dụng nuôi dưỡng các cơ quan tạng phủ. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động lưu thông khí, phổi giúp điều chỉnh sự co dăn của các thớ thịt, chuyển hóa dịch cơ thể thành mồ hôi sau đó bài tiết qua lỗ chân lông. Nếu phế khí không tuyên phát sẽ gây ra các triệu chứng như: ho, nôn mửa, tức ngực, khó thở, nghẹt mũi, hắt hơi, không ra mồ hôi… C̣n chức năng túc giáng của phế khí là làm sạch và hấp thụ không khí đi vào cơ thể, tân dịch cùng tinh thủy cốc chuyển hóa từ tỳ đến phổi đều đi xuống, làm sạch các dị vật trong phổi và đường hô hấp, giữ cho đường hô hấp luôn thông thoáng, sạch sẽ. Nếu chức năng túc giáng của phổi không b́nh thường sẽ gây ra một loạt các triệu chứng như khó thở hoặc thở nông, tức ngực, ho, ho ra máu… Tuyên phát và túc giáng là hai chức năng chính của phổi, giữa chúng có mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Chức năng tuyên phát hoạt động b́nh thường th́ mới làm thông thoáng đường dẫn khí, điều ḥa hô hấp, từ đó duy tŕ sự trao đổi khí trong và ngoài cơ thể. Nhờ đó các cơ quan tạng phủ mới có thể nhận đủ khí huyết cùng tân dịch, làm ấm và nuôi dưỡng cơ thể, ngăn ngừa đàm ẩm ứ đọng. Về chức năng sinh lư, phổi chủ khí, tim chủ huyết, huyết mạch của toàn bộ cơ thể đều chảy về tim. Tim và phổi là động lực cơ bản để máu lưu thông. Máu có lưu thông b́nh thường hay không phụ thuộc vào sự thúc đẩy của tim và sự điều ḥa của phế khí. Phế khí hư nhược, tông khí thiếu hụt th́ máu tuần hoàn kém, từ đó ảnh hưởng đến chức năng chi phối huyết mạch của tim, dẫn đến các biểu hiện như: tim đập nhanh, khó thở, môi với lưỡi chuyển sang màu xanh tím. Vậy phải làm ǵ để bảo vệ lá phổi của ḿnh? Trên thực tế, cười có thể làm thông phổi, v́ trong quá tŕnh cười, khoang ngực nở ra giúp tăng dung tích phổi, kéo căng cơ ngực. Cười có thể giải phóng phế khí, điều tiết sự lên xuống của khí trong cơ thể, xua tan mệt mỏi, đẩy lùi trầm cảm, giảm tức ngực, hồi phục thể lực, thông với thận khí, tăng cảm giác thèm ăn. Nếu mỗi ngày bạn đều cười nói vui vẻ, phổi có thể hấp thụ được nhiều khí sạch và đào thải khí đục ra ngoài, đẩy nhanh quá tŕnh tuần hoàn máu, từ đó điều ḥa khí huyết của tim và phổi. Mỗi ngày, hăy cố gắng kiên tŕ tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu… để tăng cường thể lực, cải thiện chức năng phổi và ngăn ngừa bệnh tật. Thở bằng bụng cũng là một phương pháp hiệu quả giúp phổi khỏe mạnh. Chúng ta sẽ căng bụng khi hít vào và hóp bụng lại khi thở ra. Mỗi lần hít vào, cơ hoành được điều chỉnh hạ thấp xuống tối đa, thành bụng ph́nh ra để oxy đi vào đáy phổi, đáp ứng nhu cầu oxy của năo và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Đồng thời khi thở ra, cơ hoành nâng cao tối đa, thành bụng hóp lại, toàn bộ khí cacbonic sẽ được tống ra ngoài. Tuy nhiên, khi mới tập thở bằng bụng, bạn không nên vội vàng hít thở quá sâu, cũng đừng quá chú ư đến nhịp thở của bản thân để tránh gặp phải trường hợp tức ngực, khó thở… Ngoài ra, bạn cũng nên chú ư giữ cho môi trường sống trong lành, sạch sẽ. V́ chức năng sinh lư chính của phổi là trao đổi khí trong và ngoài cơ thể, đảm bảo hít vào khí sạch và thở ra khí đục, tức là hít khí oxy và thở ra khí cacbonic, từ đó đảm bảo nhu cầu cung cấp oxy của cơ thể. V́ vậy, muốn phổi khỏe mạnh phải chú ư giữ cho không khí xung quanh luôn trong lành, dù ở nhà hay nơi làm việc, hăy mở cửa sổ để thông gió và thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. |
All times are GMT. The time now is 23:32. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.