VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Tin hay Hoa Kỳ (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=256)
-   -   10 điều có liên quan đến xét nghiệm máu mà bác sĩ thường không nói cho bệnh nhân biết (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2067109)

trungthuc 07-11-2025 00:54

10 điều có liên quan đến xét nghiệm máu mà bác sĩ thường không nói cho bệnh nhân biết
 
1 Attachment(s)

(Minh họa)

Trừ khi được yêu cầu, nếu không bác sĩ thường sẽ không giải thích cho bệnh nhân nắm biết về các kết quả qua xét nghiệm máu. Trên thực tế, việc phân tích máu cho ra kết quả cả âm tính lẫn dương tính giả, và có nhiều sai sót nên nếu gặp ra chỉ số hơi bất thường (cao hay thấp) cũng chưa chắc là đă bị mắc bệnh, nhưng có nhiều bác sĩ lại không nói cho bạn hay.

(Minh họa)

Khi nào nên tiến hành đi xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu nên được thực hiện định kỳ để kiểm tra các vấn đề bệnh lư tiềm ẩn. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng cần được thực hiện ngay đối với các trường hợp đang trong giai đoạn theo dơi bệnh lư măn tính hoặc có triệu chứng bất thường về sức khỏe như:

- Mệt mỏi kéo dài, mất cân bằng thể chất.
- Khó thở, đau ngực hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh lư tim mạch

1/ Bác sĩ thường bỏ qua những thông tin tốt

Theo đúng thông lệ, bác sĩ cần trao đổi về kết quả về xét nghiệm máu với bệnh nhân, nhưng có nhiều người vẫn duy tŕ quan niệm "không có thông tin nào là tốt cả" nên họ đă giữ im lặng. Nếu xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm sinh hóa, cholesterol (mỡ máu) nằm trong giới hạn b́nh thường, bác sĩ thường sẽ không nói, nếu có cũng chỉ in gửi kết quả giao cho bệnh nhân mà không có thêm b́nh luận nào.

Theo các chuyên gia thuộc Viện tim phổi và Huyết học quốc gia Mỹ, ngay cả khi kết quả xét nghiệm b́nh thường, giới chuyên môn cũng nên trao đổi cho người bệnh biết để giải quyết vấn đề tâm lư, giúp người bệnh được an tâm, phấn khởi để phối hợp pḥng ngừa và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

2/ Mức giới hạn b́nh thường ở nam và nữ giới không giống nhau

Giá trị b́nh thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, Số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5–6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng sẽ thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ măn kinh. Đối với nhóm măn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4–5 triệu tế bào/microliter.

3/ Kết quả xét nghiệm máu có ư nghĩa khác nhau dựa trên độ tuổi

H́nh ảnh minh họa về các thành phần có trong máu

Chỉ số b́nh thường hemoglobin, một chỉ số đánh giá có bị thiếu máu hay không, cũng sẽ khác nhau theo tuổi tác, nhất là ở trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em, hemoglobin ở mức 11–13 gram/dl (g/dl) được xem là b́nh thường, trong khi đó ở đàn ông là 13,5– 17,5 g/dl, ở nhóm phụ nữ trưởng thành là 12–15,5 g/dl. Nhiều chỉ số khác cũng có mức giới hạn b́nh thường chệnh lệch nhau theo độ tuổi.

4/ Kết quả xét nghiệm "dương tính" rơ ràng không phải là thông tin tích cực

Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu tế bào h́nh liềm, xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B, kết quả được coi là "dương tính" khi phát hiện thấy các chất tạo bệnh, DNA hoặc protein. Trong những trường hợp này, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa người trong cuộc có thể bị mắc bệnh hoặc đă tiếp xúc, phơi nhiễm với nguồn gây bệnh trong quá khứ.

5/ Kết quả xét nghiệm "âm tính" thường là thông tin tốt lành

Kết quả xét nghiệm "âm tính" không phải là tin xấu hay tiêu cực. Một xét nghiệm "âm tính" có nghĩa là không phát hiện thấy chất gây bệnh hoặc một yếu tố nguy cơ đối với t́nh trạng sức khỏe hiện tại. Khi xét nghiệm máu để được kiểm tra về bệnh truyền nhiễm, hay xét nghiệm máu nhanh để phát hiện ra bệnh viêm gan C, nếu kết quả là âm tính có nghĩa tốt lành, không có bằng chứng của sự nhiễm trùng.

6/ Kết quả xét nghiệm "dương tính giả" đôi khi vẫn có

Đôi khi kết quả trả về là dương tính, nhưng thực tế bạn không hề có bệnh theo ư nghĩa dương tính, đây gọi là chỉ số "dương tính giả". V́ vậy để bảo đảm mức độ chính xác, người ta phải cho xét nghiệm nhiều lần, ở nhiều nơi để đối chứng. Chẳng hạn như riêng xét nghiệm HIV nhanh, th́ kết quả "dương tính giả" rất phổ biến. Ví dụ trong các cộng đồng nơi có tỷ lệ 1% dân số bị nhiễm virus, th́ cứ 10 xét nghiệm nhanh HIV có đến 2 là "dương tính giả".

7/ Và… có cả các kết quả xét nghiệm "âm tính giả"

Trên thực tế, kết quả xét nghiệm máu "âm tính giả" đôi khi vẫn có xảy ra, tức là người có bệnh nhưng kết quả trả về không phát hiện ra. Ví dụ, người bệnh viêm gan B trong vài tuần đến vài tháng đầu khi đi xét nghiệm HbsAg (một xét nghiệm phát hiện viêm gan B thường dùng) vẫn cho ra kết quả âm tính. V́ lư do này, việc cho xét nghiệm lại là cần thiết, nhất là nhóm người liên tục tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm.

8/ Kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế không thống nhất
Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc tham chiếu kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế là chuyện của mỗi cá nhân và chỉ áp dụng cho mục đích tham khảo. Kết quả không thống nhất giữa các pḥng xét nghiệm không phải là không thể xảy ra, v́ kết quả xét nghiệm c̣n phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như đặc điểm từng pḥng xét nghiệm.

9/ Kết quả với chỉ số xét nghiệm "bất thường" đôi khi không phải do bị mắc bệnh

Nếu kết quả thử nghiệm máu nằm ngoài phạm vi cho phép thông thường sẽ được kết luận là mắc bệnh hoặc bị rối loạn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất thường là nhất thời, không phải do bị mắc bệnh. Ví dụ, nếu đi xét nghiệm về glucose (đường huyết) mà không nhịn ăn hoặc đă uống rượu trong đêm hay đă uống thuốc th́ kết quả tại thời điểm đó có thể sẽ là bất thường.

10/ Sai sót từ con người

Mặc dù đọc sai kết quả trong xét nghiệm máu hiếm khi xảy ra, nhưng trong thực tế vẫn có tồn tại. Có nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan lẫn khách quan và đôi khi bác sĩ cũng không nói cho bệnh nhân biết. Trong đó có sai lầm của chính con người, bao gồm bệnh nhân lẫn bác sĩ. Ví dụ như do t́nh trạng lấy nhầm mẫu máu của người này với người kia, lấy mẫu máu không đúng cách, và cả ở khâu vận chuyển, lưu giữ mẫu máu trước khi cho xét nghiệm, v...v...

Cuối cùng, bạn cũng cần hiểu rơ rằng việc đi xét nghiệm máu không phải là ch́a khóa vạn năng, mà chỉ phản ảnh được một góc của bức tranh tổng quát về sức khỏe con người. Để đánh giá t́nh trạng trạng sức khỏe tổng quát cần có sự khai thác các thông tin về sức khỏe, khám toàn thân tỉ mỉ và áp dụng nhiều biện pháp thăm ḍ khác. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức hiểu biết về những xét nghiệm máu thường được làm nhất mỗi khi đến cơ sở y tế.

** Tham khảo thêm ở đây:
- https://medlatec.vn/cac-chi-so-xet-n...de-nen-luu-tam
- https://tamanhhospital.vn/cach-doc-k...et-nghiem-mau/

trungthuc 07-11-2025 01:06

Ở Mỹ, hiện nay khi bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đi xét nghiệm máu th́ họ cho biết, không cần phải nhịn ăn, nhịn uống v́ kỹ thuật xét nghiệm hiện đại cho phép bệnh nhân bỏ qua việc này mà kết quả cho ra cũng "hoàn toàn chính xác"!!. Tuy nhiên, cá nhân tôi luôn tránh ăn hoặc uống nước ngọt, cà phê trước khi đi xét nghiệm máu v́ thật sự không tin tưởng ǵ nhiều với lời khuyến cáo này. Thử hỏi, mới uống 1 lon coca xong, rồi vô xét nghiệm máu về đường huyết, liệu rằng chất ngọt đó có tan biến đi hết hay vẩn c̣n nằm trong cơ thể và dĩ nhiên nằm trong máu?? Cho nên, cứ tùy duyên mà làm, v́ theo tôi, bác sĩ, bệnh viện và các hăng dược luôn luôn cần đến bệnh nhân, nếu ai cũng biết giữ sức khỏe cho tốt th́ ngành y tế đă bị xóa bỏ từ lâu rồi! Đau nhất là chưa mắc bệnh th́ bị phán là "có bệnh và phải nhắm mắt uống thuốc suốt đời"!! Ôi, thuốc men thời hiện đại!


All times are GMT. The time now is 19:22.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05652 seconds with 8 queries